Nghề làm muối là một trong những ngành nghề lâu đời đóng góp vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam nói chung và kinh tế biến nói riêng. Mỗi vùng biển Việt Nam sẽ có những khu vực chuyên dùng để sản xuất muối. Vậy vùng biển nào thuận lợi nhất cho nghề làm muối ở nước ta? Bài viết dưới đây sẽ phân tích và đưa ra một số thông tin liên quan.
Mục lục bài viết
1. Vùng biển thuận lợi nhất cho nghề làm muối ở nước ta là vùng nào?
– Vùng biển có điều kiện thuận lợi nhất để phát triển nghề làm muối là vùng biển Duyên hải Nam Trung Bộ.
– Giải thích: Việt Nam là một đất nước có vùng biển lớn, có khí hậu nằm ở cả vùng nhiệt đới và ôn đới. Trong đó, khu vực biển Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên thời tiết, khí hậu chịu ảnh hưởng luân phiên của cả khối không khí lạnh từ phía Bắc tràn xuống và khối không khí nóng ẩm từ phía Nam di chuyển lên, nên khí hậu vừa mang tính chất của miền ôn đới lại vừa mang tính chất của miền nhiệt đới. Trường gió – yếu tố khí tượng chi phối mạnh mẽ sự phân bố trường thủy văn Biển Đông cũng có hai mùa rõ rệt: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam. Mà vùng biển Duyên hải Nam Trung Bộ là nơi có nền nhiệt cao, nhiều nắng, ít cửa sông đổ ra biển. Do đó, đây cũng là vùng mang điều kiện thuận lợi để phát triển nghề làm muối.
2. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ:
– Diện tích vùng rơi vào khoảng 44,4 nghìn km2 (Chiếm 13,4% diện tích cả nước)
– Dân số thì vào khoảng 9,5 triệu người (Chiếm 10% dân số cả nước – năm 2017).
– Như vậy so với một số vùng, diện tích và dân số của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ thuộc vào loại nhỏ nếu so với Bắc Trung Bộ với dân số 10,1 triệu người và diện tích là 51,5 nghìn km2.
– Vùng duyên hải Nam Trung Bộ có lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang, có vùng biển rất là rộng lớn. Các tỉnh thành thuộc khu vực này bao gồm: Thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam, tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
– Vị trí của vùng: Phía Bắc tiếp giáp khu vực Bắc Trung Bộ với dãy Bạch Mã là ranh giới cuối cùng của vùng Bắc Trung Bộ; phía Nam tiếp giáp với khu vực Đông Nam Bộ và tiếp giáp với Tây Nguyên. Ở phía Đông, tất cả các tỉnh đều tiếp giáp với biển Đông. Còn phần phía Tây khu vực duyên hải Nam Trung Bộ thì tiếp giáp một phần với Lào thông qua địa phận của tỉnh Quảng Nam.
– Đặc điểm đặc biệt của vùng Duyên Hải Trung Bộ nơi đây là vùng rất là nhiều đảo và quần đảo vào trong đó thì có hai quần đảo lớn là quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
– Như vậy, với các vị trí tiếp giáp nhiều các cái vùng núi trong nước và có các vị trí như trên thì ngủ ở rất là thuận lợi trong việc là giao lưu phát triển kinh tế đặc biệt, là điểm kết nối giữa phía Bắc và phía Nam của nước ta. Vùng rất lợi trong việc giao lưu trao đổi hàng hóa bởi vị trí liền kề với các vùng có sự phát triển kinh tế. Đặc biệt vị trí của vùng đối với các đảo và quần đảo còn có một vai trò rất là quan trọng trong khẳng định chủ quyền bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng đối với nước ta. Bên cạnh những sự thuận lợi đó, thì vùng chịu ảnh hưởng rất là nhiều từ những cuộc thiên tai. Ví dụ: các đợt bão, các mùa lũ, hạn hán,…
1.3. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
– Vùng duyên hải Nam Trung Bộ có địa hình sự phân hóa theo chiều Bắc – Nam . Khu vực đồng bằng ven biển rất là nhỏ hẹp, bị chia cắt bởi các dãy núi ăn sát ra biển. Ở đây có vùng biển rộng lớn, có các vũng vịnh nước sâu rất khúc khuỷu. Như vậy địa hình vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có sự phân hóa về mặt địa hình, có địa hình đồi núi là khu vực phía tây, có khu vực đồng bằng ven biển nhỏ hẹp ở khu vực phía Đông. Ngoài ra, khu vực này còn có rất nhiều vịnh ở trên biển khúc khuỷu và các vùng vịnh này rất thuận lợi cho sự phát triển của ngành giao thông vận tải biển.
– Về khí hậu khí hậu ở Duyên hải Nam Trung Bộ mang tính chất nhiệt đới gió mùa, có sự phân hóa hai mùa khô và mùa mưa rất sâu sắc. Khí hậu ở đây thì có nhiều nắng. Với các điều kiện khí hậu như vậy, thì giúp vùng thuận lợi phát triển kinh tế về sản xuất muối.
– Tài nguyên ở phía Tây thì thuận lợi về phát triển rừng và chăn nuôi ra các loại gia súc lớn như bò. Ngược lại, phía đồng bằng thì phát triển các loại cây lương thực và có thể trồng loại cây công nghiệp ngắn ngày. Sự phân hóa về hoạt động kinh tế ở đây là do đặc điểm đất bởi vì đất ở vùng đồng bằng là đất phù sa, thích hợp cho sự phát triển của cây công nghiệp ngắn ngày. Bên cạnh đó, để cây lương thực phát triển được nhưng với số lượng ít hơn. Tiếp theo, ở vùng đồi núi có địa hình và khí hậu thì thích hợp nuôi gia súc lớn. Ở đây có tiềm năng về đất, thích hợp với sự việc trồng rừng hoặc làm mô hình nông lâm kết hợp.
– Về tài nguyên biển ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ tiếp giáp với biển và ngoài ra ở đây còn có hai quần đảo. Với lọi thế về tài nguyên biển giúp vùng này có tiềm năng để phát triển tổng hợp kinh tế biển (là tất cả các ngành liên quan đến biển bao gồm: du lịch biển, giao thông vận tải biển, nuôi trồng đánh bắt thủy, hải sản biển và khai thác khoáng sản biển).
– Theo đó chính là tài nguyên rừng ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ khá là phong phú với nhiều vườn Quốc gia và có nhiều các loại cây gỗ có giá trị như quế, tầm hương, kì nam, sâm quy,…
– Về khoáng sản, khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ chỉ có một số các loại khoáng sản như là vàng, titan, cát thủy tinh. Tài nguyên khoáng sản ở khu vực này khá là khó khăn trong với sự phát triển công nghiệp, lợi thế phát triển công nghiệp ít hơn so với vùng Bắc Trung Bộ.
– Khó khăn và thuận lợi tới sự phát triển kinh tế vùng: Về mặt thuận lợi, đây là vùng phát triển được đa dạng trong ngành nông nghiệp công nghiệp và dịch vụ nhưng khó khăn là có mùa khô sâu sắc, sẽ là nguyên nhân của các hiện tượng hạn hán. Từ đó, hình thành nên sa mạc của đảo hoang hoặc hoang mạc hóa. Khó khăn tiếp theo, nhiều thiên tai và các thiên tai thường xuyên xảy ra, hiện tượng thiếu nước dẫn đến hiện tượng sa mạc hóa.
2. Dân cư và xã hội ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ:
2.1. Dân cư vùng Duyên hải Nam Trung Bộ:
– Phân bố dân cư thì không đều, có sự khác biệt giữa hai phần phía Tây và phần phía Đông. Khu vực phía Đông ở ven biển là địa bàn sinh sống chủ yếu của người dân tộc Kinh và các khu vực này có mật độ dân số khá cao, dân cư tập trung chủ yếu ở trong các thành phố, thị xã. Khu vực phía Đông khu vực này có hoạt động kinh tế khá đa dạng với các ngành công nghiệp, phát triển ở các ngành dịch vụ, ngành liên quan đến biển như nuôi trồng thủy hải sản biển.
– Còn đối với khu vực phía Tây, thì đây là địa bàn phân bố của dân tộc thiểu số. Phía Tây có mật độ dân số thấp hơn, ít đô thị hơn so với khu vực phía Đông. Phía tây là địa bàn sinh sống của các dân tộc ít người và nơi đây có mật độ dân số thấp hơn, tỷ lệ hộ nghèo cao hơn, tỷ lệ đô thị hóa cũng thấp hơn so với ở khu vực phía Đông của Duyên hải Nam Trung Bộ. Chính với các đặc điểm về dân cư vùng này nên các hoạt động kinh tế tiêu biểu ở đây gồm: chăn nuôi gia súc, nghề rừng, phát triển các loại cây công nghiệp. Người dân tộc thiểu số nơi đây cũng có kinh nghiệm nhiều trong phát triển các ngành nghề góp phần cải thiện kinh tế khu vực.
2.2. Xã hội ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ:
– Người dân nơi đây cần cù lao động, chịu thương chịu khó, có tinh thần kiên cường để bảo vệ Tổ quốc, giàu kinh nghiệm trong nghề làm muối. Là vùng có nhiều di tích văn hóa và di tích về nhân văn. Tiêu biểu thì có Thánh địa Mỹ Sơn và Hội An. Đây là 2 cái di tích mà được công nhận là di sản thiên nhiên, di sản văn hóa thế giới. Trong đó, di tích được chứng nhận là di sản văn hóa thế giới là phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn
– Tiếp theo, mật độ dân số của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là 209 người/ km2 so với mật độ cả nước là 283 người/km2, thấp hơn so với trung bình của cả nước với tỉ lệ của vùng là 0,66%, còn cả nước thì là 0,81%. Tỷ lệ hộ nghèo ở Duyên hải Nam Trung Bộ có tỷ lệ hộ nghèo cao hơn so với trung bình của cả nước ta thì với tỉ lệ 6,4%, còn trung bình cả nước là 5,8%
– Về thu nhập bình quân đầu người, khu vực duyên hải Nam Trung Bộ thấp, rơi vào khoảng hơn 2,5 triệu/ người, so với tỉ lệ thu nhập bình quân đầu người của cả nước ít hơn khoảng trên 500 nghìn. Tiếp theo đó là, tỷ lệ người lớn biết chữ ở Duyên hải Nam Trung Bộ là 94,4%, thấp hơn khoảng 0,7% so với trung bình của cả nước.
– Về tuổi thọ trung bình, ở khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ có tuổi thọ là 73,74 năm cao hơn một chút so với trung bình của nước ta 73,6 năm. Tỷ lệ dân số ở thành thị khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ có tỉ lệ là 37,3% .
5. Tổng kết các đặc điểm ở khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ:
– Đầu tiên, các chỉ tiêu ở đây tương đối cao tuy nhiên thì một số chỉ tiêu cần phải thay đổi một cách tích cực hơn. Tiếp theo, là đời sống của các bộ phận dân cư ở khu vực này ngày càng được cải thiện do sự quan tâm của Đảng và Nhà nước và chính những người dân ở đây được cũng rất chăm lo cho sự phát triển kinh tế.
– Khu vực duyên hải Nam Trung Bộ có sự phát triển kinh tế khá là đặc biệt vì nó dựa trên kết tiềm năng về tự nhiên, khu vực này có vai trò quan trọng trong việc làm cầu nối giữa hai miền miền Bắc và miền Nam của nước ta. Ở đây, thì có rất nhiều lợi thế về địa hình, khí hậu và tài nguyên đặc biệt. Các tài nguyên này đều phục vụ cho sự phát triển kinh tế của vùng.