Bắc Trung Bộ đang phát triển nông nghiệp và chăn nuôi dưới sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố địa lý và thời tiết đặc biệt. Cần có sự đầu tư và quản lý thông minh để tối ưu hóa khả năng sản xuất và giảm thiểu thiệt hại do các yếu tố khó khăn như thiên tai. Vậy giải pháp chủ yếu phát triển cây công nghiệp hàng năm theo hướng hàng hóa ở Bắc Trung Bộ là?
Mục lục bài viết
1. Giải pháp chủ yếu phát triển cây công nghiệp hàng năm theo hướng hàng hóa ở Bắc Trung Bộ là?
A. mở rộng vùng chuyên canh, tăng năng suất, sử dụng nhiều máy móc.
B. tăng diện tích, sử dụng tiến bộ kĩ thuật, gắn với chế biến và dịch vụ.
C. đẩy mạnh chuyên môn hóa, tăng sản lượng, ứng dụng kĩ thuật mới.
D. tăng sự liên kết, phát triển thị trường, đẩy mạnh sản xuất thâm canh.
Chọn đáp án B.
Giải pháp chủ yếu phát triển cây công nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là tăng diện tích, sử dụng tiến bộ kĩ thuật, gắn với chế biến và dịch vụ. Nông nghiệp hàng hóa cần sản xuất trên quy mô lớn (tăng diện tích do Trung du miền núi Bắc Bộ là vùng còn khả năng mở rộng), đáp ứng được nhu cầu của thị trường (gắn với chế biến; ứng dụng kĩ thuật mới làm tăng chất lượng, giá trị của sản phẩm) và gắn với các dịch vụ.
2. Cây công nghiệp chủ yếu ở nước ta gồm các loại cây nào? Giá trị và sự phân bố các loại cây công nghiệp này?
Nước ta có nhiều cây công nghiệp lâu năm như chè, cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa, hồi, sơn, quế… Chè là loại cây công nghiệp quan trọng có giá trị xuất khẩu cao. Cây chè khỏe, không kén đất nên có thể trồng ở khắp nơi, từ đồng bằng đến miền núi, từ miền Bắc tới miền Nam. Các vùng chuyên canh chè tâp trung ở các tỉnh Yên Bái, Sơn La, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc, Lâm Đồng.
Cao su là cây ưa trồng ở vùng đất đỏ ba-dan, là cây cho nhựa có giá trị kinh tế cao. Một số tỉnh miền Nam là nơi có điều kiện thuận lợi cho việc trồng cao su, đặc biệt là vùng Đông Nam Bộ với diện tích trồng cao su chiếm 80% diện tích toàn quốc.
Cà phê là cây công nghiệp có giá trị cao về mặt xuất khẩu. Các vùng trồng cà phê chủ yếu là Tây Nguyên, Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Riêng Tây Nguyên có sản lượng cà phê chiếm gần 90% sản lượng cà phê của cả nước do có diện tích đất đỏ ba-dan lớn nhất với tầng phong hóa dày, giàu chất dinh dưỡng, phân bố trên bề mặt rộng lớn và tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc thành lập các nông trường trồng cây công nghiệp với quy mô lớn.
Cây dừa ưa khí hậu ẩm, đất ẩm và mọc được cả trên cát có ngập mặn. Dừa được trồng nhiều ở các tỉnh miền Nam, nhất là ở Bình Định, Bến Tre. Cây dừa rất quý, quả để ăn tươi và ép lấy dầu, các bộ phận khác như thân, lá, sọ, vỏ dùng để làm các sản phẩm thủ công mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Hồi là cây cận nhiệt đới, nên chỉ mọc ở miền Bắc nước ta. Dầu hồi là một mặt hàng xuất nhập khẩu rất quý. Nơi trồng nhiều hồi nhất là các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Lào Cai, Yên Bái…
Cây công nghiệp hằng năm (chủ yếu là đay, cói, dâu tằm, bông, mía, lạc, đậu tương, thuốc lá…), thường được trồng ở vùng đồng bằng, một số cây trồng xen trên đất lúa. Đay được trồng nhiều ở đồng bằng sông Hồng (các tỉnh Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam) và ở đồng bằng sông Cửu Long (tỉnh Long An…). Cây cói được trồng trên đất nhiễm mặn, tập trung nhiều nhất ở dải ven biển của đồng bằng sông Hồng, suốt từ Hải Phòng đến phía bắc tỉnh Thanh Hóa. Những năm gần đây, diện tích cói tăng rất nhanh ở đồng bằng sông Cửu Long, chiếm một nửa diện tích cói cả nước.
Dâu tằm là cây công nghiệp truyền thống, nay được phát triển cùng với việc khôi phục nghề tằm tơ ở nước ta, được trồng nhiều nhất ở tỉnh Lâm Đồng. Cây bông mới được chú trọng phát triển, trồng phổ biến ở Đắc Lắc, Đồng Nai và một số tỉnh Nam Trung Bộ. Mía được trồng ở hầu khắp các tỉnh, nhưng tập trung tới 75% diện tích và 80% sản lượng ở các tỉnh phía Nam (đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và duyên hải miền Trung).
Đậu tương, lạc, thuốc lá được trồng nhiều trên đất bạc màu. Đậu tương được trồng nhiều nhất ở miền núi, vùng trung du phía Bắc (Cao Bằng, Sơn La, Bắc Giang), chiếm hơn 40% diện tích đậu tương cả nước, ngoài ra còn được trồng nhiều ở các tỉnh Hà Tây, Đồng Nai, Đắc Lắc và Đồng Tháp. Cây lạc phù hợp trên đất phù sa cổ ở các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, trên đất cát pha các đồng bằng duyên hải miền Trung, nhất là ở Bắc Trung Bộ và ở trung du Bắc Bộ. Cây thuốc lá được trồng nhiều nhất ở vùng Đông Nam Bộ, duyên hải miền Trung và miền núi, vùng trung du phía Bắc.
3. Bài tập tự luyện kèm đáp án:
Câu 1: Điều kiện sinh thái nông nghiệp nào sau đây không phải của Bắc Trung Bộ?
A. Nhiều vùng biển để nuôi thủy sản.
B. Đồng bằng hẹp, vùng đồi trước núi.
C. Đất phù sa, đất feralit và đất badan.
D. Thường xảy ra thiên tai, nạn cát bay.
Đáp án: A
Giải thích:
Nhiều vùng biển để nuôi thủy sản không phải là điều kiện sinh thái nông nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ.
Câu 2: Tỉnh trọng điểm nghề cá ở Bắc Trung Bộ là
A. Nghệ An.
B. Thanh Hóa.
C. Hà Tĩnh.
D. Thừa Thiên – Huế.
Đáp án: A
Giải thích:
Nghệ An là tỉnh trọng điểm nghề cá ở Bắc Trung Bộ.
Câu 3: Trong tổng diện tích đất có rừng của vùng Bắc Trung Bộ, loại rừng nào sau đây có diện tích lớn nhất?
A. Sản xuất.
B. Phòng hộ.
C. Nhập mặn.
D. Đặc dụng.
Đáp án: B
Giải thích:
Loại rừng có diện tích lớn nhất ở bắc Trung Bộ là rừng phòng hộ.
Câu 4: Vùng gò đồi trước núi của Bắc Trung Bộ có thế mạnh về
A. chăn nuôi đại gia súc.
B. cây công nghiệp hàng năm.
C. chăn nuôi gia cầm.
D. cây lương thực và nuôi lợn.
Đáp án: A
Giải thích:
Vùng gò đồi trước núi của Bắc Trung Bộ có thế mạnh về chăn nuôi đại gia súc.
Câu 5: Các loại cây công nghiệp hàng năm thích hợp với vùng đất cát pha ven biển của vùng Bắc Trung Bộ là
A. lạc, mía, thuốc lá.
B. lạc, đậu tương, đay, cói.
C. dâu tằm, lạc, cói.
D. lạc, dâu tằm, bông, cói.
Đáp án: A
Giải thích:
Lạc, mía, thuốc lá là các loại cây công nghiệp hàng năm thích hợp với vùng đất pha cát ven biển ở bắc Trung Bộ.
Câu 6: Các nhà máy xi măng lớn thuộc vùng Bắc Trung Bộ là
A. Bỉm Sơn, Hoàng Mai, Tam Điệp.
B. Bỉm Sơn, Hoàng Mai, Nghi Sơn.
C. Bỉm Sơn, Hoàng Mai, Hoàng Thạch.
D. Bỉm Sơn, Tam Điệp, Yên Bình.
Đáp án: B
Giải thích:
Bỉm Sơn, Hoàng Mai, Nghi Sơn là các nhà máy xi măng thuộc vùng Bắc Trung Bộ.
Câu 7: Bắc Trung Bộ gồm bao nhiêu tỉnh?
A. 5.
B. 6.
C. 7.
D. 8.
Đáp án: B
Giải thích:
Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh (Thanh, Nghệ, Tĩnh, Bình, Trị, Thiên).
Câu 8: Loại đất chủ yếu ở dải đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ là
A. đất phèn.
B. đất xám.
C. đất cát pha.
D. đất mặn.
Đáp án: C
Giải thích:
Đất cát pha là loại đất chủ yếu ở dải đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ.
Câu 9: Bắc Trung Bộ không tiếp giáp với vùng kinh tế nào sau đây?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Tây nguyên.
Đáp án: D
Giải thích:
Bắc Trung Bộ không tiếp giáp với vùng kinh tế Tây Nguyên.
Câu 10: Vấn đề có ý nghĩa hàng đầu đối với sự hình thành cơ cấu kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ là
A. phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm.
B. phát triển vùng trọng điểm trồng cây lương thực, thực phẩm.
C. vấn đề phát triển ngành nuôi trồng thủy sản.
D. hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp.
Đáp án: D
Giải thích:
Vấn đề hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp ở vùng Bắc Trung Bộ có ý nghĩa lớn đối với sự hình thành cơ cấu kinh tế chung của vùng vì nó không chỉ góp phần tạo ra cơ cấu ngành, mà còn tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian.
Câu 11: Diện tích rừng giàu của Bắc Trung Bộ hiện nay chủ yếu tập trung ở
A. vùng núi biên giới Việt – Lào.
B. vùng đồi núi thấp.
C. đồng bằng ven biển.
D. các đảo gần bờ.
Đáp án: A
Giải thích:
Diện tích rừng giàu của Bắc Trung Bộ hiện nay tập trung ở vùng biên giới Việt Lào.
Câu 12: Tài nguyên khoáng sản có giá trị lớn nhất trong vùng Bắc Trung Bộ là
A. crôm, thiếc, sắt, đá vôi, sét, đá quý.
B. crôm, thiếc, đá vôi, đồng.
C. Đá vôi, thiếc, a patit, kẽm.
D. Dầu khí, than, đá vôi.
Đáp án: A
Giải thích:
Crôm, thiếc, sắt, đá vôi, sét, đá quý là những tài nguyên khoáng sản có giá trị lớn ở vùng Bắc Trung Bộ.
Câu 13: Hạn chế lớn nhất về tự nhiên trong phát triển nông nghiệp của Bắc Trung Bộ là
A. bão, lũ lụt, hạn hán.
B. gió lào khô nóng, bão cát.
C. xâm nhập mặn, ngập úng.
D. sóng lừng, sạt lở bờ biển.
Đáp án: A
Giải thích:
Bão, lũ lụt, hạn hán là những hạn chế lớn nhất về mặt tự nhiên trong sự phát triển nông nghiệp của Bắc Trung Bộ.
Câu 14: Từ Tây sang Đông ở Bắc Trung Bộ thuận lợi để hình thành cơ cấu kinh tế theo không gian là
A. nông – lâm – ngư nghiệp.
B. lâm – nông – ngư nghiệp.
C. ngư – nông – lâm nghiệp.
D. ngư – lâm – nông nghiệp.
Đáp án: B
Giải thích:
Đối với vùng Bắc Trung Bộ, lát cắt lãnh thổ từ Tây sang đông thể hiện cơ cấu ngành nông nghiệp (theo nghĩa rộng) theo không gian là: lâm – nông – ngư nghiệp.
Câu 15: Khó khăn nào sau đây là chủ yếu làm cho cơ cấu công nghiệp của Bắc Trung Bộ chưa được hoàn chỉnh?
A. Nguyên liệu, nhiên liệu còn thiếu.
B. Vốn và kĩ thuật còn nhiều hạn chế.
C. Lao động ít và thiếu kinh nghiệm.
D. Thị trường nhỏ và còn biến động.
Đáp án: B
Giải thích:
Do những hạn chế về điều kiện kỹ thuật, vốn nên cơ cấu công nghiệp của vùng chưa thật định hình và sẽ có nhiều biến đổi trong những thập kỷ tới.
THAM KHẢO THÊM: