Lịch sử 11 Bài 10: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội được chúng tôi biên soạn trong nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp họ sinh giải bài tập, cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới.
Mục lục bài viết
1. Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế (1921 – 1925):
1.1. Chính sách kinh tế mới:
– Sau 7 năm chiến tranh đế quốc và nội phản, nhân dân Nga bước vào thời kỳ xây dựng kinh tế với những thuận lợi và khó khăn, cả bên trong và bên ngoài.
Ở trong nước Nga, chính quyền Xô viết được thiết lập ở khắp nơi trong nước. Những biện pháp của chính quyền Xô viết bước đầu đã gây được sự tin cậy trong dân chúng. Đó là thuận lợi căn bản bảo đảm cho đất nước bước vào thời kỳ mới. Tuy nhiên khó khăn vô cùng lớn. Những thiệt hại vật chất trong chiến tranh và nội chiến đã làm cho đất nước thiệt hại hàng chục tỉ rúp. Một số lớn cầu đường, xí nghiệp bị tàn phá. Ruộng đất bị bỏ hoang hoá đến gần 20 triệu ha. Sản lượng công nghiệp, nông nghiệp bị giảm sút nghiêm trọng. Đời sống các tầng lớp nhân dân ngày một khó khăn. Điện không đủ, thành phố tối tăm, những hàng hoá thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày như bánh mỳ, thịt, muối, vải, dầu hoả thắp sáng không đủ cung cấp…
Từ những khó khăn kinh tế lại dẫn đến những khó khăn về chính trị, xã hội. Sau chiến tranh, chính sách Cộng sản thời chiến không còn phù hợp nữa, kìm hãm sản xuất. Nông dân bất mãn với chế độ trung thu lương thực thừa không còn hào hứng sản xuất. Công nhân thất nghiệp, số lượng bị giảm sút một nửa so với trước chiến tranh. Bọn phản động lợi dụng tình hình khó khăn, kích động quần chúng bất mãn, chống đối chính quyền.
Nghiêm trọng nhất là cuộc nổi loạn ở Crôngxtat, một nơi có truyền thống cách mạng. Ngày 28 tháng 2 năm 1921, bọn nổi loạn đã xúi dục các thuỷ thủ nổi dậy chiếm pháo đài, giết hại các đảng viên Bônsêvích, giải tán các Xô viết địa phương. Các cuộc nổi loạn cũng đã diễn ra ở Xibêri, Ucraina, vùng Đông Nam Matxcơva, Riadan…
– Từ ngày 8 đến 16 tháng 3 năm 1921, Đảng Bônsêvích họp Đại hội lần thứ X quyết định thực hiện Chính sách Kinh tế mới (NEP) do Lê-nin đề xướng.
+ Trong nông nghiệp: Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực, thuế lương thực nộp bằng hiện vật.
+ Trong công nghiệp: Nhà nước khôi phục công nghiệp nặng; cho phép tư nhân xây dựng những xí nghiệp nhỏ (dưới 20 công nhân); khuyến khích nước ngoài đầu tư vào nước Nga. Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt (công nghiệp, giao thông vận tải, ngân hàng, ngoại thương…).
+ Trong thương nghiệp và tiền tệ: Tư nhân được tư do buôn bán, phát hành đồng rúp mới vào năm 1924.
– Chính sách kinh tế mới thực chất là chuyển nền kinh tế do nhà nước độc quyền sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần do nhà nước kiểm soát, khôi phục lại nền kinh tế hàng hóa.
1.2. Thành lập Liên bang Xô viết:
Tháng 12/1922, Đại hội Xô viết toàn Nga đã tuyên bố thành lập Liên Bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) gồm 4 nước cộng hòa đầu tiên là Nga, U-crai-na, Bê-lô-rút-xi-a và Ngoại Cáp-ca-dơ, đến năm 1940 có thêm 11 nước.
Sau khi liên bang thành lập và kết quả những thành tựu bước đầu về kinh tế – xã hội, năm 1924 Hiến pháp mới được ban hành.
Trong khi công cuộc khôi phục kinh tế đang tiến triển mạnh mẽ thì Lênin qua đời ngày 21-1-1924.
2. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1925 – 1941):
2.1. Những kế hoạch 5 năm đầu tiên:
– Nhiệm vụ trọng tâm là thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa
+ Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
+ Có mục tiêu cụ thể cho từng kế hoạch dài hạn, kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1928 – 1932) và kế hoạch năm năm lần thứ hai (1933 – 1937).
– Năm 1937, sản lượng công nghiệp chiếm 77,4% tổng sản phẩm quốc dân.
– Trong nông nghiệp, đưa 93% số nông hộ với 90% diện tích đất canh tác vào nền nông nghiệp tập thể hóa, có qui mô sản xuất lớn và cơ giới hóa.
– Trong Văn hóa – giáo dục: Thanh toán nạn mù chữ, xây dựng hệ thống giáo dục thống nhất, phổ cập tiểu học trong cả nước, phổ cập trung học cơ sở ở thành phố.
– Cơ cấu giai cấp thay đổi xã hội chỉ còn 2 giai cấp lao động là công nhân, nông dân và trí thức xã hội chủ nghĩa.
– Từ năm 1937, Liên Xô tiếp tục thực hiện kế hoạch 5 năm lần ba, sang tháng 6/1941 Đức tấn công Liên Xô, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội bị gián đoạn.
2.2. Quan hệ ngoại giao của Liên Xô:
– Liên Xô đã từng bước xác lập quan hệ ngoại giao với một số nước láng giềng châu Á, châu Âu. Từng bước phá vỡ chính sách bao vây cô lập về kinh tế và ngoại giao của các nước đế quốc.
– Trong vòng 4 năm (1922 – 1925), Liên Xô đã được các cường quốc tư bản: Đức, Anh, I-ta-li-a, Pháp, Nhật, lần lượt công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao
– Đầu năm 1925, đã thiết lập ngoại giao với 20 nước.
– Năm 1933, Mĩ công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô. Đây là thắng lợi lớn của nền ngoại giao Xô viết, khẳng định uy tín của Liên Xô trên trường quốc tế.
3. Lịch sử 11 Bài 10: Trả lời câu hỏi SGK:
Câu hỏi Lịch Sử 11 Bài 10 trang 55:
– Chính sách kinh tế mới tác động đến nền kinh tế nước Nga như thế nào ? (xem bảng thống kê)
– Việc thành lập liên bang Xô viết có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời:
Chính sách kinh tế mới tác động đến nền kinh tế nước Nga: Chính sách kinh tế mới làm nên kinh tế Nga chuyển biến rõ rệt. Sản lượng các sản phẩm tăng cao chỉ trong 2 năm có những sản phẩm tăng gấp nhiều lần
Việc thành lập liên bang Xô viết có ý nghĩa
– Đánh dấu sự sụp đổ của chế độ phong kiến, xác lập Chủ nghĩa Xã hội lên toàn liên bang
– Đánh dấu sự lớn mạnh của Liên xô
– Khẳng định tính đúng đắn trong chính sách đoàn kết dân tộc của Lê-nin
– Chống lại sự chia rẽ của kẻ thù trong và ngoài nước.
Câu hỏi Lịch Sử 11 Bài 10 trang 58:
– Qua bản thống kê trên, hãy nêu nhận xét về thành tựu của Liên Xô trong lĩnh vực công nghiệp
– Nêu những thành tựu của Liên Xô qua hai kế hoạch 5 năm đầu tiên
– Liên xô đã đạt được những thành tựu gì trong quan hệ ngoại giao vào những năm 1922-1933
Trả lời:
Qua bản thống kê trên, hãy nêu nhận xét về thành tựu của Liên Xô trong lĩnh vực công nghiệp:
– Liên xô đã trở thành nước có một nên công nghiệp phát triển vượt bậc. Qua 9 năm, sản lượng than, gang thép đã tăng lên đáng kể. Sản lượng năm 1938 gấp nhiều lần năm 1929
– Nêu những thành tựu của Liên Xô qua hai kế hoạch 5 năm đầu tiên:
Thành tựu:
+ Năm 1937, sản lượng công nghiệp chiếm 77,4% tổng sản lượng
+ Nông nghiệp, 93% nông hộ, 90% diện tích canh tác được đưa vào công nghiệp tập thể hóa, có quy mô sản xuất lớn
+ Cơ giới hóa máy móc, cơ sở vật chất
+ Liên xô xóa nạn mù chữ, hoàn thành phổ cập tiểu học trong cả nước, và tiến hành phổ cập giáo dục trung học ở thành phố
– Liên xô đã đạt được những thành tựu trong quan hệ ngoại giao vào những năm 1922-1933:
– Liên xô thiết lập quan hệ với các nước láng giềng
– Các nước Đức, Anh, I-ta-li-a, Pháp, Nhật, Mĩ lần lượt thiết lập ngoại giao với Liên Xô
– Từng bước phá vỡ thế bao vây cô lập của các nước đế quốc
Bài 1 trang 58 Lịch Sử 11: Nêu những nội dung cơ bản của Chính sách kinh tế mới
Trả lời:
– Nông nghiệp:
+ Thu thuế lương thực thay cho trưng thu lương thực
+ Sau khi nộp đủ thuê nông dân có toàn quyền sử dụng lương thực dư thừa
– Công nghiệp :
+ Tập trung khôi phục công nghiệp nặng
+ Cho tư nhân thuê, xây xí nghiệp nhỏ, có sự quản lí của nhà nước
+ Khuyến khích đầu tư từ tư bản nước ngoài
+ Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt
+ Các xí nghiệp tự hoạch toán kinh tế, cải tiến chế độ tiền lương
– Thương nghiệp:
+ Cho tự do buôn bán, mở lại các chợ
+ Phát hành đồng Rúp thay cho tiền cũ
Bài 2 trang 58 Lịch Sử 11: Trình bày những thay đổi về mọi mặt của Liên Xô sau hai kế hoạch 5 năm đầu tiên
Trả lời:
– Năm 1937, sản lượng công nghiệp chiếm 77,4% tổng sản lượng
– Nông nghiệp, 93% nông hộ, 90% diện tích canh tác được đưa vào công nghiệp tập thể hóa, có quy mô sản xuất lớn
– Cơ giới hóa máy móc, cơ sở vật chất
– Liên xô xóa nạn mù chữ, hoàn thành phổ cập tiểu học trong cả nước, và tiến hành phổ cập giáo dục trung học ở thanh phố
Bài 3 trang 58 Lịch Sử 11: Qua lược đồ Liên xô năm 1940, hãy xác định vị trí, tên gọi các nước cộng hòa trong Xô viết
Trả lời:
Các nước là : E-xtôi-ni-a, Lát-vi-a, Lít-va, Bê-lô-rút-xi-a, U-crai-na, Môn-đô-va, Ác-mê-ni-a, Gru-di-a, A-déc-bai-gian, Tuốc-mê-ni-a, U-dơ-bê-ki-xtan, Tát-gi-ki-xtan, Kiếc-ghi-di-a.
THAM KHẢO THÊM: