Dưới đây là bài viết về: Đề thi học kì 1 Lịch sử và Địa lý 6 2024 - 2025 có đáp án là tài liệu tham khảo với những nội dung chi tiết thích hợp cho các em học sinh chuẩn bị tốt cho kỳ thi chính thức sắp tới.
Mục lục bài viết
1. Đề cương ôn thi học kì 1 Lịch sử và Địa lý 6 2024 – 2025:
PHẦN LỊCH SỬ
– Sự chuyển biến từ Xã hội nguyên thủy sang Xã hội có giai cấp:
+ Khái niệm về Xã hội nguyên thủy và Xã hội có giai cấp.
+ Các đặc điểm của Xã hội nguyên thủy và Xã hội có giai cấp.
+ Quá trình chuyển biến từ Xã hội nguyên thủy sang Xã hội có giai cấp.
– Ai Cập cổ đại:
+ Địa lý và môi trường tự nhiên của Ai Cập cổ đại.
+ Văn hóa, nền kinh tế, chính trị, tôn giáo của Ai Cập cổ đại.
+ Những vị vua nổi tiếng của Ai Cập cổ đại và công trình kiến trúc nổi tiếng.
– Ấn Độ cổ đại:
+ Địa lý và môi trường tự nhiên của Ấn Độ cổ đại.
+ Văn hóa, nền kinh tế, chính trị, tôn giáo của Ấn Độ cổ đại.
+ Các triều đại và những đóng góp văn hóa, khoa học, kinh tế của Ấn Độ cổ đại.
– Trung Quốc từ thời cổ đại – thời kỳ XVII:
+ Địa lý và môi trường tự nhiên của Trung Quốc từ thời cổ đại – thời kỳ XVII.
+ Văn hóa, nền kinh tế, chính trị của Trung Quốc từ thời cổ đại – thời kỳ XVII.
+ Những vị vua, nhà ngoại giao, nhà khoa học, và những đóng góp văn hóa, kinh tế của Trung Quốc từ thời cổ đại – thời kỳ XVII.
– Hy Lạp, La Mã cổ đại:
+ Địa lý và môi trường tự nhiên của Hy Lạp, La Mã cổ đại.
+ Văn hóa, nền kinh tế, chính trị, tôn giáo của Hy Lạp, La Mã cổ đại.
+ Các thành tựu văn hóa, khoa học, chính trị của Hy Lạp, La Mã cổ đại và tầm quan trọng của chúng đối với lịch sử thế giới.
PHẦN ĐỊA LÝ
– Tỉ lệ bản đồ:
+ Khái niệm và tính chất của tỉ lệ bản đồ.
+ Cách đọc và sử dụng tỉ lệ bản đồ.
+ Cách vẽ bản đồ theo tỉ lệ.
– Vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời:
+ Đặc điểm và vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời.
+ Các hiện tượng liên quan đến vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời như ngày đêm, mùa, độ dài ngày, độ dài đêm, và hiện tượng bóng tối.
– Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả:
+ Khái niệm về chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.
+ Các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất như ngày đêm, lực trọng trị, hiện tượng Coriolis.
– Chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất:
+ Các phép đo về chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất như năm nhằm, ngày giao hạch.
+ Các hệ quả của chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất như mùa, độ dài ngày và đêm thay đổi.
Đây là đề cương ôn thi học kỳ 1 Lịch sử và Địa lý lớp 6 dựa trên các chủ đề đã nêu. Cụ thể, bạn có thể tham khảo từng chủ đề và nội dung chi tiết của chúng trong sách giáo khoa hoặc tài liệu tham khảo thích hợp để chuẩn bị tốt cho kỳ thi. Chúc bạn học tốt và đạt kết quả cao!
2. Đề thi học kì 1 Lịch sử và Địa lý 6 2024 – 2025 có đáp án:
2.1 Đề thi học kì 1 Lịch sử và Địa lý 6:
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Đứng đầu nhà nước cổ đại Ai Cập là
A. tể tướng.
B. pha-ra-ông.
C. tướng lĩnh.
D. tu sĩ.
Câu 2: Những thành thị đầu tiên của người Ấn được xây dựng ở
A. lưu vực sông Ấn.
B. lưu vực sông Hằng.
C. miền Đông Bắc Ấn.
D. miền Nam Ấn.
Câu 3: Tác phẩm nào dưới đây được coi là bộ “bách khoa toàn thư” về đời sống xã hội Ấn Độ cổ đại?
A. Sử thi Ra-ma-ya-na.
B. Sử thi Ma-ha-bha-ra-ta.
C. Truyện cổ tích các loài vật.
D. Nghìn lẻ một đêm.
Câu 4: Việc sử dụng công cụ kim loại đã đưa tới nhiều chuyển biến trong đời sống kinh tế của con người, ngoại trừ việc
A. khai phá được nhiều vùng đất mới.
B. xuất hiện nhiều ngành, nghề mới.
C. năng suất lao động tăng lên.
D. xuất hiện các gia đình phụ hệ.
Câu 5: Con sông có tác động đến sự hình thành nền văn minh Ai Cập là
A. sông Ti-grơ.
B. sông Hằng.
C. Trường Giang.
D. sông Nin.
Câu 6: Cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà có điểm chung nào về thành tựu văn hoá?
A. Xây dựng vườn treo Ba-bi-lon.
B. Tôn thờ rất nhiều vị thần tự nhiên.
C. Ướp xác bằng nhiều loại thảo dược.
D. Sử dụng hệ đếm lấy số 60 làm cơ sở.
Câu 7: Nhà nước đầu tiên của người Trung Quốc xuất hiện ở
A. đồng bằng Hoa Bắc.
B. đồng bằng Hoa Nam.
C. lưu vực Trường Giang.
D. lưu vực Hoàng Hà.
Câu 8: Chế độ phong kiến ở Trung Quốc được hình thành dưới triều đại nào?
A. Nhà Hạ.
B. Nhà Thương.
C. Nhà Chu.
D. Nhà Tần.
Câu 9. Tỉ lệ bản đồ cho ta biết
A. Phương hướng của bản đồ
B. Bản đồ có nội dung như thế nào
C. Có thể sử dụng bản đồ đó vào công việc gì
D. Khoảng cách trên bản đồ ứng với độ dài bao nhiêu trên thực địa
Câu 10. Nguyên nhân chủ yếu mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm kế tiếp nhau là do
A. ánh sáng Mặt Trời và của các hành tinh chiếu vào.
B. Trái Đất hình cầu và vận động tự quay quanh trục của Trái Đất.
C. các thế lực siêu nhiên và thần linh hỗ trợ tạo nên.
D. trục Trái Đất nghiêng trên một mặt phẳng quỹ đạo.
Câu 11. So với mặt phẳng quỹ đạo, trục Trái Đất nghiêng một góc bao nhiêu độ?
A. 23027’.
B. 56027’.
C. 66033’.
D. 32027’.
Câu 12. Trái Đất có dạng hình gì?
A. Hình cầu.
B. Hình vuông.
C. Hình tròn.
D. Hình bầu dục.
Câu 13. Trái Đất có bán kính ở xích đạo là
A. 6387 km.
B. 6356 km.
C. 6378 km.
D. 6365 km.
Câu 14. Cùng một lúc, trên Trái Đất có bao nhiêu múi giờ khác nhau ?
A. 21 múi giờ.
B. 24 múi giờ.
C. 25 múi giờ.
D. 22 múi giờ.
Câu 15. So với mặt phẳng quỹ đạo, hướng nghiêng và độ nghiêng của trục Trái Đất
A. thay đổi.
B. không đổi.
C. thẳng đứng.
D. nằm ngang.
Câu 16. Trái Đất hoàn thành một vòng tự quay quanh trục của mình trong khoảng thời gian nào sau đây ?
A. 24 giờ.
B. 25 giờ.
C. 365 ngày.
D. 365 ngày 6 giờ.
II. TỰ LUẬN
Câu 1 (1,5 điểm): Em hãy chỉ ra điểm giống nhau về điều kiện tự nhiên của Hy Lạp và La Mã cổ đại?
Câu 2 (1,5 điểm):
Quan sát logo của Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO), em hãy cho biết: Logo đó lấy ý tưởng từ công trình kiến trúc nổi tiếng nào của Hy Lạp cổ đại? Hãy nêu hiểu biết của em về công trình kiến trúc đó?
Câu 3 (2,0 điểm): Dựa vào hình 7.1, hãy điền các nội dung để hoàn thành đặc điểm chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất:
+ Hình dạng quỹ đạo :…
+ Hướng chuyển động:…
+ Thời gian quay hết một vòng :…
+ Góc nghiêng và hướng của trục: …
Câu 4 (1,0 điểm): Một trận bóng đá diễn ra ở Việt Nam lúc 14 giờ ngày 2/12/2021 (múi giờ thứ 7) thì lúc này ở Nhật Bản (múi giờ thứ 9) là mấy giờ?
2.2 Đáp án đề thi học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 6:
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm).Mỗi ý đúng được 0,25 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 |
Đáp án | B | A | B | D | D | B | D | D | D | B | C | A | C | B | B | A |
II. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)
CÂU | ĐÁP ÁN | ĐIỂM |
1 | Điểm giống nhau về tự nhiên: – Cả hai đều có đường bờ biển dài, có nhiều đảo, nhiều vũng vịnh tạo điều kiện phát triển thương nghiệp, giao thương hàng hóa khắp nơi. – Ngoài ra cả hai còn có nhiều khoáng sản, trong lòng đất chứa nhiều đồng chì thúc đẩy phát triển các ngành thủ công nghiệp |
0,75đ
0,75đ |
2 | UNESCO sử dụng hình ảnh mô phỏng mặt tiền của Đền Thờ Parthenon làm biểu tượng của Tổ chức. Parthenon là một công trình kiến trúc văn hoá Hy Lạp cổ đại, làm bằng đá cẩm thạch trắng, kiến trúc theo trường phái Doric nổi tiếng, nằm trong quần thể kiến trúc Acropolis trên đồi Athen, khởi móng từ năm 477 trước CN, được người cổ đại xếp hạng là một trong bảy kỳ quan văn hoá thế giới. Đây là một công trình kiến trúc tiêu biểu cho nền văn minh loài người, là biểu tượng của vẻ đẹp lý tưởng, của sức mạnh trí tuệ và khả năng sáng tạo của con người – thể hiện nội dung, tư tưởng và lòng khao khát cao cả rất gần gũi với những gì UNESCO đang vươn tới. |
1,5đ
|
3 | + Hình dạng quỹ đạo: Hình elip gần tròn. + Hướng chuyển động: từ Tây sang Đông (theo hướng ngược chiều kim đồng hồ) + Thời gian quay hết 1 vòng: 365 ngày 6 giờ. + Góc nghiêng và hướng của trục: góc nghiêng 66033’ so với mặt phẳng quỹ đạo và không đổi hướng. | 0,5 đ
0,5 đ 0,5 đ
0,5 đ |
4 | – Một trận bóng đá diễn ra ở Việt Nam lúc 14 giờ ngày 02/ 12/2021 (múi giờ thứ 7) thì lúc này ở Nhật Bản (múi giờ thứ 9) là 14+2= 16 giờ ngày 02/12/2021 | 1,0 đ |
3. Ma trận đề thi học kì 1 Lịch sử và Địa lý 6 2024 – 2025 có đáp án:
Tên Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Cộng | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL |
| |||||
PHẦN LỊCH SỬ | |||||||||||||
1. Sự chuyển biến từ XH nguyên thủy sang XH có giai cấp |
|
| Hiểu việc sử dụng công cụ lao động kim loại |
|
|
|
|
| |||||
|
| 1 0,25đ 2,5% |
|
|
|
| 1 0,25đ 2,5% | ||||||
2. Ai Cập cổ đại | Nhận biết người đứng đầu, địa điểm hình thành nền văn minh Ai cập |
| So sánh đặc điểm chung về tt văn hóa |
|
|
|
|
| |||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 2 0,5đ 5% |
| 1 0,25đ 2,5% |
|
|
|
|
| 3 0,75đ 7,5% | ||||
3. Ấn Độ cổ đại | Biết thành thị đầu tiên, đời sống xã hội |
|
|
|
|
|
|
|
| ||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 2 0,5đ 5% |
|
|
|
|
|
|
| 2 0,5đ 5% | ||||
4. Trung Quốc từ thời cổ đại – TK XVII | Biết nhà nước đầu tiên và thời điểm hình thành nhà nước cổ đại |
|
|
|
|
|
|
|
| ||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 2 0,5đ 5% |
|
|
|
|
|
|
| 2 0,5đ 5% | ||||
5. Hy Lạp, La Mã cổ đại |
|
|
|
| So sánh ĐKTN của 2 nhà nước |
|
| Trình bày hiểu biết về công trình kiến trúc Pathenon |
| ||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
|
|
|
| 1 1.5đ 15% |
|
| 1 1.5đ 15% | 2 3,0đ 30% | ||||
PHẦN ĐỊA LÍ | |||||||||||||
5. Tỉ lệ bản đồ |
|
| Hiểu khái niệm bản đồ |
|
|
|
|
|
| ||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
|
| 1 0,25đ 2,5% |
|
|
|
|
| 1 0,25đ 2,5% | ||||
7. Vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời | Nhận biết hình dạng Trái Đất, bán kính Trái Đất |
|
|
|
|
|
|
|
| ||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 2 0,5đ 5% |
|
|
|
|
|
|
|
| ||||
8. Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả |
|
| Hiểu góc nghiêng của trục Trái Đất, thời gian tự quay quanh trục |
|
|
|
| Tính giờ trên Trái Đất |
| ||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
|
| 2 0,5đ 5% |
|
|
|
| 1 2,0đ 20% | 1 2,5đ 25% | ||||
9. Chuyển động quanh Mặt Trời của TD | Nhận biết được góc nghiêng, hướng nghiêng và độ nghiêng trục Trái Đất |
|
|
|
| Chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất |
|
|
| ||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 2 0,5đ 1% |
|
|
|
| 1 1,0đ 10% |
|
| 1 2,0đ 20% | ||||
Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % | Số câu: 11 Số điểm: 2,75đ 27,5% | Số câu: 5 Số điểm: 1,25 12,5% | Số câu: 4 Số điểm: 6 60% | Số câu: 20 Số điểm:10 100% |