Huyện An Minh là một huyện thuộc tỉnh Kiên Giang nằm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Đây là một huyện ven biển, có đặc điểm nổi bật về địa lý, kinh tế và văn hóa. Bản đồ, các xã phường thuộc huyện An Minh (Kiên Giang) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin khái quát về huyện.
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện An Minh (Kiên Giang):
2. Có bao nhiêu xã, phường thuộc huyện An Minh (Kiên Giang)?
Huyện An Minh có 11 đơn vị hành chính cấp phường xã. Trong đó bao gồm 1 thị trấn, 10 xã.
Số thứ tự | Danh sách xã, phường |
1 | Thị trấn Thứ Mười Một (huyện lỵ) |
2 | Xã Đông Hòa |
3 | Xã Đông Hưng |
4 | Xã Đông Hưng A |
5 | Xã Đông Hưng B |
6 | Xã Đông Thạnh |
7 | Xã Tân Thạnh |
8 | Xã Thuận Hòa |
9 | Xã Vân Khánh |
10 | Xã Vân Khánh Đông |
11 | Xã Vân Khánh Tây |
3. Tìm hiểu chung về huyện An Minh (Kiên Giang):
Vị trí địa lý:
Huyện An Minh nằm ở phía Nam của tỉnh Kiên Giang, có vị trí địa lý như sau:
-
Phía Đông giáp huyện U Minh Thượng.
-
Phía Tây giáp Vịnh Thái Lan.
-
Phía Nam giáp huyện U Minh và huyện Thới Bình thuộc tỉnh Cà Mau.
-
Phía Bắc giáp huyện An Biên.
Diện tích và dân số:
Huyện An Minh có diện tích 590,48 km², dân số năm 2020 là 116.217 người, mật độ dân số đạt 197 người/km².
Lịch sử hình thành:
Ngày 13 tháng 1 năm 1986, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 07-HĐBT về việc thành lập huyện An Minh trên cơ sở tách 12 xã: Thuận Hòa, Nam Hòa, Đông Hòa, Tân Hòa, Tân Thạnh, Đông Thạnh, Ngọc Hưng, Đông Hưng, Tân Hưng, Vân Khánh, Vân Khánh Đông và Khánh Vân với diện tích tự nhiên 55.824 ha và 77.302 người của huyện An Biên.
Ngày 24 tháng 5 năm 1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 92-HĐBT về việc:
-
Giải thể các xã Tân Hòa, Nam Hòa, Tân Thạnh, Khánh Vân và Tân Hưng để thành lập xã An Minh Tây và thị trấn Thứ Mười Một
-
Thành lập xã An Minh Bắc thuộc huyện An Biên và chuyển xã này về huyện An Minh quản lý.
Ngày 31 tháng 5 năm 1991, Ban Tổ chức Chính phủ ban hành Quyết định số 288-TCCP về việc:
-
Sáp nhập xã Ngọc Hưng và một phần xã An Minh Tây vào xã Đông Hưng
-
Sáp nhập phần còn lại của xã An Minh Tây nhập vào xã Đông Thạnh
Huyện An Minh lúc này gồm có thị trấn Thứ Mười Một và 6 xã: An Minh Bắc, Đông Hòa, Đông Hưng, Đông Thạnh, Thuận Hòa, Vân Khánh.
Ngày 18 tháng 3 năm 1997, Chính phủ ban hành Nghị định 23-CP về việc:
-
Thành lập xã Đông Hưng A trên cơ sở 3.364 ha diện tích tự nhiên và 7.091 người của xã Đông Hưng
-
Thành lập xã Đông Hưng B trên cơ sở 8.311,99 ha diện tích tự nhiên và 10.150 người của xã Đông Hưng
Ngày 14 tháng 11 năm 2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 84/2001/NĐ-CP về việc:
-
Thành lập xã Vân Khánh Đông trên cơ sở 4.001 ha diện tích tự nhiên và 7.169 người xã Vân Khánh
-
Thành lập xã Vân Khánh Tây trên cơ sở 4.641 ha diện tích tự nhiên và 6.339 người của xã Vân Khánh
Cuối năm 2004, huyện An Minh có 11 đơn vị hành chính, bao gồm thị trấn Thứ Mười Một và 10 xã: Thuận Hòa, Đông Thạnh, Đông Hưng A, Vân Khánh Đông, Vân Khánh, Vân Khánh Tây, Đông Hòa, Đông Hưng, Đông Hưng B, An Minh Bắc.
Ngày 26 tháng 7 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 97/2005/NĐ-CP về việc thành lập xã Tân Thạnh trên cơ sở 3.956 ha diện tích tự nhiên và 10.939 người của xã Đông Thạnh.
Năm 2006, Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang bao gồm cả huyện này được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Ngày 6 tháng 4 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định 58/2007/NĐ-CP về việc thành lập huyện U Minh Thượng trên cơ sở điều chỉnh 13.376,67 ha diện tích tự nhiên và 10.877 nhân khẩu (gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã An Minh Bắc) của huyện An Minh.
Sau khi điều chỉnh, huyện An Minh còn lại 59.055,71 ha diện tích tự nhiên và 120.193 nhân khẩu, có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã: Đông Thạnh, Tân Thạnh, Thuận Hoà, Vân Khánh Đông, Vân Khánh Tây, Vân Khánh, Đông Hưng, Đông Hưng A, Đông Hưng B, Đông Hoà và thị trấn Thứ Mười Một.
4. Quy hoạch giao thông huyện An Minh (Kiên Giang):
Quy hoạch giao thông huyện An Minh nằm trong quy hoạch giao thông tỉnh Kiên Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, với các tuyến giao thông huyết mạch chạy qua và đang được nâng cấp, xây dựng mới trên địa bàn. Theo đó, nhu cầu sử dụng đất giao thông đến năm 2030 là 60 dự án, tăng thêm 165,27 ha.
Quy hoạch đất giao thông đến năm 2030 là 963,41 ha, tăng 164,59 ha so với hiện trạng năm 2024, vượt 27,19 ha so với mức tỉnh giao. Diện tích đất trên được sử dụng cho các công trình hạ tầng giao thông như sau:
-
Bến xe An Minh
-
Bến xe Khu đô thị mới Xẻo Nhàu
-
Cầu Thị trấn 11 (bắc qua kênh Tân Bằng – Cán Gáo)
-
UD.AM.DK.02 (Khannel ĐH KT1- Đoạn Đông Hòa
-
Đường ven biển (Đê quốc phòng – đoạn xã Thuận Hòa)
-
Đường ven biển (Đê quốc phòng – đoạn xã Tân Thành)
-
Đường ven biển (Đê quốc phòng – đoạn xã Đông Hưng A)
-
Đường ven biển (Đê quốc phòng – đoạn xã Vân Khánh Đông)
-
Đường ven biển (Đê quốc phòng – đoạn xã Vân Khánh)
-
Đường ven biển (Đê quốc phòng – đoạn xã Vân Khánh Tây)
-
Tỉnh lộ 965B (An Minh Bắc – Vạn Khánh thứ 11)
-
Tỉnh lộ 967 (Đoạn Thứ Bảy – Cán Gạo – Đông Hòa)
-
ĐT.967 (Thứ 7 – Cán Gạo – Đông Hưng)
-
Tỉnh lộ 967 (Đoạn Thứ Bảy – Cán Gạo – Đông Thành)
-
ĐT.967 (đoạn thứ 7 – Cán Gáo – thị trấn 11)
-
Tỉnh lộ 968 (Chín Rui – Xẻo Noni)
-
Đường huyện Thuận Hóa được mở rộng
5. Bản đồ quy hoạch huyện An Minh (Kiên Giang):
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030:
Ngày 22/6/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành Quyết định số 1545/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2022 huyện An Minh.
Theo quyết định, diện tích và cơ cấu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch đến năm 2030 của huyện An Minh được xác định với tổng diện tích là 59.048,31 ha, trong đó:
-
Đất nông nghiệp: 53.915,31 ha
-
Đất phi nông nghiệp: 5.133,00 ha
-
Đất chưa sử dụng: 0 ha
Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất trong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện An Minh bao gồm:
-
Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp: 695,61 ha
-
Chuyển dịch cơ cấu nội bộ đất nông nghiệp: 1,0 ha
-
Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở: 4,20 ha
Diện tích đưa đất vào sử dụng vào các mục đích trong kỳ quy hoạch đến năm 2030 của huyện An Minh: Đất nông nghiệp: 31,83 ha.
Về quy hoạch đô thị:
Ngày 20/6/2022 UBND tỉnh Kiên Giang ban hành Quyết định số 1498/QĐ-UBND về việc phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Thứ Bảy, huyện An Biên – An Minh, tỉnh Kiên Giang đến năm 2025.
Theo quyết định, lộ trình triển khai xây dựng các khu vực phát triển đô thị gồm tổng diện tích đô thị Thứ Bảy 320 ha theo Quyết định số 2033/QĐ-UB ngày 21/8/2002 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu đô thị mới U Minh, bao gồm 02 khu vực phát triển đô thị như sau:
Khu đô thị Thứ Bảy: Quy mô 105,5ha theo Quyết định số 2417/QĐ-UBND ngày 14/11/2011 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết Khu đô thị Thứ Bảy, huyện An Biên – An Minh, tỉnh Kiên Giang.
Chức năng, gồm:
-
Khu tái định cư giai đoạn 1 rộng 28ha
-
Khu trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, giáo dục, kết hợp dân cư rộng 44,1ha (Khu A)
-
Khu công viên cây xanh, kết hợp dân cư rộng 15,8ha (Khu B)
-
Khu công trình công cộng, kết hợp dân cư rộng rộng 17,6ha (Khu C)
Khu vực phát triển đô thị mở rộng:
-
Quy mô 214,5ha, là phần diện tích còn lại của Khu đô thị mới U Minh
-
Chức năng là khu đô thị mở rộng, gồm các chức năng công trình công cộng, giáo dục, thương mại dịch vụ, công nghiệp, kết hợp dân cư, đất dự phòng
Triển khai xây dựng sau khi thực hiện dự án Khu đô thị Thứ Bảy. Tiến hành rà soát quy hoạch theo quy định, xem xét trong quá trình thực hiện đầu tư, điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị theo Kế hoạch số 148/KH-UBND ngày 23/7/2021 của UBND tỉnh triển khai thực hiện lập quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện và quy hoạch chung đô thị trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2025.
Về quy hoạch phát triển công nghiệp:
Định hướng Quy hoạch phát triển công nghiệp huyện An Minh nằm trong kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và định hướng phát triển công nghiệp tỉnh Kiên Giang đến 2040, tầm nhìn đến 2050.
Theo đó, giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đạt 1.843 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân hàng năm 6,52%; Giá trị sản xuất ngành xây dựng đạt 1.009 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân hàng năm 2,2%.
Tập trung phát triển ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp các ngành nghề truyền thống trên cơ sở khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên, nguyên liệu và lợi thế sẵn có của huyện theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn ưu tiên phát triển ngành công nghiệp sử dụng nguyên liệu tại địa phương, tạo sự liên kết giữa các vùng nguyên liệu với các cơ sở sản xuất công nghiệp.
Quy hoạch kêu gọi đầu tư xây dựng cụm công nghiệp Thạnh Phú, xã Đông Thạnh. Tích cực huy động nguồn vốn, đa dạng hóa các hình thức đầu tư về hạ tầng giao thông, điện nước, xử lý chất thải, hoàn chỉnh mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại, khu dân cư. Nhu cầu sử dụng đất cụm công nghiệp đến năm 2030 có một dự án, tương đương với 50.000 ha.
THAM KHẢO THÊM: