Huyện Hòn Đất là một huyện thuộc tỉnh Kiên Giang, miền Tây Nam Bộ, Việt Nam. Đây là một vùng đất giàu truyền thống lịch sử, gắn liền với các địa danh nổi tiếng và cảnh quan thiên nhiên đa dạng. Xin mời các bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau với chủ đề Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Hòn Đất (Kiên Giang).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Hòn Đất (Kiên Giang):
2. Có bao nhiêu xã, phường thuộc huyện Hòn Đất (Kiên Giang)?
Huyện Hòn Đất có 14 đơn vị hành chính cấp phường xã. Trong đó bao gồm 2 thị trấn, 12 xã.
Số thứ tự | Danh sách xã, phường |
1 | Thị trấn Hòn Đất (huyện lỵ) |
2 | Thị trấn Sóc Sơn |
3 | Xã Bình Giang |
4 | Xã Bình Sơn |
5 | Xã Lình Huỳnh |
6 | Xã Mỹ Hiệp Sơn |
7 | Xã Mỹ Lâm |
8 | Xã Mỹ Phước |
9 | Xã Mỹ Thái |
10 | Xã Mỹ Thuận |
11 | Xã Nam Thái Sơn |
12 | Xã Sơn Bình |
13 | Xã Sơn Kiên |
14 | Xã Thổ Sơn |
3. Tìm hiểu chung về huyện Hòn Đất (Kiên Giang):
Vị trí địa lý:
Huyện Hòn Đất nằm ở phía Bắc của tỉnh Kiên Giang. Địa giới hành chính của huyện Hòn Đất như sau:
-
Phía Tây Nam tiếp giáp với vịnh Thái Lan.
-
Phía Tây Bắc tiếp giáp với huyện Kiên Lương.
-
Phía Đông Nam tiếp giáp với thành phố Rạch Giá.
-
Phía Đông tiếp giáp với huyện Tân Hiệp.
-
Phía Đông Bắc tiếp giáp với huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
Đây là huyện có diện tích tự nhiên lớn nhất tỉnh Kiên Giang. Trên địa bàn huyện có một hòn cùng tên là Hòn Đất cao 260 m.
Diện tích, dân số:
Huyện Hòn Đất có tổng diện tích đất tự nhiên hơn 1.039,57 km² và dân số khoảng 156.770 người (2019), trong đó thành thị có 28.674 người (18%), nông thôn có 128.096 người (82%). Mật độ dân số đạt khoảng 151 người/km².
Địa hình:
Địa hình của huyện Hòn Đất có sự đa dạng với sự kết hợp giữa vùng đồng bằng, núi thấp và bờ biển. Đây là một đặc điểm nổi bật của huyện, góp phần tạo nên các tiềm năng kinh tế, lịch sử và du lịch.
Phần lớn diện tích của huyện là đồng bằng châu thổ, thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có độ cao trung bình chỉ từ 0,5 đến 1,5 mét so với mực nước biển. Đồng bằng ở đây được bồi đắp bởi hệ thống sông rạch chằng chịt với phù sa màu mỡ, thích hợp cho canh tác lúa nước và nuôi trồng thủy sản. Khu vực này thường có các vùng trũng, thấp, dễ bị ngập vào mùa mưa hoặc khi triều cường.
Huyện có núi Hòn Đất, là một ngọn núi đá vôi nổi tiếng, có chiều cao khoảng 100 mét. Đây là địa điểm gắn liền với các giá trị lịch sử, đặc biệt qua câu chuyện về nữ anh hùng Phan Thị Ràng. Ngoài núi Hòn Đất, huyện còn một số ngọn núi nhỏ khác, nằm rải rác tạo nên sự chuyển tiếp nhẹ nhàng giữa đồng bằng và đồi núi thấp. Những ngọn núi này không chỉ mang giá trị cảnh quan mà còn có tiềm năng khai thác du lịch và khoáng sản.
Phía Tây của huyện giáp với vịnh Thái Lan, có đường bờ biển kéo dài khoảng 18 km. Địa hình bờ biển thấp, bằng phẳng, có các bãi bồi và rừng ngập mặn. Đây là nơi thích hợp để nuôi trồng thủy sản, như tôm và cá. Một số khu vực ven biển còn giữ được nét hoang sơ, phù hợp để phát triển du lịch sinh thái.
Hòn Đất là một trong những huyện điển hình của miền Tây Nam Bộ, kết hợp giữa cảnh quan đồng bằng trù phú và núi đồi, biển cả đặc trưng.
Hệ thống sông ngòi và kênh rạch:
Kênh rạch là một phần không thể thiếu của địa hình Hòn Đất, đóng vai trò quan trọng trong giao thông đường thủy và nông nghiệp. Một số kênh lớn của huyện như: Kênh Rạch Giá – Long Xuyên, kênh Hòn Đất, kênh Tân Hiệp.
Giáo dục:
Hiện nay, trên địa bàn huyện Hòn Đất, có tổng cộng 6 trường THPT bao gồm các trường:
-
THPT Hòn Đất (thị trấn Hòn Đất).
-
THPT Sóc Sơn (thị trấn Sóc Sơn).
-
THPT Bình Sơn (xã Bình Sơn).
-
THPT Phan Thị Ràng (xã Thổ Sơn).
-
THPT Nguyễn Hùng Hiệp (xã Mỹ Hiệp Sơn).
-
THPT Nam Thái Sơn (xã Nam Thái Sơn).
Du lịch:
* Các điểm di tích:
-
Di tích lịch sử thắng cảnh Quốc Gia Ba Hòn
-
Chùa Sóc Xoài (Kiến Trúc nghệ thuật)
-
Di chỉ khảo cổ Giồng Xoài, xã Mỹ Hiệp Sơn
-
Di tích Nền Chùa, xã Mỹ Phước
-
Bia chiến thắng Sóc Xoài, xã Mỹ Lâm
-
Đề thờ đức thánh Trần Hưng Đạo, xã Sơn Kiên
* Thắng cảnh:
-
Di tích lịch sử thắng cảnh Quốc Gia Ba Hòn
-
Khu sinh thái Đồng Sen Đất Hòn
-
Tháp truyền hình Hòn Me
-
Xóm lò Đầu Doi
-
Suối Lươn
4. Quy hoạch giao thông huyện Hòn Đất (Kiên Giang):
Quy hoạch giao thông huyện Hòn Đất nằm trong Quy hoạch giao thông tỉnh Kiên Giang đến 2030, tầm nhìn đến 2050 với các tuyến giao thông huyết mạch chạy qua và được nâng cấp, xây dựng mới trên địa bàn.
Đường quốc lộ:
Huyện Hòn Đất có quốc lộ 80, đường Điện Biên Phủ chạy qua – là các trục giao thông vô cùng quan trọng trong việc xây dựng kinh tế kết hợp với củng cố quốc phòng. Mặt khác, hệ thống giao thông đường thủy rất thuận lợi cho việc vận chuyển và giao lưu hàng hóa với tỉnh Kiên Giang và các địa phương khác.
Hệ thống đường đường tỉnh (ĐT):
-
Có 04 tuyến với tổng chiều dài khoảng 85,9 km, loại kết cấu là đường nhựa
-
ĐT.970 (Đường kênh Tám Ngàn): Dài 12,3 km, điểm đầu QL 80, điểm cuối ranh tỉnh An Giang.
-
Đường hành lang ven biển phía Nam, đường bộ ven biển,
-
Đường tỉnh Tri Tôn – Hòn Đất (ĐT.969)
-
Đường Gàn Gừa – Thổ Sơn – Lình Huỳnh (ĐT.963B)
Quy hoạch hệ thống đường huyện (ĐH):
-
Nâng cấp toàn bộ ĐH.Sơn Bình đạt tiêu chuẩn cấp V đồng bằng
-
Nâng cấp tuyến ĐH.Nam Thái Sơn, ĐH.Mỹ Thái, ĐH.Mỹ Hiệp Sơn, ĐH.Kiên Hảo đạt tiêu chuẩn cấp VI đồng bằng
Tuyến đường xã:
Quy hoạch đạt cấp B đường giao thông nông thôn, mặt đường rộng 2,5 m, nền rộng 4,5m, kết cấu mặt đường bê tông xi măng hoặc láng nhựa, các cầu trên tuyến đường xã đảm bảo trọng tải tối thiểu 2,5 T. Đối với những tuyến đường thôn, ấp của xã xây dựng đạt cấp C với mặt đường rộng 2 m, nền rộng 3 m, lộ giới 18 m. Ở những xã có điều kiện, khuyến khích xây dựng cấp cao hơn (A hoặc VI).
Mục tiêu đến năm 2015 có 100% đường đến trung tâm các xã được nhựa hóa, 50% đường giao thông nông thôn được bê tông hóa. Giai đoạn đến năm 2015, xây dựng mới 92,9 km, nâng cấp 25,8 km. Giai đoạn 2016 – 2020 xây dựng mới 218,6 km, nâng cấp 193,4 km.
Đường thủy:
-
Kết hợp với hệ thống thủy lợi, nạo vét các tuyến giao thông thủy hiện nay.
-
Các tuyến kênh vận tải thủy cấp III phải đảm bảo tĩnh không cầu bắc ngang tối thiểu 7 m, khẩu độ 30m
-
Tuyến kênh vận tải thủy cấp IV tối thiểu 6 m, khẩu độ 25 m
-
Tuyến kênh vận tải thủy cấp V tối thiểu 3,5 m, khẩu độ 20 m
5. Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp huyện Hòn Đất (Kiên Giang):
Định hướng Quy hoạch phát triển nông nghiệp huyện Hòn Đất nằm trong kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và định hướng phát triển công nghiệp tỉnh Kiên Giang đến 2045, tầm nhìn đến 2050.
Theo đó, huyện Hòn Đất tập trung phát triển về công nghiệp và du lịch cụ thể như sau:
-
Phát triển cụm du lịch Hòn Đất – Hòn Me – Hòn Quéo
-
Phát triển Cụm công nghiệp Lình Huỳnh
-
Phát triển Khu đô thị mới Thổ Sơn
Các dự án phát triển du lịch: Kêu gọi đầu tư Khu du lịch dịch vụ ăn uống, nghỉ dưỡng Hàn Quéo tại núi Hòn Quéo – Hòn Khô. Khu vui chơi giải trí Sóc Sơn tại trung tâm thị trấn Sóc Sơn. Hoàn thành quy hoạch đô thị mới Thổ Sơn, đô thị Mỹ Lâm; hoàn thành hệ thống giao thông kết nối các khu du lịch.
Phát triển các mô hình kinh tế ven biển phục vụ du lịch sinh thái. Xây dựng, nâng cấp các cơ sở lưu trú, các điểm dịch vụ du lịch. Phấn đấu đến cuối năm 2025, hoàn thành công trình giao thông đầu nối từ Quốc lộ 80 đến đường vành đai ven biển đạt chuẩn cấp 5 đồng bằng.
Kêu gọi vận động các chùa miếu nâng cấp, mở rộng, chỉnh trang lại cơ sở phù hợp với phát triển du lịch của huyện. Xây dựng các sản phẩm du lịch, sản phẩm nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ có chất lượng, đặc sắc, đa dạng đáp ứng nhu cầu của du khách.
THAM KHẢO THÊM: