Huyện Ea Súp là một huyện biên giới nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Đắk Lắk, thuộc vùng Tây Nguyên của Việt Nam. Đây được biết đến là một huyện có địa hình đa dạng với nhiều đồi núi và sông suối tạo nên cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và phong phú. Mời các bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây với chủ đề Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Ea Súp (Đắk Lắk).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Ea Súp (Đắk Lắk):
2. Danh sách các xã, phường thuộc huyện Ea Súp (Đắk Lắk):
Huyện Ea Súp có 10 đơn vị hành chính cấp phường xã. Trong đó bao gồm 1 thị trấn, 9 xã.
Số thứ tự | Danh sách xã, phường |
1 | Thị trấn Ea Súp (huyện lỵ) |
2 | Xã Cư Kbang |
3 | Xã Cư M’Lan |
4 | Xã Ea Bung |
5 | Xã Ea Lê |
6 | Xã Ea Rốk |
7 | Xã Ia Jlơi |
8 | Xã Ia Lốp |
9 | Xã Ia Rvê |
10 | Xã Ya Tờ Mốt |
3. Tìm hiểu chung về huyện Ea Súp (Đắk Lắk):
Vị trí địa lý:
Huyện Ea Súp nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Đắk Lắk. Huyện lỵ của huyện là thị trấn Ea Súp, cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 70 km. Huyện có vị trí địa lý từ 1305′ – 13025′ vĩ độ Bắc và từ 1070 01′ – 108003′ kinh độ Đông.
Huyện có địa giới hành chính như sau:
-
Phía Đông giáp các huyện Ea H’leo và Cư M’gar
-
Phía Tây giáp Campuchia
-
Phía Nam giáp huyện Buôn Đôn
-
Phía Bắc giáp các huyện Chư Prông và Chư Pưh thuộc tỉnh Gia Lai
Dân số:
Tính đến năm 2018, dân số của huyện Ea Súp là khoảng 67.120 người. Huyện này có một cộng đồng đa dạng với 29 dân tộc, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 44% tổng dân số.
4. Điều kiện tự nhiên của huyện Ea Súp (Đắk Lắk):
Địa hình:
Địa hình khu vực tương đối bằng phẳng, tạo nên vùng bán bình nguyên rộng lớn nằm kẹp giữa hai cao nguyên: Buôn Ma Thuột ở phía Đông, Đắk Nông – Đắk Min ở phía Nam.
Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 170 đến 180 m và nghiêng dần từ Đông sang Tây. Độ dốc trung bình từ 0 đến 80.
Địa hình trên địa bàn có các dạng chính sau:
-
Bắc bán bình nguyên Ea Súp: Địa hình bằng phẳng thoải dần về phía Tây bắc, tạo nên bán bình nguyên rộng, là toàn bộ lưu vực suối Ea Súp và sông Ea H’Leo.
-
Nam bán bình nguyên Ea Súp: Vùng giáp Buôn Đôn địa hình bằng thoải, có núi xen kẽ tạo nên những bán bình nguyên hẹp, địa hình thấp dần theo hướng Tây Nam.
Thổ nhưỡng:
Nhìn chung, đất đai trên địa bàn huyện được hình thành trên đá phiến sét, đá cát kết, phù sa cổ và phù sa mới hình thành. Thành phần cơ giới cát pha thịt nhẹ đến trung bình, độ phì rất thấp nên thường bị nén chặt khi khô hạn và lầy thụt khi ngập nước. Khả năng ngậm nước và giữ nước kém. Bên cạnh đó, tình trạng kết vón đá ong và đá lộ đầu xuất hiện khá nhiều.
Trên địa bàn có 4 nhóm đất ứng với 6 loại đất như sau:
* Nhóm đất đỏ vàng:
-
Đất đỏ vàng trên đá granit (fa): Diện tích 1.755 ha, chiếm 4,42 % tổng diện tích nhóm đất và 0,99% tổng diện tích đất tự nhiên.
-
Đất vàng nhạt trên đá cát (fq): Diện tích 22.247 ha, chiếm 56,07% diện tích nhóm đất đỏ vàng và 12,71% tổng diện tích đất tự nhiên.
-
Đất đỏ vàng trên đá phiến sét (fs): Đất được hình thành trên sản phẩm phong hóa của đá phiến sét. Diện tích 15.675 ha, chiếm 39,51% diện tích nhóm đất và 8,88% tổng diện tích đất tự nhiên.
* Nhóm đất phù sa: Đất phù sa ngoài suối (py): diện tích 8.328 ha, chiếm 4,76% tổng diện tích đất tự nhiên.
* Nhóm đất xám bạc màu:
-
Đất xám trên đá cát và granit (xa): Đây là loại đất có diện tích lớn nhất 98.323 ha, chiếm 84,59% tổng diện tích nhóm đất, 53,19% tổng diện tích tự nhiên.
-
Đất xám trên phù sa cổ (x): Diện tích 17.913 ha chiếm 15,41% trong nhóm đất và 10,24% tổng diện tích tự nhiên.
-
Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá (E): Diện tích 5.687 ha, chiếm 3,25% tổng diện tích tự nhiên.
Khí hậu:
Huyện Ea Súp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có tiểu vùng khí hậu cá biệt, chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu nhiệt đới lục địa cao nguyên, nhiệt độ cao, nắng nóng. Tổng tích ôn vào loại nhất Tây Nguyên, mỗi năm có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Lượng mưa trung bình:
Tổng lượng mưa trung bình 1.420 mm/năm. Đây là vùng có lượng mưa trên năm nhỏ so với các vùng khác trong tỉnh.
Mưa nhiều nhất từ tháng 8 đến tháng 10, lượng mưa tập trung đến 93,5% lượng mưa cả năm.
Lượng mưa mùa khô không đáng kể và thường bị khô hạn vào cuối mùa, tháng 1, 2 và 3 hầu như không có mưa.
Độ ẩm: Độ ẩm trung bình năm là 78,7%, độ ẩm trung bình cao nhất là 91,5%, độ ẩm trung bình thấp nhất là 46,4%.
Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là 24⁰C, nhiệt độ trung bình cao nhất 33,3⁰C, nhiệt độ trung bình thấp nhất 18,2⁰C.
Thủy văn, sông suối:
Nằm trên khu vực hạ lưu của hệ thống sông Sêrêpốk, Ea Súp có mạng lưới sông suối với mật độ dày, khoảng 0,4-0,6 km/km², nhưng hầu hết chỉ có nước vào mùa mưa.
Các sông suối trong vùng hầu hết được bắt nguồn từ phía Đông – Đông Bắc, một số suối nhỏ từ Tây nam đổ vào hệ thống sông Sêrêpôk trên đất Cam Pu Chia (gồm sông Ea Heo, suối Ea Súp, Ea Đrăng, Ea Mơ, Ya Lốp, Ea Khai,…). Đây là nguồn cung cấp nước cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, nước sinh hoạt, tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản.
Sự chênh lệch lưu lượng nước giữa mùa lũ và mùa cạn khá lớn do lượng mưa phân bố không đều trong năm, gây nên tình trạng thiếu nước vào mùa khô nên đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn của huyện.
Tài nguyên thiên nhiên:
Huyện Ea Súp còn là nơi có nguồn tài nguyên rừng tự nhiên khá phong phú, tổng diện tích đất rừng trên địa bàn là 124.664,93 ha, độ che phủ rừng đạt 73%. Trong đó, rừng tự nhiên sản xuất 103.843,76 ha, rừng tự nhiên phòng hộ 6.359,11 ha, rừng tự nhiên đặc dụng 14.462,06 ha.
Tài nguyên thực vật: Tổng trữ lượng gỗ ước tính trên 9 triệu m³, trên địa bàn có hai dạng rừng chính là:
Rừng nhiệt đới bán thường xanh: Là loại rừng có diện tích nhỏ, phân bố chủ yếu ở ven sông Ea Heo với các loài ưu thế như: bằng lăng, căm xe, dầu rái,… một số loài quý hiếm thuộc gỗ nhóm I như cẩm lai, hương, cà te.
Rừng khộp chiếm phần lớn: Đây là kiểu rừng thưa, cây lá rộng thường có một tầng duy nhất, cây ít cành và ít lá, tầng mặt cỏ vẫn phát triển được.
Tài nguyên động vật: Địa bàn huyện Ea Súp hiện nay có thể được coi như thủ phủ của đàn voi rừng. Theo phán đoán của các ngành chức năng, hiện đàn voi khu vực này còn trên 30 con, chia ra nhiều nhóm nhỏ, lẻ 3-5 con. Chúng tập trung chủ yếu tại vùng rừng núi các xã la Lốp, Ia Lơi, la Rvê sát biên giới Việt Nam – Cam Pu Chia.
5. Lịch sử hình thành huyện Ea Súp (Đắk Lắk):
Trước năm 1975, huyện thuộc quận Buôn Hồ, sau năm 1975 mang tên huyện Krông Búk.
Ngày 30-8-1977, huyện Krông Búk tách ra thành hai huyện Ea Súp và Krông Búk. Huyện Ea Súp khi đó gồm có 8 xã: Cư Suê, Cuôr Đăng, Ea H đinh, Ea Pổk, Ea Súp, Ea Tul, Krông Na, Quảng Phú.
Ngày 3-4-1980, thành lập hai xã mới lấy tên là xã Ea Tar và xã Cư MQar.
Ngày 17-1-1984, chia xã Ea Súp thành 3 xã lấy tên là xã Ea Lê, Ea Bung, xã Ea Súp. Từ đó, huyện Ea Súp có 12 xã: Cư Mgar, Cư Suê, Cuôr Đăng, Ea Bung, Ea H đinh, Ea Lê, Ea Pổk, Ea Súp, Ea Tar, Ea Tul, Krông Na, Quảng Phú.
Ngày 23-1-1984, theo Nghị định số 15-HĐBT (nay là Chính phủ), chia huyện Ea Súp thành 2 huyện: Ea Súp và Cư Mgar. Huyện Ea Súp còn lại 4 xã: Ea Bung, Ea Lê, Ea Súp, Krông Na.
Năm 1990, chia xã Ea Lê thành 2 xã lấy tên là xã Ea Lê và xã Ea qRổk.
Năm 1993, thành lập 2 xã Ea Huar và Ea Wer trên cơ sở một phần diện tích và dân số của xã Krông Na.
Ngày 21-1-1995, chuyển 3 xã Cuôr Knia, Ea Nuôi, Ea Bar của thành phố Buôn Ma Thuột về huyện Ea Súp quản lý. Từ đó, huyện Ea Súp có 10 xã: Cuôr Knia, Ea Bar, Ea Bung, Ea Huar, Ea Lê, Ea Nuôi, Ea Rốk, Ea Súp, Ea Wer, Krông Na.
Ngày 7-10-1995, chia xã Ea Bung thuộc huyện Ea Súp thành 2 xã: Ea Bung và Ya Tờ Mốt; cùng thời điểm này, tách 6 xã: Cuôr Knia, Ea Bar, Ea Huar, Ea Nuôi, Ea Wer, Krông Na để thành lập huyện Buôn Đôn. Huyện Ea Súp còn lại 5 xã: Ea Bung, Ea Lê, Ea Rổk, Ea Súp, Ya Tờ Mốt.
Ngày 24-8-1998, thành lập xã Cư Kbang trên cơ sở 8.060 ha diện tích tự nhiên và 2.435 nhân khẩu của xã Ea Lê; chia xã Ea Súp thành thị trấn Ea Súp và xã Cư Milan; thành lập xã la Lốp trên cơ sở 46.573 ha diện tích tự nhiên và 2.256 nhân khẩu của xã EaRổk.
Ngày 16-5-2006, thành lập xã la Lơi trên cơ sở 27.320 ha diện tích tự nhiên và 5.789 nhân khẩu của xã la Lốp, thành lập xã la Rvê trên cơ sở 11.316 ha diện tích tự nhiên và 1.082 nhân khẩu của xã Ea Bung, 11.398 ha diện tích tự nhiên và 2.201 nhân khẩu của xã Ya Tờ Mốt.
THAM KHẢO THÊM: