Thiên tài quân sự thay đổi vận mệnh dân tộc là ai? Để chiến thắng được những kẻ thù mạnh hơn mình rất nhiều lần ngoài ý chí quật cường và đồng lòng của nhân dân thì còn cần những chỉ huy tài hoa, những thiên tài quân sự. Bài viết sau đây chúng minh gửi đến quý bạn đọc câu trả lời cho nội dung trên.
Mục lục bài viết
1. Thiên tài quân sự người thay đổi vận mệnh dân tộc là ai?
Sau hơn 4.000 năm dựng nước và giữ nước, đất nước Việt Nam nhỏ bé đã trải qua biết bao trận chiến lớn nhỏ. Đánh bại kẻ thù mạnh hơn mình gấp nhiều lần như vó ngựa Mông Cổ chinh chiến đông tây, chinh phục toàn bộ châu Âu cũng phải dừng bước trước đất nước Việt Nam nhỏ bé. Chúng ta đã đánh bại đội quân này không chỉ một lần mà là ba lần. Hay những thời kỳ kháng chiến chống giặc ngoại xâm của các triều đại Hán, Đường, Tống, Minh… và gần đây nhất đất nước ta đã trải qua hai cuộc chiến tranh đã cướp đi hàng triệu con người ưu tú của đất nước. Ở Việt Nam ngày nay, hậu quả của chiến tranh vẫn còn tồn tại: cuộc kháng chiến chống Mỹ và cuộc kháng chiến chống Pháp. Để giành thắng lợi trong hai cuộc chiến tranh này, quân và dân ta đã chiến đấu kiên cường dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự lãnh đạo quân sự trực tiếp của một trong những thiên tài quân sự thế giới, người đã thay đổi vận mệnh dân tộc ta đó là: Đại tướng Võ Nguyên Giáp – người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam. Cùng với Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được vinh danh là vị tướng thiên tài trên thế giới.
2. Một số nét về cuộc đời và sự nghiệp của đại tướng Võ Nguyên Giáp:
Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911, tên khai sinh là Võ Giáp, bí danh là Văn. Từ năm 1925 đến năm 1926, đại tướng tham gia phong trào sinh viên ở Huế. Năm 1927, đại tướng gia nhập vào Đảng Tân Việt cách mạng (tiền thân của Đảng Cộng sản Đông Dương, nay là Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1930, trong sự kiện Xô Việt Nghệ Tĩnh đại tướng Võ Nguyên Giáp bị bắt và giam ở nhà tù Thừa Phủ (Huế). Cuối năm 1931, nhờ sự can thiệp của hội Cứu Tế đỏ, đại tướng được trả tự do nhưng nhà cầm quyền pháp đã trục xuất ông ra khỏi Huế.
Võ Nguyên Giáp lên Hà Nội, thi đỗ vào trường trung học Alberrt Saraut để hoàn thành chương trình phổ thông và lấy bằng tú tài toàn phần, sau đó học và lấy bằng cử nhân luật tại Đại học Luật Hà Nội (năm 1937). Trong thời gian ở Hà Nội, đồng chí Võ Nguyên Giáp tích cực tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương, đặc biệt là trong lĩnh vực báo chí. Ông giữ chức vụ chủ tịch Ủy ban báo chí Bắc Kỳ trong phong trào Đại hội Đông Dương, tham gia thành lập và viết bài cho báo Pháp Notre Voix (Tiếng nói của chúng ta), Le Travail (Lao động), đồng thời ông cũng trở thành biên tập viên của một số tờ báo khác. Năm 1939, đồng chí Võ Nguyên Giáp trở thành giáo viên dạy lịch sử tại Trường tư thục Thăng Long.
Năm 1940, theo sự phân công của Đảng, Võ Nguyên Giáp (cùng với đồng chí Phạm Văn Đồng) được cử về gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Đây có thể coi là cuộc gặp gỡ lịch sử dẫn đến thắng lợi của cuộc cách mạng sau này. Tại đây, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã hỏi đồng chí Võ Nguyên Giáp về tình hình cách mạng trong nước và giao cho đồng chí phụ trách công tác quân sự của nước ta. Từ đó, trong lịch sử quân đội ta cũng như lịch sử thế giới có thêm một thiên tài quân sự, và Quân đội nhân dân Việt Nam có một người anh cả thiên tài.
Ngày 22 tháng 12 năm 1944, đồng chí Võ Nguyên Giáp nhận chỉ thị của Ban Thường vụ Trung ương Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh nhận nhiệm vụ tổ chức Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân gồm 34 chiến sĩ – tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện nay. Sau khi thành lập, đồng chí Võ Nguyên Giáp là đội trưởng chỉ huy cán bộ, chiến sĩ Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân giành thắng lợi đầu tiên tiêu diệt quân Pháp ở đồn Phai Khắt và Nà Ngần. Đây được coi là chiến thắng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam sau này.
Sau khi Bác Hồ ra Chỉ thị toàn quốc kháng chiến (ngày 19 tháng 12 năm 1946), với trọng trách to lớn của mình là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng chỉ huy quân đội quốc gia và dân quân tự vệ, rồi Tổng Tư lệnh, ông là người trực tiếp chỉ đạo, xây dựng đường lối chiến tranh cách mạng của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh; trực tiếp chỉ huy, xây dựng chính sách chiến tranh cách mạng, tổ chức và triển khai các kế hoạch, chiến lược.
Ngày 20 tháng 1 năm 1948, theo sắc lệnh số 110/SL ký ngày 20 tháng 1 năm 1948, đồng chí Võ Nguyên Giáp được Bác Hồ phong quân hàm Đại tướng. Ông là một trong những vị tướng đặc biệt nhất của Quân đội nhân dân Việt Nam. Sau này, khi trả lời phóng viên nước ngoài về việc phong quân hàm Đại tướng cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Đánh thắng đại tá phong đại tá, đánh thắng thiếu tướng phong thiếu tướng, đánh thắng trung tướng phong trung tướng, thắng đại tướng phong đại tướng”. Và từ đây đã xuất hiện một vị tướng làm thay đổi vận mệnh của dân tộc ta.
Sau đó đại tướng công tác với cương vị tổng tư lệnh quân đội nhân dân Việt Nam đã chỉ đạo quân đội ta chiến đấu và giành thắng lợi trong nhiều chiến dịch như: chiến dịch
Năm 1991 đại tướng thôi chức uỷ viên trung ương Đảng, Phó Thủ tướng và nghỉ hưu. Cuối đời, đại tướng vẫn quan tâm và có một số bình luận trên báo về tình hình đất nước.
Vào ngày đất nước sạch bóng quân thù, một ngày mùa thu năm 2013 lúc 6 giờ 09 phút ngày 4 tháng 10 năm 2013, một trái tim vĩ đại đã trút hơi thở cuối cùng. Đại tướng đã theo Bác Hồ về với vĩnh hằng tại Bệnh viên trung ương quân đội 108. Đại tướng đã hưởng thọ 103 tuổi. Đại tướng đã an nghỉ tại khu vực Vũng Chùa thuộc xã Quảng Đông, Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, trên chính quê hương của Người.
3. Đường lối chỉ huy tài tình của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ:
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, khi cuộc kháng chiến toàn quốc nổ ra, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tư cách là Tổng tư lệnh kiêm Bí thư Tổng quân uỷ cùng với ý chí, lòng trung thành và dũng cảm của một người cộng sản, đại tướng trở thành linh hồn của cuộc kháng chiến. Linh hồn đó đã kết tinh và tỏa sáng trong trận quyết chiến lịch sử tại Điện Biên Phủ. Trong trận đánh lịch sử này, chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Trận này quan trọng, phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh”.
Không phụ lòng tin tuyệt đối của Đảng và Bác Hồ, đại tướng đã có những quyết định vô cùng chính xác. Quyết định chuyển từ phương châm “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc tiến chắc”. Kéo pháo ra khỏi trận địa rồi lại kéo pháo vào dội bão lửa lên đầu thực dân Pháp để rồi vào ngày 07 tháng 5 năm 1954 chúng ta làm nên một trận chiến điện biên phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Đánh bại thực dân Pháp xâm lược, từ đây người Pháp phải cúi đầu, quấn cờ rút khỏi Việt Nam, miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, chờ ngày tổng tuyển cử theo Hiệp định Giơ – ne – vơ.
Trong suốt 20 năm kháng chiến chống Mỹ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiếp tục được giao nhiệm vụ là Tổng tư lệnh Quân đội Nhân Dân Việt Nam lãnh đạo quân đội và nhân dân ta chiến đấu chống lại một siêu cường thế giới. Với tài năng quân sự thiên tài cũng như bản lĩnh của một người chiến sĩ cách mạng, Đại tướng tiếp tục đưa ra một quyết định hoàn toàn đúng đắn vào tháng 4 năm 1975 làm thay đổi vận mệnh của đất nước: “quyết định thần tốc, táo bạo để nhanh chóng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, quân đội ta tiến vào Dinh Độc Lập, tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, miền Bắc và miền Nam thống nhất làm một, đất nước thống nhất.