Đề thi cuối kì Địa Lí 9 được biên soạn bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa. Đề thi cuối học kì 2 môn Địa lý lớp 9 sẽ giúp quý thầy cô xây dựng bộ đề kiểm tra chuẩn kiến thức, kỹ năng, giúp phụ huynh kiểm tra kiến thức của con em mình.
Mục lục bài viết
1. Ma trận đề thi cuối kì 2 môn Địa lý lớp 9:
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng |
Tổng | ||||
| TNKQ | TNTL | TNKQ | TNTL | TNKQ | TNTL |
|
Địa lí kinh tế vùng ĐB sông Cửu Long. |
|
|
|
|
| C3
3 | 1
3 |
Địa lí kinh tế vùng Đông Nam Bộ. | C3 0,25 |
|
| C1 2 |
|
| 2 2,25 |
Địa lí tự nhiên vùng Đông Nam Bộ. | C1,2 0,5 |
|
|
|
|
| 2 0,5 |
Phát triển tổng hợp kinh tế bảo vệ TNMT biển đảo. | C4,6
1,25 |
|
| C2
2 |
|
| 3
3,25 |
Địa lí tự nhiên vùng ĐB sông Cửu Long. | C5 1 |
|
|
|
|
| 1 1 |
TỔNG | 6 3 | 1 4 | 2 3 | 9 10 |
2. Đề thi cuối học kì 2 môn Địa lý lớp 9 có đáp án năm 2023 đề số 1:
2.1. Đề bài:
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
* Khoang tròn chữ cái đầu ý em cho là đúng:
Câu 1: Vùng nào có diện tích nhỏ nhất trong các vùng dưới đây: (0,25 điểm)
A. Đông Nam Bộ.
B. Đồng bằng Sông Cửu Long
C. Tây Nguyên.
D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 2: Loại đất nào chiếm diện tích nhỏ nhất vùng Đông Nam Bộ: (0,25 điểm)
A. Đất đỏ vàng .
C. Đất phù sa.
B. Đất bazan.
D. Đất xám trên phù sa cổ.
Câu 3: Năm 2003 tỉ lệ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng nào lớn nhất: (0,25 điểm)
A. Đồng bằng Sông Hồng
C. Tây Nguyên .
B. Đồng bằng Sông Cửu Long.
D. Đông Nam Bộ
Câu 4: Đảo có diện tích lớn nhất nước ta là: (0,25 điểm)
A. Cát Bà.
B. Côn Đảo.
C. Phú Qúi.
D. Phú Quốc.
Câu 5: Điền các từ thích hợp vào chỗ (…) sao cho đúng : (1 điểm)
Đồng bằng Sông Cửu Long có diện tích là… km2 , dân số… triệu người ( 2002) Phía bắc giáp……và phía Tây Nam giáp…
Câu 6: Nối các ý ở cột A với cột B sao cho phù hợp: (1 điểm)
A- Đảo | Nối | B- Tỉnh/ Thành phố |
1. Cái Bầu | … | a. Kiên Giang |
2. Cát Bà | … | b. Quảng Ninh |
3. Đông chí | … | c. Bà Rịa – Vũng Tàu |
4. Hạ chí | … | d. Khánh Hoà |
… | e. Hải Phòng |
Phần II: Tự luận (7 điểm)
Câu 1: Theo em vì sao Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển? (2 điểm)
Câu 2: Nêu 1 số nguyên nhân dẫn tới sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển, đảo ở nước ta ? Sự giảm sút đó sẽ dẫn đến những hậu quả gì ? ( 2 điểm)
Câu 3: Dựa vào bảng số liệu dưới đây, hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng thuỷ sản ở Đồng bằng Sông Cửu Long và cả nước.
Từ biểu đồ đã vẽ rút ra nhận xét (3 điểm)
Sản lượng thuỷ sản ở Đồng bằng Sông Cửu Long và cả nước
(Đơn vị: Nghìn tấn)
| 1995 | 2000 | 2002 |
ĐB sông Cửu Long | 819,2 | 1169,1 | 1354,5 |
Cả nước | 1584,4 | 2250,5 | 2647,4 |
2.2. Đáp án:
Phần I: Trắc ngiệm khách quan ( 3 điểm)
Câu 1: Ý A (0,25 điểm)
Câu 2: Ý C (0,25 điểm)
Câu 3: Ý D (0,25 điểm)
Câu 4: Ý D (0,25 điểm)
Câu 5: Điền các từ thích hợp vào chỗ (…) sao cho đúng : (1 điểm- mỗi từ đúng 0,25 điểm)
1. 39 734
2. 16,7
3. Cam-pu-chia
4. Vịnh Thái Lan
Câu 6: Nối các ý ở cột A với cột B sao cho phù hợp: ( 1 điểm- mỗi ý đúng 0,25 đ)
1- b (0,25 điểm)
2- e (0,25 điểm)
3- a (0,25 điểm)
4- c (0,25 điểm)
Phần II: Tự luận ( 7 điểm)
Câu 1: ( 2 điểm)
Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển vì:
– Biển ấm, ngư trường rộng, nguồn hải sản phong phú -> Phát triển đánh bắt hải sản.
( 0,5điểm)
– Gần đường hàng hải quốc tế -> Giao thông vận tải biển. ( 0,5 điểm)
– Thềm lục địa nông, rộng, giàu tiềm năng giàu khí -> Khai thác dầu khí ở thềm lục địa. ( 0,5 điểm)
– Bãi tắm, di tích lịch sử ( Côn Đảo) -> Phát triển du lịch biển, đảo. ( 0,5 điểm)
Câu 2: (2 điểm )
a. Nguyên nhân. ( 1 điểm)
– Khai thác bừa bãi. ( 0,25 điểm)
– Các chất độc hại từ trên bờ theo nước sông đổ ra biển (Ô nhiễm môi trường biển)
( 0,5 điểm)
– Hoạt động giao thông vận tải biển. ( 0,25 điểm)
b. Hậu quả. ( 1 điểm- mỗi ý 0,5 điểm)
– Suy giảm nguồn tài nguyên sinh vật biển.
– Ảnh hưởng xấu đến chất lượng các khu du lịch biển.
Câu 3: ( 3 điểm)
a. Tính tỉ lệ sản lượng thuỷ sản ở ĐB sông Cửu Long so với cả nước qua các năm ( Cả nước = 100%). ( 0,5 điểm)
3. Đề thi cuối học kì 2 môn Địa lý lớp 9 có đáp án năm 2023 đề số 2:
I. TRẮC NGHIỆM: ( 3,0 điểm)
Hãy chọn ý đúng trong các câu sau ( mỗi ý đúng được 0,5 điểm)
Câu 1. Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?
A. Tây Ninh
B. An Giang
C. Long An
D. Đồng Nai
Câu 2. Vùng Đông Nam Bộ có diện tích 23.550 km2. Năm 2002, dân số 10,9 triệu người. Vậy mật độ dân số là bao nhiêu?
A. 364 người/km2
B. 436 người/km2
C. 463 người/km2
D. 634 người/km2
Câu 3. Giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh chiếm
A.khoảng 30 % giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng.
B. khoảng 40 % giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng.
C. khoảng 50 % giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng.
D. khoảng 55 % giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng.
Câu 4.Vùng Đông Nam Bộ ngành công nghiệp trọng điểm sử dụng nhiều lao động là
A. ngành khai thác nhiên liệu
B. ngành điện sản xuất và cơ khí
C. ngành vật liệu xây dựng và hóa chất
D. ngành chế biến lương thực, thực phẩm và dệt may
Câu 5. Vùng Đồng bằng sông Cửu long, ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng cao là
A. chế biến lương thực, thực phẩm.
B. Vật liệu xây dựng.
C. sản xuất vật liệu xây dựng.
D. cơ khí nông nghiệp.
Câu 6. Hãy điền các cụm từ sau: mưa tập trung theo mùa, nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo, nóng ẩm, vào chỗ trống sao cho thích hợp:
Khí hậu của Đông Nam Bộ mang tính chất …(1) và …(2)
2.TỰ LUẬN: ( 7,0 điểm)
Câu 1. (2,5 điểm) Ngành dịch vụ của ĐNB phát triển dựa trên những điều kiện thuận lợi gì?
Câu 2. (2,5 điểm) Chứng minh rằng Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực thực phẩm lớn nhất cả nước?
Câu 3. (2,0 điểm) Dựa vào bảng số liệu: sản lượng thuỷ sản ở ĐBSCL ( nghìn tấn)
1995 | 2000 | 2002 | |
Đồng bằng sông Cửu Long | 819,2 | 1169,1 | 1354,5 |
Cả nước | 1584,4 | 2250,5 | 2647,4 |
a. Vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.
b. Nêu nhận xét
Đáp án:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | B | A | C | D | A |
Câu 6.
(1)- cận xích đạo, nóng ẩm (0,25 điểm);
(2)- mưa tập trung theo mùa (0,25 điểm)
2. TỰ LUẬN: ( 7,0 điểm)
Câu 1. (2,5 điểm) Ngành dịch vụ của ĐNB phát triển dựa trên điều kiện thuận lợi:
– Vùng Đông Nam Bộ có tành phố Hồ Chí Minh là trung tâm vùng du lịch phía Nam… (0,5 điểm)
– Đông Nam Bộ có lợi thế về vị trí địa lí, nhiều tài nguyên để phát triển các hoạt động dịch vụ- kinh tế biển…… (0,5 điểm)
– Cơ sở hạ tầng kinh tế phát triển mạnh ( khách sạn, khu vui chơi giải trí,….( 0,5 điểm)
– Nhiều ngành kinh tế phát triển mạnh….. (0,5 điểm)
– Là nơi tập trung đông dân; thu hút nhiều đầu tư nước ngoài nhất cả nước …(0,5 điểm)
Câu 2. ( 2,5 điểm)
Vùng ĐBSCL là vùng sản xuất lương thực thực phẩm hàng đầu cả nước
– Diện tích và sản lượng lúa chiếm 51%, cả nước. Lúa được trồng ở tất cả các tỉnh ở đồng bằng ( 0,5 điểm)
– Bình quân lương thực đầu người của vùng đạt 1066,3 kg/ người gấp 2,3 lần cả nước, năm 2002. Vùng ĐBSCL trở thành vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta ( 0,5 điểm)
– Vùng ĐBSCL còn là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới: Xoài, Dừa, Cam, Bưởi ( 0,5 điểm)
– Nghề chăn nuôi vịt cũng được phát triển mạnh. Vịt được nuôi nhiều nhất ở các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, Vĩnh Long, Trà Vinh ( 0,5 điểm)
– Tổng sản lượng thuỷ sản của vùng chiếm hơn 50% của cả nước, tỉnh nuôi nhiều nhất là Kiên Giang, Cà Mau. Nghề nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là nghề nuôi Tôm, Cá xuất khẩu đang được phát triển mạnh (0,5 điểm)
Câu 3. ( 2 điểm)
a. Vẽ biểu đồ:(1 điểm)
b. Nhận xét: (1 điểm)
– Sản lượng thuỷ sản của cả nước và ĐBSCL đều tăng từ năm 1995 đến 2002 và tăng 1,7 lần (0,5 điểm)
– Trong tổng sản lượng thuỷ sản của cả nước, ĐBSCL luôn chiếm tỷ trọng lớn, 51,7% năm 1995 và 51,1% năm 2002 (0,5 điểm)
4. Những yêu cầu cần đạt được để đạt điểm cao môn địa lý lớp 9:
Kiến thức
– Trình bày và giải thích đặc điểm dân cư nước ta; Nguyên nhân và hậu quả, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế.
– Trình bày và giải thích đặc điểm phân bố dân cư nước ta.
– Trình bày và giải thích được đặc điểm của nguồn lao động và người sử dụng lao động. Áp lực của DS về giải quyết công việc.
Kỹ năng.
– Vẽ và phân tích biểu đồ dân số, mật độ dân số các vùng, số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị ở nước ta, bảng số liệu về cơ cấu dân số Việt Nam.
– Phân tích, so sánh tháp dân số nước ta.
– Sử dụng bản đồ, lược đồ hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để xác định sự phân bố dân cư và các đô thị ở nước ta và ảnh hưởng của chúng đến sự phát triển kinh tế.
– Phân tích biểu đồ, bảng số liệu về cơ cấu lao động theo thành thị, nông thôn, ngành và thành phần kinh tế.