Tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc trên địa bàn địa phương trong các năm qua đã thu hút được sự đồng tình, ủng hộ tham gia của các cấp, các ngành và các tầng lớp Nhân dân. Cấp uỷ các cấp hằng năm đều có thông báo, kết luận chỉ đạo việc tổ chức Ngày hội. Vậy tổ chức ngày hội đoàn kết dân tộc như thế nào để đạt được thành công nhất? Dưới đây chúng tôi sẽ gửi đến bạn đọc hướng dân chi tiết tổ chức ngày hội đại đoạn kết dân tộc.
Mục lục bài viết
1. Giới thiệu về ngày hội đại đoàn kết dân tộc:
Lịch sử dân tộc Việt Nam ta từ trước tới nay luôn được kế thừa và phát huy. Có được điều đó là nhờ việc xây dựng và phát huy sức mạnh nội sinh của dân tộc được chú trọng, đặc biệt là sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Đại đoàn kết dân tộc đã trở thành tư tưởng chủ lưu của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng như trong Cách mạng xã hội chủ nghĩa. Tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam luôn gắn liền với ý thức dân tộc, tinh thần hoà hợp dân tộc, đoàn kết toàn dân tộc đã được xây dựng và vun đắp qua hàng nghìn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước đã tạo nên một truyền thống bền vững ăn sâu vào suy nghĩ, hành động và trái tim của từng con người Việt Nam. Đối với mỗi người dân Việt Nam lòng yêu nước và đoàn kết đã trở thành một tình cảm tự nhiên.
Ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra Nghị quyết về việc thành lập Hội Phản đế Đồng minh. Đây là hình thức tổ chức đầu của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam và hiện nay là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Điều 11 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (năm 2015) quy định: “Ngày 18 tháng 11 hằng năm là Ngày truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và là Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc”.
“Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” ở khu dân cư năm 2016 nhân dịp kỉ niệm 86 năm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2016) , được tổ chức đúng dịp có nhiều sự kiện trọng đại và là thời điểm toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVIII và năm đầu Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, đồng thời cũng tổ chức quán triệt triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ Tư khoá XII của Đảng về công tác xây dựng Đảng.
Sau khi có quyết định của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ngày hội đại đoàn kết toàn dân ở khu dân cư ngày càng được chú trọng tổ chức và diễn ra với nhiều hình thức đa dạng và phù hợp với đặc điểm của mỗi địa phương. Ngay tại các vùng khó khăn, dân tộc miền núi, ngày hội cũng mang nhiều bản sắc văn hoá và thu hút đông quần chúng Nhân dân tham dự và thực sự trở thành ngày hội của cả dân tộc.
Ngày hội đại đoàn kết đã tôn vinh các giá trị truyền thống quý báu của dân tộc. Qua ngày hội, những nét văn hoá truyền thống của từng khu dân cư và từng dân tộc trên địa bàn sẽ tiếp tục được giữ gìn và phát huy. Thêm vào đó là tinh thần đoàn kết, chia sẻ, tương thân tương ái, hỗ trợ lẫn nhau khi có thiên tai, lũ lụt. Qua đó, góp phần thực hiện hiệu quả các tiêu chí “Xây dựng gia đình văn hoá”, “Gia đình văn hoá ở khu dân cư” và xây dựng những gia đình tiêu biểu có “Ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền”. .. Cùng với việc xây dựng nếp sống mới là việc đấu tranh chống lại những hủ tục như: mê tín, dị đoan. Xoá bỏ dần những tệ nạn trong xã hội như: nghiện hút, cờ bạc, mại dâm, ma tuý, rượu chè, cờ bạc. ..
Ngày hội đại đoàn kết dân tộc góp phần động viên các tầng lớp Nhân dân thi đua thực hiện tốt những mục tiêu kinh tế, văn hoá, xã hội ở địa phương.
2. Hướng dẫn tổ chức ngày hội đại đoàn kết dân tộc- kịch bản dẫn chương trình:
Kính thưa các vị đại biểu khách quý!
Kính thưa quý vị đ/c Trưởng ban CTMT thôn và bà con nhân dân thôn. ………
Trong không khí phấn khởi của toàn Quân và toàn dân sôi nổi thi đua chào mừng kỉ niệm những ngày lễ lớn năm. ……….., lập thành tích chào mừng thành công Đại hội Đảng bộ thành phố. ………….. lần thứ. ….., chào mừng 89 năm ra đời Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam và hướng về đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ. …. của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hôm nay, ngày. …. tháng. ….. năm. ……….., Ban công tác Mặt trận cùng cán bộ và nhân dân thôn Trường Xuân tổ chức ngày hội đại đoàn kết dân tộc ở khu dân cư. Đây là hoạt động rất thiết thực trong đời sống cộng đồng khu dân cư Thôn. ……………, ngày hội nhằm tôn vinh vai trò dân tộc và đại đoàn kết dân tộc, ghi nhận và biểu dương những tập thể và cá nhân đã có thành tích trong phát triển kinh tế và xây dựng đời sống văn hoá mới trong cộng đồng khu dân cư. Rất vinh dự cho nhân dân Thôn. ……… đến dự với ngày hội đại đoàn kết dân tộc hôm nay còn có sự góp mặt của những vị khách quý!
Xin trân trọng giới thiệu!
Về phía huyện có:
………
(Đề nghị chúng ta nhiệt liệt chào mừng)
Về phía phường có:
………
(Đề nghị chúng ta nhiệt liệt chào mừng)
Về phía thôn có:
………
Vai trò đông đảo các cụ, ông, bà và nhân dân thôn. ……. cũng về tham dự.
(Đề nghị chúng ta nhiệt liệt chào mừng)
– Nhân đây tôi xin trân trọng kính mời ông. ……….. trưởng BCTMT thôn. ……….. lên ôn lại lịch sử và truyền thống của mặt trận tổ quốc Việt Nam và vị trí, vai trò của MTTQVN trong sự nghiệp cách mạng hiện nay.
– Tiếp theo chương trình xin chân trọng kính mời ông. ………….. Trưởng thôn. ………… lên thông qua báo cáo tổng kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, đề án đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của MTTQ, các nội dung cụ thể trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.
– Tại hội nghị đã được nghe Ông. ………. – Trưởng thôn. ………… lên thông qua báo cáo tổng kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, đề án đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của MTTQ, các nội dung đề án trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.
– Sau đây xin mời các vị đại biểu đại diện hộ gia đình có ý kiến đóng góp vào bản báo cáo:
– Tiếp theo chương trình xin trân trọng giới thiệu ông. ……TBCTMT thôn. ……. công bố các hộ gia đình đạt gia đình văn hoá năm. ……….
– Xin trân trọng kính mời ông. ………. trưởng thôn. ………. thông qua danh sách và trao tặng phần thưởng cho tất cả hộ gia đình là những tấm gương điển hình có nhiều thành tích trong công tác thi đua yêu nước, hưởng ứng cuộc vận động và tổ chức những việc làm cụ thể nhằm xây dựng cộng đồng dân cư của chúng ta ngày càng đoàn kết, ngày càng vững mạnh.
Kính thưa các vị đại biểu!
– MTTQVN kế thừa và phát triển truyền thống đại đoàn kết dân tộc ngay từ lúc mới thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn coi trọng và mở rộng sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, lấy sức mạnh dân tộc kết hợp vói sức mạnh thời đại, sức mạnh truyền thống với sức mạnh quốc tế, Dẫn dắt nhân dân Việt Nam liên tiếp giành được những thắng lợi to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập của dân tộc và tự do hạnh phúc của nhân dân như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết như một chân lý:
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công và đại thành công.
3. Hướng dẫn tổ chức ngày hội đại đoàn kết dân tộc:
3.1. Tổ chức tốt công tác tuyên truyền:
(1) Nội dung tuyên truyền:
Tuyên truyền về lịch sử và các hoạt động của MTTQ Việt Nam 91 năm qua; về việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Mặt trận các cấp; về những tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tích cực tham gia các cuộc vận động và các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương và khu dân cư; những thành tích xuất sắc, điển hình về công tác phòng, chống dịch Covid-19; về các mô hình, cách làm tốt về thực hiện quyền tự quản của Người dân ở cộng đồng. .. (có tài liệu tuyên truyền kèm theo) .
(2) Hình thức tuyên truyền:
Tuyên truyền qua đài truyền thanh, truyền hình của cơ sở; các cuộc thảo luận khu dân cư và hoạt động của các đoàn thể Nhân dân; dựng các cụm panô, áp phích, khẩu hiệu ở những khu dân cư, địa bàn có đông dân cư; các cơ quan, đơn vị treo áp phích, biểu ngữ tuyên truyền nhân lễ kỉ niệm 91 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
3.2. Triển khai thực hiện các hoạt động ở cộng đồng:
(1) Đánh giá kết quả thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua ở cộng đồng dân cư, xác định phương hướng, nhiệm vụ thực hiện năm tới; động viên, khuyến khích những hộ gia đình, cá nhân tích cực đóng góp vật chất, tài chính và ngày công cho cộng đồng, thống nhất thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19.
(2) Thăm hỏi và tặng quà cho gia đình chính sách, người có công với cách mạng và những đồng chí nguyên là cán bộ Mặt trận qua các thời kỳ; biểu dương những cá nhân và hộ gia đình điển hình; động viên và hỗ trợ gia đình nghèo trên địa bàn dân cư.
(3) Đánh giá những hoạt động của cộng đồng triển khai và những hoạt động cộng đồng phối hợp thực hiện, các hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng.
(4) Trao tặng Nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo và hộ gia đình chính sách.
(5) Động viên các hộ gia đình treo cờ Tổ quốc trong thời gian diễn ra Ngày hội; tích cực làm sạch đường làng, ngõ xóm, trồng và chăm sóc vườn hoa, cây xanh góp phần xây dựng khu dân cư sáng – xanh – sạch – đẹp.
3.3. Tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc:
(1) Thành phần tham dự Ngày hội: Đông đảo Người dân hoặc đại diện gia đình ở khu dân cư, liên khu dân cư; người dân đang sinh sống xa quê; cán bộ, chiến sĩ công tác tại các cơ quan, tổ chức và lực lượng vũ trang cùng cấp có trụ sở trên địa bàn. Mời các tổ chức, đơn vị và cá nhân tích cực đóng góp, ủng hộ xây dựng cộng đồng dân cư. Mời các đồng chí lãnh đạo Cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể cùng cấp và đại diện lãnh đạo cơ quan, đơn vị đoàn thể của thôn, xã về tham dự Ngày hội.
(2) Chủ trì và quy mô tổ chức Ngày hội:
Tuỳ theo điều kiện cụ thể của mỗi địa bàn, chính quyền xin ý kiến với cấp uỷ để việc tổ chức Ngày hội được thực hiện quy mô và số lượng đại biểu sát với tình hình thực tế của các khu dân cư, tình hình chống dịch và đảm bảo khả năng chủ trì tổ chức theo một trong những hình thức sau:
– Tổ chức Ngày hội ở 01 khu dân cư: do Ban Công tác Mặt trận chủ trì;
– Tổ chức Ngày hội từ 02 khu dân cư trở lên: do Ban Công tác Mặt trận cấp khu dân cư phối hợp chủ trì;
– Tổ chức Ngày hội trong phạm vi toàn bộ xã (phường, thị trấn) : do Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã, phường, thị trấn chủ trì, phối hợp với Ban Công tác Mặt trận khu dân cư thực hiện.
(3) Trang trí, khánh tiết (có Phụ lục kèm theo) .
(4) Thời gian tổ chức Ngày hội: Từ ngày. … đến hết ngày. ….
(5) Chương trình Ngày hội (có Phụ lục kèm theo) .
4. Chương trình ngày hội đại đoàn kết dân tộc:
Phần Lễ (tổ chức không quá 90 phút) :
– Văn nghệ chào mừng;
– Chào cờ;
– Tuyên bố lý do giới thiệu đại biểu kết hợp ôn truyền thống 91 năm MTTQ Việt Nam;
– Báo cáo của Ban Công tác Mặt trận khu dân cư (hoặc liên Ban Công tác Mặt trận khu dân cư hoặc của Uỷ ban MTTQ cấp xã) .
– Các đại biểu trao đổi và giải trình;
– Chủ trì phát biểu tiếp thu và giải trình (nếu có) ;
– Biểu dương, khen thưởng các tổ chức, gia đình và cá nhân điển hình có thành tích tiêu biểu tham gia xây dựng cộng đồng dân cư, đặc biệt là trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid – 19;
– Mời lãnh đạo cấp trên phát biểu và tặng quà (nếu có) ;
– Phát động Nhân dân ở cộng đồng dân cư hăng hái tham gia đóng góp thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của khu dân cư và của xã (phường, thị trấn) năm tới đặc biệt
– Phát biểu khai mạc và kết thúc phần Lễ.
Phần Hội (có thể tổ chức trước hoặc sau phần Lễ) :
Tổ chức các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể thao, các trò chơi dân gian đặc trưng của địa phương và sinh hoạt văn hoá cộng đồng (chú ý phát huy bản sắc văn hoá đặc trưng của vùng, của địa phương tạo khí thế sôi động trong Ngày hội) .
5. Ý nghĩa ngày hội đại đoàn kết dân tộc
Các hoạt động thiết thực của ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư là các nhân tố tích cực, đã góp phần nâng cao đời sống của Nhân dân. Đời sống vật chất và tinh thần của một bộ phận không nhỏ quần chúng Nhân dân được cải thiện, lối sống được cải thiện. Qua ngày hội, nhiều khu dân cư đã sáng tạo thêm những hình thức khác nhau như: chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tổ chức sản xuất, tạo việc làm, thành lập những đội khuyến nông, thú y, khuyến ngư, thúc đẩy các tiến bộ kỹ thuật, giúp đỡ nhau về kỹ thuật, giống cây trồng, vật nuôi. ..
Ngày hội đại đoàn kết dân tộc góp phần quan trọng xây dựng tổ chức Đảng, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể Nhân dân ngày càng lớn mạnh.
Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư tạo thuận lợi cho việc phát huy vai trò người chủ thực sự của Nhân dân, góp phần thực hiện quyền dân chủ ở địa phương, tạo ra được một môi trường đoàn kết, gắn bó, mật thiết giữa Đảng với Nhân dân. Giúp Đảng nghe được những ý kiến, những nguyện vọng của Nhân dân trong đời sống. Qua đó góp phần xây dựng Đảng ngày càng hoàn chỉnh hơn phương thức lãnh đạo.
Ngày hội đại đoàn kết các dân tộc ở khu dân cư hằng năm đã, đang và sẽ ngày càng mở rộng và không ngừng được phát huy mạnh mẽ nhờ đổi mới cả về hình thức tổ chức lẫn nội dung. Trách nhiệm của mỗi người Việt Nam là cần thiết để góp phần phát huy hơn nữa sức mạnh đoàn kết tại địa phương để qua đó tạo thành nguồn sức mạnh tổng hợp, to lớn của toàn dân tộc, tạo động lực to lớn nhằm góp phần thực hiện thành công mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.