Đề thi giữa học kì 1 môn Mĩ thuật lớp 6 năm 2024 - 2025 có quy định cụ thể về nội dung, mức độ của đề thi kèm theo giúp quý thầy cô tham khảo xây dựng đề thi giữa học kì 1 cho học sinh. Với các đề thi giữa học kì 1 môn Mĩ thuật 6, các em sẽ nắm vững cấu trúc đề thi, biết cách phân bổ thời gian làm bài hợp lý nhằm đạt kết quả cao trong bài thi giữa học kì 1 sắp tới.
Mục lục bài viết
1. Ma trận đề thi giữa học kì 1 Mĩ thuật 6 năm học 2024 – 2025:
Nội dung kiểm tra | Đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá |
Mĩ thuật ứng dụng | * Yếu tố và nguyên lí tạo hình Lựa chọn, kết hợp: – Yếu tố tạo hình: Hoạ tiết trang trí đơn giản bằng các chấm, nét, hình, khối, màu sắc, đậm nhạt, chất cảm, không gian, vật liệu chất liệu tạo nên sản phẩm. – Nguyên lí tạo hình Cân bằng, tương phản, lặp lại, nhịp điệu, nhấn mạnh, chuyển động, tỉ lệ, hài hoà. * Thể loại, kết hợp: – Thiết kế công nghiệp, thiết kế đồ họa (in) – Trang trí sản phẩm ứng dụng * Hoạt động thực hành và thảo luận – Thực hành sáng tạo sản phẩm mĩ thuật thiệp chúc mừng theo nội dung thiết kế tự chọn (2D, 3D) – Sản phẩm thực hành của HS * Định hướng chủ đề – Tìm hiểu ý nghĩa của các ngày lễ, ngày kỉ niệm từ đó tìm ý tưởng, chất liệu, họa tiết trang trí để tạo được một sản phẩm thiệp chúc mừng
| * Nhận biết: – Biết lựa chọn chất liệu để thiết kế thiệp chúc mừng – Thiết kế thiệp chúc mừng phù hợp bằng nhiều hình thức khác nhau (xé, dán, in, vẽ) * Thông hiểu: – Biết cách sử dụng số chất liệu/vật liệu trong thực hành sáng tạo. – Biết sử dụng chất liệu để thiết kế thiệp chúc mừng – Hoạ tiết trang trí đơn giản – Gam màu theo ý thích * Vận dụng: – Vận dụng được nguyên lí cân bằng và một số yếu tố tạo hình vào – Thiết kế được thiệp chúc mừng thể hiện hoạ tiết trang trí theo ý tưởng, bằng nhiều nguyên vật liệu khác nhau – Hình khối phù hợp, sinh động – Hoạ tiết đẹp; có ý tưởng – Màu sắc có trọng tâm, có đậm có nhạt – Nhận xét, đánh giá được sản phẩm cá nhân, nhóm. * Vận dụng cao: – Sáng tạo vận dụng chất liệu từ những đồ vật, vật liệu sẵn có thành sản phẩm mới. – Biết ứng dụng sản phẩm vào thực tế đời sống. – Hoạ tiết đẹp, sáng tạo, rõ trọng tâm – Màu sắc có cảm xúc, rõ trọng tâm, phù hợp với thiệp chúc mừng |
2. Đề thi giữa học kì 1 mĩ thuật 6 năm học 2024 – 2025:
2.1. Đề số 1:
a) Nội dung đề
Câu 1: Em hãy thiết kế quà lưu niệm có sử dụng hình ảnh ngôi nhà.
Câu 2: Viết một số thông tin giới thiệu về sản phẩm (Đặt tên sản phẩm, chất liệu/vật liệu, ý tưởng thiết kế…).
b) Yêu cầu
- Hình thức tạo hình: 2D hoặc 3D (có thể kết hợp vẽ với in hoặc xé dán)
- Chất liệu/vật liệu: Tự chọn (họa phẩm, giấy…).
- Kích thước: Tùy thích.
Hướng dẫn đánh giá nội dung kiểm tra và xếp loại
Phiếu ĐG nội dung KT và hướng dẫn xếp loại theo mức độ ĐG |
1. Thể hiện được mục đích sử dụng của sản phẩm quà lưu niệm có sử dụng hình ảnh ngôi nhà. 2. Hiểu và ứng dụng được sản phẩm quà lưu niệm vào đời sống. 3. Vận dụng được yếu tố tạo hình trong thực hành thiết kế sản phẩm quà lưu niệm có sử dụng hình ảnh ngôi nhà. 4. 4. Giới thiệu, nhận xét được sản phẩm quà lưu niệm có sử dụng hình ảnh ngôi nhà. (cá nhân/nhóm). 5. Chia sẻ được kinh nghiệm trong thực hành, sáng tạo sản phẩm quà lưu niệm có sử dụng hình ảnh ngôi nhà. |
Xếp loại: – Chưa đạt: HS chỉ đạt được tiêu chí 1, tiêu chí 2 hoặc cả 2 tiêu chí 1 và 2 trong 5 tiêu chí. – Đạt: HS đạt được ít nhất 3 tiêu chí (1, 2, 3); 4 tiêu chí (1, 2, 3, 4) hoặc cả 5 tiêu chí. |
2.2. Đề số 2:
Nội dung: Em hãy vẽ một bức tranh về đề tài học tập
Yêu cầu: Kích thước: Cỡ giấy A4 Màu sắc: Tuỳ chọn
Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Mĩ thuật 6 năm 2022 – 2023
Yêu cầu cần đạt | Đánh giá | Xếp loại |
– Nội dung: Phù hợp với đề tài học tập. – Bố cục: Chặt chẽ, có tính sáng tạo. – Hình ảnh: Phù hợp với nội dung. – Màu sắc: Hài hòa, hợp gam, hợp nội dung. | Đạt loại giỏi |
Đạt (Đ) |
– Nội dung: phù hợp với đề tài học tập. – Bố cục: có chính, có phụ. – Hình ảnh: phù hợp với nội dung. – Màu sắc: biết phối màu nhưng chưa rõ trọng tâm. | Đạt loại khá
| |
– Nội dung: đạt yêu cầu. – Bố cục: chưa hợp lý, còn rời rạc. – Hình ảnh: chưa cô đọng, chưa có sự chọn lọc. – Màu sắc: chưa hài hòa, còn cẩu thả. | Đạt loại trung bình | |
– Nội dung: đạt yêu cầu. – Bố cục: rời rạc. – Hình ảnh: chưa nói lên được nội dung. – Màu sắc: thiếu đậm, vẽ màu cẩu thả, chưa xong. | Loại dưới trung bình |
Chưa đạt (CĐ) |
2.3. Đề số 3:
Đề bài: Em hãy thực hiện bài vẽ:
SÁNG TẠO HỌA TIẾT TRANG TRÍ
Em hãy chọn 1 mẫu hoa, lá hoặc con vật tùy thích để thực hành sáng tạo họa tiết.
Khổ giấy A4
Chất liệu vẽ: Sáp, chì màu, màu nước…(Tùy chọn).
Mức độ Năng lực MT | Mức độ | |||
Biết | Hiểu | Vận dụng | ||
Mức 1 (Vận dụng thấp hoặc trung bình). | Mức 2 (Vận dụng sáng tạo hoặc ứng dụng thực tiễn). | |||
Quan sát và nhận thức | Biết tìm hiểu, sưu tầm các hình ảnh màu sắc họa tiết theo quy tắc đơn giản.
| Thể hiện được rõ nội dung, mô phỏng tương đối đúng theo phong cách thể hiện màu sắc họa tiết theo quy tắc đơn giản. | Thể hiện được rõ nội dung, mô phỏng tương đối đúng theo phong cách thể hiện màu sắc họa tiết theo quy tắc đơn giản. | Thể hiện được rõ nội dung, mô phỏng tương đối đúng theo phong cách thể hiện màu sắc họa tiết theo quy tắc đơn giản. |
Sáng tạo và ứng dụng | Thực hiện được phác thảo, ý tưởng bố cục thông qua tác phẩm. | Vẽ được tranh mô phỏng được một vài hình ảnh theo phong cách thể hiện màu sắc họa tiết theo quy tắc đơn giản. | Vẽ được tranh mô phỏng được một vài hình ảnh theo phong cách thể hiện màu sắc họa tiết theo quy tắc đơn giản. | Thể hiện ý tưởng sáng tạo qua cách sắp xếp bố cục màu sắc họa tiết theo quy tắc đơn giản. |
Phân tích và đánh giá | Nhận xét, đánh giá tác phẩm về bố cục, hình vẽ, màu sắc. | Giải thích được sự lựa chọn nội dung, hình ảnh, màu sắc, cách sắp xếp bố cục thông qua tác phẩm. | Nêu được nhận xét tác phẩm (bố cục, hình vẽ, màu sắc). | Chia sẻ nhận định cá nhân về các tác phẩm, cảm nhận, bài học rút ra sau khi học tập chủ đề. |
Xếp loại
| Chưa đạt (dưới 5 điểm) |
|
|
|
Đạt (từ 5-6 điểm) |
|
| ||
Hoàn thành (từ 7-8 điểm) |
| |||
Hoàn thành tốt (từ 9-10 điểm) |
3. Làm gì khi con bộc lộ năng khiếu hội họa?
Bạn không cần phải biết về nghệ thuật để phát triển khả năng nghệ thuật ở con bạn. Edison đã trở thành một nhà khoa học nổi tiếng trong khi cha mẹ ông là lao động nghèo. Moza là một thần đồng âm nhạc trong khi cha anh chỉ là một người yêu âm nhạc. Không phải cha mẹ họa sĩ nào cũng am hiểu về hội họa. Ngược lại, không phải nghệ nhân tài giỏi nào cũng có con nối dõi tông đường.
Cha mẹ không phải là người truyền kiến thức cho con cái, và con cái không phải là bản sao kiến thức của cha mẹ. Điều quan trọng là làm thế nào để khuyến khích khả năng của trẻ. Với năng khiếu hội họa, có một số cách giúp trẻ:
Phát triển khả năng quan sát: Vẽ tranh và quan sát đi đôi với nhau. Giúp trẻ nhận biết, quan sát các sự vật, sự việc xảy ra xung quanh, nhận biết sự khác nhau giữa chúng, tìm ra điểm nổi bật của từng sự vật, sự việc mà trẻ quan sát được.
Phát triển trí tưởng tượng: Đưa ra các tình huống để trẻ tưởng tượng. Ví dụ, yêu cầu trẻ tưởng tượng người mẹ đang đi xa và trẻ vẽ một bức tranh về chủ đề này. Trí tưởng tượng là một quá trình tâm lý quan trọng để sáng tạo nghệ thuật, đặc biệt là hội họa. Nói chuyện với bé về những điều cụ thể hàng ngày đang diễn ra xung quanh bé, hoặc cố gắng tạo ra những thứ mới dựa trên những thứ cũ, hoặc nhìn những thứ cũ và sự vật theo một cách mới.
Phát triển thế giới cảm xúc: Giúp trẻ trải nghiệm các cung bậc cảm xúc khác nhau và mô tả cảm xúc bằng hình ảnh. Khi được dẫn dắt bởi cảm xúc, tranh sẽ có “hồn” hơn, dù chỉ là những nét vẽ nguệch ngoạc.
Khuyến khích tích cực: Đừng thờ ơ với bất kỳ bức vẽ nào của con bạn, đặc biệt là khi chúng muốn nhận xét của người lớn. Hãy nhận xét theo cảm nhận của bé, không khen tích cực, tạo cho bé sự hào hứng, tự tin và muốn tiếp tục.
Cho trẻ tham quan bảo tàng, xem tranh nổi tiếng, kể cho trẻ nghe về các họa sĩ nổi tiếng… Điều này không chỉ cung cấp kiến thức về hội họa mà còn khuyến khích niềm đam mê, nghị lực vượt khó của trẻ trên con đường đến với nghệ thuật của mình.