Ngày nay, dưới sự phát triển của công nghệ 4.0, việc tra cứu giá trị sử dụng của thẻ bảo hiểm y tế ngày càng trở nên dễ dàng và thuận tiện đối với tất cả mọi người. Dưới đây là hướng dẫn cách tra cứu giá trị sử dụng của thẻ bảo hiểm y tế dành cho quý bạn đọc tham khảo!
Mục lục bài viết
1. Giá trị sử dụng bảo hiểm y tế là gì?
Bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách an sinh xã hội ưu việt của Đảng và Nhà nước, mang ý nghĩa nhân văn, nhân đạo và có tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc. BHYT do Nhà nước tổ chức thực hiện không vì mục đích lợi nhuận, nhằm huy động sự đóng góp của cộng đồng, chia sẻ rủi ro bệnh tật và giảm bớt gánh nặng tài chính của mỗi người dân khi ốm đau, bệnh tật, tai nạn…
Giá trị sử dụng của bảo hiểm y tế là việc thẻ bảo hiểm y tế còn thời hiệu sử dụng. Để biết được giá trị sử dụng của thẻ bảo hiểm y tế, bạn đọc sẽ xem trên tờ thẻ được phát hoặc tra cứu trên thông tin điện tử.
2. Hướng dẫn cách tra cứu giá trị sử dụng của thẻ bảo hiểm y tế mới nhất:
Hiện nay, có 4 cách bạn đọc có thể tra cứu thông tin giá trị sử dụng của thẻ bảo hiểm y tế.
2.1. Cách 1: Tra cứu qua ứng dụng “VSSID – BHXH số” của BHXH Việt Nam:
Đây là một ứng dụng rất hữu hiệu cho các bạn tiện theo dõi các loại bảo hiểm xã hội chuẩn xác và uy tín. Để tra cứu thời hạn sử dụng thẻ, quá trình tham gia, thụ hưởng bảo hiểm y tế tại ứng dụng này, người tham gia chỉ cần cài đặt ứng dụng VssID trên nền tảng điện thoại thông minh và thực hiện đăng ký tài khoản để sử dụng ứng dụng.
2.2. Cách 2: Tra cứu qua cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam:
Người tham gia truy cập địa chỉ: https://baohiemxahoi.gov.vn để thực hiện tra cứu thông tin về thẻ bảo hiểm y tế. Sau đó bạn sẽ thấy trang trủ của kênh, các bước lần lượt là:
Bước 1: Chọn ” Tra cứu trực tuyến”
Bước 2: Chọn nội dung cần tra cứu
Bước 3: Sau đó sẽ hiện ra các mục để bạn điền thông tin cơ bản của mình để thực hiện tra cứu.
2.3. Cách 3: Gọi điện qua tổng đài hỗ trợ của BHXH Việt Nam:
Theo đó, để tra cứu giá trị sử dụng thẻ bảo hiểm y tế một cách nhanh chóng và chính xác, bạn gọi điện theo số tổng đài 1900 90 68 để được nhân viên trực tổng đài hỗ trợ. Điều này rất có ích khi bạn cần tra cứu gấp.
2.4. Cách 4: Tra cứu qua biên lai thu tiền đóng bảo hiểm y tế:
Khi đóng tiền tham gia bảo hiểm y tế, trên biên lai có ghi rõ thời hạn sử dụng thẻ bảo hiểm y tế.
Căn cứ thông tin này, người tham gia có thể chủ động theo dõi thời hạn sử dụng thẻ bảo hiểm y tế, để kịp thời gia hạn khi thẻ bảo hiểm y tế sắp hết hạn, đảm bảo quyền lợi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế của bản thân.
3. Đối tượng bảo hiểm y tế chi trả 100%:
5 nhóm đối tượng được BHYT chi trả 100% chi phí khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến
Nhóm 1: Người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; Cựu chiến binh; Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng; Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo; Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ; người có công nuôi dưỡng liệt sĩ; Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp hằng tháng…
Nhóm 2 – Các đối tượng sau được thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật: Người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945; Người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 – khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh khi điều trị vết thương, bệnh tật tái phát; Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên; Trẻ em dưới 6 tuổi.
Nhóm 3: Người tham gia BHYT đi khám chữa bệnh tại tuyến xã.
Nhóm 4: Chi phí cho một lần khám chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở.
Nhóm 5: Có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở.
Thay đổi điều kiện hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh từ ngày 1/7/2023
Nhiều điều kiện, quyền lợi hưởng thanh toán 100% BHYT khi khám chữa bệnh liên quan đến lương cơ sở. Vì vậy, từ 1/7/2023, khi mức lương cơ sở tăng từ 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng, một số điều kiện hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh cũng có sự thay đổi.
Như đã đề cập ở phần trên, một trong 5 nhóm đối tượng được BHYT chi trả 100% chi phí khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến khi chi phí cho một lần khám chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở.
4. Ngoài tra cứu giá trị sử dụng của BHYT còn tra cứu được gì?
Ngoài tra cứu giá trị sử dụng của BHYT, thông qua 4 cách tra cứu trên, người sử dụng BHYT còn có thể tra cứu được những thông tin như sau:
Tra cứu mã số thẻ bảo hiểm y tế
Hiện nay mẫu thẻ BHYT mới nhất đang là mẫu thẻ được sử dụng từ ngày 1/4/2021. Theo đó mã số thẻ BHYT của chủ thẻ là dãy “Mã số:xxxxxxx” được in trên mặt trước của thẻ.
Mã thẻ BHYT là dãy 10 số in trên mặt trước của thẻ BHXH mẫu mới
Như vậy, với thẻ BHYT theo mẫu mới: Mã thẻ BHYT mới gồm có 10 ký tự số cũng chính là mã số BHXH được in trên mặt trước của thẻ.
Còn đối với thẻ BHYT mẫu cũ: Mã thẻ BHYT là dãy gồm 10 số cuối trong dãy gồm 15 ký tự cũng được in trên mặt trước của thẻ.
1.2 Tra cứu mức hưởng bảo hiểm y tế
Mức hưởng BHYT không thể hiện trực tiếp trên thẻ. Thay vào đó người tra cứu cần nhận biết mức hưởng thông qua các quy định về ký hiệu là ký tự số hoặc chữ cái áp dụng đối với cả 2 mẫu thẻ mới và cũ. Cụ thể
– Đối với thẻ BHYT theo mẫu mới: mã mức hưởng BHYT được in 01 ký tự theo số thứ tự từ 1 đến 5 là ký hiệu mức hưởng của người tham gia BHYT.
– Đối với thẻ BHYT theo mẫu cũ: mã mức hưởng BHYT được in 01 ký tự, thể hiện ở ký tự thứ 3 (thuộc ô thứ 2) trong dãy mã số được ký hiệu bằng số từ 1 đến 5 là mức hưởng BHYT.
Các ký tự số thể hiện mức hưởng bảo hiểm y tế
Căn cứ Quyết định 1351/QĐ-BHXH, tương ứng với từng ký tự, người tham gia BHYT sẽ được Quỹ BHYT thanh toán chi phí khám chữa bệnh (KCB) theo các mức sau:
Ký hiệu bằng số 1: Được thanh toán 100% chi phí KCB thuộc phạm vi chi trả BHYT và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế (VTYT) và dịch vụ kỹ thuật (DVKT) theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế về danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán DVKT, chi phí vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.
Ký hiệu bằng số 2: Được thanh toán 100% chi phí KCB thuộc phạm vi chi trả BHYT (có giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, VTYT và DVKT theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế); chi phí vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.
Ký hiệu bằng số 3: Được quỹ BHYT thanh toán 95% chi phí KCB thuộc phạm vi chi trả BHYT (có giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, VTYT và DVKT theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế); 100% chi phí KCB tại tuyến xã và chi phí cho một lần KCB thấp hơn 15% tháng lương cơ sở.
Ký hiệu bằng số 4: Được quỹ BHYT thanh toán 80% chi phí KCB thuộc phạm vi chi trả BHYT (có giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, VTYT và DVKT theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế); 100% chi phí KCB tại tuyến xã và chi phí cho một lần KCB thấp hơn 15% tháng lương cơ sở.
Ký hiệu bằng số 5: Được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí KCB, kể cả chi phí KCB ngoài phạm vi được hưởng BHYT; chi phí vận chuyển.
Lưu ý: Trên thẻ BHYT ký tự K1, K2, K3 được in trên thẻ BHYT thể hiện khu vực nơi người tham gia BHYT sinh sống. Khi tự đi KCB không đúng tuyến, bệnh nhân có mã ký tự này được hưởng 100% chi phí KCB BHYT do quỹ BHYT thanh toán đối với các tuyến huyện, điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương mà không cần giấy chuyển tuyến.
Ký hiệu K1: mã khu vực nơi người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia BHYT, đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn theo quy định của pháp luật.
Ký hiệu K2: mã khu vực nơi người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia BHYT, đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.
Ký hiệu K3: mã khu vực nơi người dân sinh sống tại xã đảo, huyện đảo theo quy định của pháp luật.