Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp; kinh nghiệm canh tác, chính sách của Nhà nước, cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển cũng là những yếu tố thúc đẩy việc canh tác cây công nghiệp thêm phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn động những khó khăn kìm hãm sự phát triển của cây công nghiệp ở nước ta hiện nay.
Mục lục bài viết
1. Khó khăn lớn nhất trong việc phát triển cây công nghiệp ở nước ta hiện nay là?
A Công nghiệp chế biến chưa phát triển.
B Giống cây trồng còn hạn chế.
C Thị trường có nhiều biến động.
D Thiếu lao động có kinh nghiệm sản xuất
Lời giải chi tiết:
Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển cây công nghiệp lâu năm hiện nay ở nước ta là Thị trường có nhiều biến động. Sản phẩm cây công nghiệp lâu năm là mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của nước ta, khi thị trường thế giới nhiều biến động ảnh hưởng lớn đến sản xuất cây công nghiệp lâu năm trong nước. Ví dụ như khi cà phê được giá, người dân đua nhau trồng cà phê, khi được mùa mất giá, giá cà phê thấp, người dân chặt bỏ cà phê; cây lâu năm cần có thời gian sinh trưởng và phát triển dài mới cho sản phẩm tốt vì vậy nếu giá cả bấp bênh sẽ rất ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất cây lâu năm
=> Chọn đáp án C
2. Những khó khăn trong việc phát triển cây công nghiệp ở nước ta:
Khó khăn về nguồn vốn đầu tư. Đây là một yếu tố quan trọng, bởi lẽ, để phát triển nông nghiệp công nghệ cao, trước tiên phải có vốn đầu tư lớn cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng, xử lý môi trường, đầu tư giống cây trồng, vật nuôi, đào tạo người lao động, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm… Ước tính, ngoài chi phí vốn đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng, giống, đào tạo người lao động,… để xây dựng được một trang trại chăn nuôi quy mô vừa theo mô hình nông nghiệp công nghệ cao, cần khoảng 140 tỷ đồng – 150 tỷ đồng (gấp 4 lần – 5 lần so với trang trại chăn nuôi truyền thống); 1 ha nhà kính hoàn chỉnh với hệ thống tưới nước, bón phân có kiểm soát tự động theo công nghệ của I-xra-xen cần ít nhất từ 10 tỷ đồng – 15 tỷ đồng.
Song thực tế ở nước ta hiện nay, đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chưa tương xứng với vai trò, tiềm năng phát triển. Nguồn vốn đầu tư mới chỉ đáp ứng được 55% – 60% yêu cầu, hiệu quả đầu tư lại không cao. Hiện, cả nước chỉ có khoảng 3.500 doanh nghiệp trong nông nghiệp, chiếm 1,01% tổng số doanh nghiệp cả nước. Số doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, với số vốn dưới 5 tỷ đồng, chiếm dưới 65%.
Mặc dù là ngành có tiềm năng và lợi thế để phát triển, song tỷ trọng vốn FDI vào lĩnh vực nông, lâm, thủy sản ở Việt Nam luôn thấp. Tính đến tháng 10/2015, mới có 547 dự án FDI còn hiệu lực trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư đạt khoảng 4 tỷ USD, chiếm 2,8% tổng số dự án và 1,4% tổng vốn đầu tư FDI tại Việt Nam. Thiếu vốn đầu tư đang là một rào cản không nhỏ đối với phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở nước ta.
Khó khăn về nguồn nhân lực. Để phát triển nông nghiệp công nghệ cao, đòi hỏi phải có nguồn nhân lực chất lượng cao. Thực tế ở nước ta, nguồn nhân lực chất lượng cao am hiểu về khoa học – kỹ thuật trong nông nghiệp còn thiếu và yếu. Chất lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn còn nhiều bất cập so với yêu cầu phát triển và hội nhập.
Khó khăn về tích tụ đất đai và kết cấu hạ tầng ở khu vực nông thôn còn nhiều bất cập. Để sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, cần phải có đất đai với quy mô lớn, ở vị trí thuận lợi cho sản xuất và lưu thông hàng hóa. Ở nước ta hiện nay, việc phát triển nông nghiệp còn thiếu quy hoạch, quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất còn chậm. Chính sách đất nông nghiệp chưa khuyến khích nông dân bảo vệ đất và đầu tư dài hạn vào đất. Bên cạnh đó, ở nhiều địa phương, những vị trí thuận lợi thường được ưu tiên cho xây dựng các khu công nghiệp, đô thị, khu vui chơi giải trí.
Thêm vào đó, đất sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay vẫn còn rất manh mún, cả nước có tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên 10 triệu ha với khoảng 70 triệu thửa đất và gần 14 triệu hộ nông dân. Với tình trạng này, nếu Nhà nước và các cấp chính quyền không có những giải pháp thúc đẩy tích tụ tập trung những diện tích đất đai nhỏ lẻ để xây dựng cánh đồng mẫu lớn, thì khó có thể khuyến khích nông dân mở rộng sản xuất, xây dựng nông trang, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.
Khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao sẽ tạo ra một số lượng nông sản lớn, nếu không tính toán kỹ về thị trường sản phẩm làm ra sẽ không tiêu thụ hoặc khó tiêu thụ được. Hiện nay ở nước ta, thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp còn hạn hẹp, không ổn định, khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh tế sản xuất một số sản phẩm còn thấp, chưa tương xứng với mức độ đầu tư.
Phần lớn nông sản của Việt Nam xuất khẩu mới chỉ ở dạng thô, sơ chế, giá trị gia tăng thấp, nhiều loại nông, lâm, thủy sản chưa có thương hiệu trên thị trường quốc tế. Mặt khác, khi hiệp định tự do về thương mại giữa Việt Nam và các nước có hiệu lực thì cạnh tranh về thị trường tiêu thụ nông sản trong nước sẽ ngày càng gia tăng. Theo kết quả điều tra sơ bộ, hiện nay, các doanh nghiệp bao tiêu mới chỉ tiêu thụ được khoảng 55% số lượng nông sản làm ra trong hợp đồng liên kết, còn lại khoảng 45% doanh nghiệp phải bán ở thị trường tự do đầy rủi ro và bất ổn. Bởi lẽ, nước ta chưa có sở giao dịch hàng hóa nên rủi ro về giá là không thể tránh khỏi.
Sự liên hết hoạt động khoa học – công nghệ giữa các tỉnh, thành trong nước còn rời rạc. Nhiều địa phương chưa xây dựng được kế hoạch hợp tác chặt chẽ giữa tổ chức và cá nhân nghiên cứu khoa học với cơ quan quản lý nghiên cứu, cơ quan chuyển giao kết quả và tổ chức, cá nhân sử dụng kết quả nghiên cứu từ các đề tài, dự án. Mức độ liên kết giữa nghiên cứu khoa học – công nghệ, giáo dục và đào tạo với sản xuất, kinh doanh ở lĩnh vực nông nghiệp còn nhiều hạn chế, thiếu sự hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chức nghiên cứu, phát triển, các trường đại học và doanh nghiệp, các hợp tác xã, nông dân… Do đó, nhiều đề tài, dự án chưa theo kịp những đòi hỏi từ thực tế sản xuất và đời sống.
3. Khả năng và hiện trạng phát triển cây công nghiệp và cây đặc sản trong vùng?
* Khả năng
– Phần lớn diện tích là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác, ngoài ra còn có đất phù sa cổ (ở trung du), đất phù sa ở dọc các thung lũng sông và các cánh đồng ở miền núi như Than Uyên, Nghĩa Lộ, Điện Biên, Trùng Khánh…
– Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc cùa điều kiện địa hình vùng núi. Đông Bắc là nơi chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc, nên có mùa đông lạnh nhất nước ta. Tây Bắc tuy chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc yếu hơn, nhưng do địa hình cao nên mùa đông vẫn lạnh. Bởi vậy, Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh đặc biệt để phát triển các cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới.
* Hiện trạng
– Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng chè lớn nhất cả nước, với các loại chè nổi tiếng ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La.
– Ở các vùng núi giáp biên giới của Cao Bằng, Lạng Sơn, trên vùng núi cao Hoàng Liên Sơn, điều kiện khí hậu rất thuận lợi cho việc trồng các cây thuốc quý (tam thất, đương quy, đỗ trọng, hồi, thảo quả…), các cây ăn quả như mận, đào, lê. Ớ Sa Pa có thể trồng rau ôn đới và sản xuất hạt giống rau quanh năm, trồng hoa xuất khẩu.- Khả năng mở rộng diện tích và nâng cao năng suất cây công nghiệp, cây đặc sản và cây ăn quả còn rất lớn, nhưng còn gặp khó khăn là hiện tượng rét đậm, rét hại, sương muối và tình trạng thiếu nước về mùa đông. Mạng lưới các cơ sở công nghiệp chế biến nông sản chưa tương xứng với thế mạnh của vùng.
– Việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây đặc sản sẽ cho phép phát triển nền nông nghiệp hàng hóa có hiệu quả cao và và hạn chế nạn du canh du cư.
THAM KHẢO THÊM: