Hoạt động trải nghiệm ở tiểu học giúp học sinh rèn luyện cho mình những kỹ năng cần thiết trong quá trình học tập và rèn luyện. Dưới đây là 11 câu phân tích kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm tiểu học dành cho các thầy cô tham khảo!
Mục lục bài viết
- 1 1. Sau khi học xong bài học, học sinh làm được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề?
- 2 2. Học sinh sẽ thực hiện các “Hoạt động học” nào trong bài học?
- 3 3. Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện những “biểu hiện cụ thể” của những phẩm chất năng lực nào hình thành phát triển cho học sinh?
- 4 4. Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh được sử dụng những thiết bị dạy học / học liệu nào?
- 5 5. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/ học liệu nào về (đọc/nghe/nhìn/làm) để hình thành kiến thức mới?
- 6 6. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là gì?
- 7 7. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện các hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh?
- 8 8. Khi thực hiện hoạt động luyện tập vận dụng kiến thức mới trong bài học học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học nào?
- 9 9. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học như thế nào (đọc/ nghe/ nhìn / làm) để luyện tập / vận dụng kiến thức mới:
- 10 10. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động rèn luyên / vận dụng kiến thức mới là gì?
- 11 11. Giáo viên cần nhận xét đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập / vận dụng kiến thức mới của học sinh:
1. Sau khi học xong bài học, học sinh làm được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề?
Sau khi học bài học thông qua việc thực hiện các hoạt động học sinh biết:
Giới thiệu được những đặc điểm, những việc làm đáng tự hào về bản thân mình.
Biết làm cho mình có ý nghĩa với người thân và mọi người xung quanh có suy nghĩ tích cực.
Biết ước mơ về những điều tốt đẹp và lập kế hoạch rèn luyện để hoàn thiện bản thân.
Biết điều chỉnh cảm xúc và suy nghĩ của bản thân trong một số tình huống đơn giản.
2. Học sinh sẽ thực hiện các “Hoạt động học” nào trong bài học?
Học sinh được thực hiện các “Hoạt động học” trong bài học là:
a. Hoạt động 1: Khởi động – Kết nối chủ đề:
Hoạt động này giúp học sinh nhớ về những điều tốt đẹp mà các em đã thực hiện từ chính đôi bàn tay của mình.
– GV trao đổi với HS về ý nghĩa của mỗi cá nhân đối với gia đình, cộng đồng, xã hội.
– HS ngồi theo cặp 1 bạn phỏng vấn, 1 bạn trả lời, sau đó lại đổi vai.
Phỏng vấn nhanh các câu hỏi:
+ Bạn đã làm điều gì tốt cho gia đình?
+ Bạn đã làm điều gì tốt cho bạn bè?
+ Khi bạn làm điều tốt bạn thấy mọi người thế nào?
– GV chốt lại: Khi mình sống có ích mình sẽ tự hào về bản thân mình hơn.
b. Hoạt động 2: Khám phá
Ý nghĩa của hoạt động này giúp học sinh khám phá được chính bản thân mình, biết được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân
– Hướng dẫn học sinh cách chơi: Người đầu tiên nói: tôi giúp bạn và được cô khen, còn bạn? Người bên cạnh nói: Tôi hòa đồng với bạn bè nên được bạn yêu quý, còn bạn?
– GV chia lớp thành các nhóm để tăng số lần HS được nói.
– GV có thể nói trước rồi chỉ định một HS nói, HS đó nói xong thì chỉ định bạn tiếp theo.
– Hết thời gian GV hỏi xem mỗi người nói được bao nhiêu điều tốt? Ai nói được nhiều nhất? GV ghi nhận.
c. Hoạt động 3: Tìm hiểu giá trị của bản thân.
Hoạt động này giúp HS nhận ra giá trị của bản thân với người thân, thầy cô và bạn bè, từ đó biết yêu bản thân, tự hào về bản thân.
– GV giải thích trước lớp về mối quan hệ giữa việc làm tốt của từng cá nhân với giá trị của các em mang lại cho gia đình và nhà trường.
– GV chia lớp thành nhóm 5-6 người.
– Các nhóm thảo luận nhiệm vụ “Em có ý nghĩa như thế nào đối với gia đình, bạn bè của em.
– Các nhóm trình bày.
– GV chốt lại nhiệm vụ
d. Hoạt động 4: Điều chỉnh cảm xúc bằng suy nghĩ tích cực
Ý nghĩa hoạt động này giúp học sinh biết cách làm chủ cảm xúc của bản thân, kiềm chế cảm xúc.
– Mỗi thành viên trong nhóm có thể viết lại 3 cách mà bản thân đã kiềm chế được cảm xúc bằng cách suy nghĩ tích cực.
– GV cho các nhóm trình bày cách ứng xử hoặc đóng vai tình huống ứng xử đó.
– GV và cả lớp nhận xét.
– GV chốt lại các việc làm tốt và suy nghĩ tích cực, làm chủ cảm xúc sẽ tạo nên giá trị tốt đẹp của bản thân và tự hào về bản thân vì điều đó.
e. Hoạt động 5: Mong gì ở bạn, ở tôi?
Ý nghĩa của hoạt động này giúp học sinh nhận ra được những điểm tốt của bản thân cũng như tự hào về những điều tốt đẹp mình đã làm được.
Thảo luận nhóm chia sẻ các câu hỏi sau:
+ Tôi yêu quý bạn ở điểm nào? VD: Tôi thấy vui khi nhìn bạn cười
+ Tôi mong muốn gì ở bạn? VD: Tôi mong bạn trở nên cởi mở, tích cực hơn trong các hoạt động của lớp
Các nhóm báo cáo trước lớp.
+ Nhóm trưởng các nhóm báo cáo lại tình hình làm việc của nhóm cho GV,
+ Nhóm trưởng chuyển lại cho GV biên bản của nhóm.
+ Gv có thể trao đổi lại những điểm cần làm rõ trong biên bản.
3. Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện những “biểu hiện cụ thể” của những phẩm chất năng lực nào hình thành phát triển cho học sinh?
Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện những “biểu hiện cụ thể” của các phẩm chất năng lực có thể hình thành và phát triển cho HS là:
Về phẩm chất:
1, Yêu nước:
Yêu quý, tôn trọng và tự hào về bản thân, về bạn bè, mọi người.
Biết làm cho mình có ý nghĩa với người thân và những người xung quanh.
2, Nhân ái:
Biết yêu thương bạn bè, kính trọng thầy cô và mọi người.
3, Chăm chỉ:
– Tự giác làm những công việc cá nhân của mình
– Chăm chỉ học bài bài làm bài tập đầy đủ
– Vận dụng được kiến thức thầy cô dạy trên lớp áp dụng vào cuộc sống xung quanh
4, Trung thực:
– Trung thực trong quá trình học bài và làm bài tập
– Trung thực trong tự đánh giá và kiểm tra
5, Trách nhiệm:
– Có trách nhiệm với công việc học tập của mình
Về năng lực:
1, Năng lực tự chủ và tự học:
– Chủ động tìm hiểu và chuẩn bị bài giảng ở nhà
– Chủ động hoàn thành nhiệm vụ giáo viên giao phó
– Chủ động rèn luyện bản thân
2, Năng lực giao tiếp hợp tác:
– Hòa đồng và hợp tác với các bạn trong nhóm
– Đoàn kết, hợp tác với các bạn trong lớp
3, Năng lực giải quyết và sáng tạo:
– Sáng tạo và vận dụng trong quá trình phát biểu và xây dựng bài
4. Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh được sử dụng những thiết bị dạy học / học liệu nào?
Học sinh được sử dựng những thiết bị dạy học:
– Bảng nhóm do giáo viên cung cấp
– Phiếu bài tập nhóm
– Bảng đen
– Sách giáo khoa
– Dụng cụ học tập
– Sử dụng nguồn mạng xã hội
5. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/ học liệu nào về (đọc/nghe/nhìn/làm) để hình thành kiến thức mới?
– Phiếu bài tập nhóm. bài tập cá nhân trên lớp.
– Tranh ảnh chuẩn bị theo sự hướng dẫn của giáo viên.
– Sưu tầm trước những tài liệu sử dụng cho bài giảng.
6. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là gì?
Sản phẩm học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là: Kết quả trình bày trong 2 phiếu bài tập, các câu trả lời của cá nhân, của nhóm. Cảm xúc mà học sinh thể hiện qua các hành vi việc làm của bản thân.
7. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện các hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh?
GV cần nhận xét đánh giá về kết quả thực hiện hoạt động hình thành kiến thức mới cho HS; đánh giá quá trình và kết quả học tập của từng cá nhân và nhóm HS thông qua thái độ, hành vi, việc làm của cá nhân, nhóm. Chốt lại những hành vi, việc làm đúng thể hiện sự tự tin của HS, nhận xét cụ thể theo từng phẩm chất và năng lực HS cần đạt được trong bài học.
8. Khi thực hiện hoạt động luyện tập vận dụng kiến thức mới trong bài học học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học nào?
Khi thực hiên hoạt động luyện tập vận dụng kiến thức mới trong bài học học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học : Máy chiếu, phiếu học tập, tranh ảnh sưu tầm.
9. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học như thế nào (đọc/ nghe/ nhìn / làm) để luyện tập / vận dụng kiến thức mới:
Học sinh sử dụng thiết bị dạy học đẻ (đọc / nghe / nhìn / làm ) để luyện tập/ vận dụng kiến thức mới: Loa đài, máy chiếu để biểu diễn, phiếu học tập để làm, lập kế hoạch rèn luyện,
10. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động rèn luyên / vận dụng kiến thức mới là gì?
Sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động rèn luyện/ vận dụng kiến thức mới là: Các hành vi và việc làm thể hiện những điều tốt đẹp, chỉ ra được những điểm mạnh của bản thân để tự hào về mình, hiểu được giá trị của bản thân, hoàn thành phiếu học tập, trình bày tốt các tiết mục tự chọn.
11. Giáo viên cần nhận xét đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập / vận dụng kiến thức mới của học sinh:
Giáo viên cần nhận xét đánh giá về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập / vận dụng kiến thức mới của học sinh:
– Nhận xét đánh giá về năng lực tự chủ tự học, giao tiếp hợp tác, giải quyết và sáng tạo để học sinh tự giới thiệu được những việc làm đáng tự hào của bản thân, biết làm cho mình có ý nghĩa với người thân, biết ước mơ về những điều tốt đẹp, biết điều chỉnh cảm xúc và suy nghĩ tích cực của bản thân.
– Nhận xét về các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiêm để đánh giá nhận xét đúng về những hành vi, việc làm thể hiện sự tự tin, nâng cao lòng tự trọng của bản thân, bạn bè, để xây dựng được kế hoạch rèn luyện để tiếp tục hoàn thiện bản thân.