Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, thế kỷ XVIII là thời kỳ của chiến tranh nông dân với đỉnh cao là phong trào Tây Sơn. Để tìm hiểu rõ hơn, mời các bạn cùng tham khảo bài viết Phong trào Tây Sơn: Nguyên nhân, tóm tắt diễn biến, kết quả
Mục lục bài viết
1. Tóm tắt phong trào Tây Sơn:
Phong trào Tây Sơn nổ ra ở Đàng Trong vào khoảng nửa cuối thế kỷ XVIII, do ba anh em nhà họ Nguyễn: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo. Năm 1771 cuộc khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ với mục tiêu: “đánh đổ quyền thần Trương Phúc Loan, ủng hộ hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương”. Mục đích của khởi nghĩa Tây Sơn là phản kháng sự đàn áp của đám quan lại, địa chủ, diệt Trương Phúc Loan, “thực hiện công lý trong xã hội”. Phong trào Tây Sơn không ngừng lớn mạnh và liên tục giành được những thắng lợi to lớn: năm 1773, tái chiếm phủ Quy Nhơn; từ năm 1776 đến năm 1783, nghĩa quân Tây Sơn đã bốn lần đánh vào Gia Định. Trong lần tiến công thứ hai (năm 1777) Tây Sơn bắt sống toàn bộ chúa Nguyễn, chỉ có Nguyễn Ánh trốn chạy, chính quyền họ Nguyễn Đàng Trong bị sụp đổ. Sau vài lần thất bại, Nguyễn Ánh sang Xiêm cầu viện. Chớp thời cơ, tháng 7 năm 1784 vua Xiêm cử 5 vạn quân thuỷ bộ qua xâm lược nước ta dưới sự dẫn đường của Nguyễn Ánh. Cuối năm 1784, quân Xiêm đã chiếm miền Tây Gia Định, chúng ra sức cướp đất, giết hại dân. Nguyễn Nhạc đã cử Nguyễn Hụê vào Nam đánh giặc. Tháng 1 năm 1785 Nguyễn Huệ lãnh đạo quân Tây Sơn đánh thắng trận Rạch Gầm – Xoài Mút. Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút là một trong những trận thủy chiến vĩ đại nhất, đập tan mưu đồ xâm lược của vua Xiêm nhằm chứng tỏ tầm vóc lớn lao của nghĩa quân Tây Sơn cũng như thiên tài quân sự Nguyễn Huệ.
Năm 1786, với chiêu bài “phù Lê diệt Trịnh” phong trào Tây Sơn chuyển trọng tâm tranh đấu ra phía Bắc, quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ lãnh đạo đã đánh đổ toàn bộ sự thống trị của họ Trịnh. Sau đó, với các cuộc tiến quân ra Bắc năm 1787 – 1788, quân Tây Sơn lật đổ nền thống trị của vua Lê, chế độ vua Lê chúa Trịnh thống trị ở Bắc hà bị đập tan.
Sau khi đánh đổ hoàn toàn chính quyền phong kiến tay sai trong nước, phong trào Tây Sơn đã vươn lên làm nghĩa vụ đánh đuổi quân thù, bảo vệ Tổ quốc. Với chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, Quang Trung đã đánh thắng đội quân Mãn Thanh do Tôn Sĩ Nghị cầm đầu, giành chủ quyền đất nước.
Phong trào Tây Sơn là một trong các phong trào nông dân điển hình trong thời phong kiến Việt Nam. Phong trào đã lần lượt đánh đổ ba chính quyền phong kiến, đánh thắng hai cuộc xâm lược và can thiệp của nước ngoài, chấm dứt sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài, hoàn thành sự nghiệp thống nhất nước nhà, lưu lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử dân tộc.
2. Nguyên nhân bùng nổ phong trào nông dân Tây Sơn:
Tại Đàng Trong, vào khoảng năm 1744, chúa Nguyễn xưng vương, bắt tay việc thành lập chính quyền trung ương. Lúc này nước Việt Nam bị chia làm đôi. Từ giữa thế kỷ 17, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu, quan lại tham nhũng, kéo bè kết cánh ăn chơi xa hoa, bóc lột dân nghèo. Nông dân bị bắt đóng đủ loại phí, chiếm sạch ruộng vườn.
Lúc này, mâu thuẫn giữa nông dân với quan lại, giữa nông dân với chính quyền phong kiến trở nên vô cùng nghiêm trọng. Điều này đã làm bùng nổ các cuộc khởi nghĩa trong đó có khởi nghĩa Tây Sơn. Có thể thấy nguyên nhân chính làm bùng nổ phong trào Tây Sơn là sự xung đột giữa nông dân với chính quyền Đàng Trong.
3. Diễn biến phong trào Tây Sơn:
3.1. Lật đổ chính quyền họ Nguyễn:
Mùa Thu năm 1773, nghĩa quân nhà Tây Sơn phần lớn đã kiểm soát toàn bộ phủ Quy Nhơn. Đến tháng 9 năm 1773, nghĩa quân Tây Sơn đã hạ xong phủ thành. Đến giữa năm 1774, từ Quảng Nam đến Bình Thuận hoàn toàn thuộc sự kiểm soát của nghĩa quân Tây Sơn.
Biết được phong trào Tây Sơn lớn mạnh, chúa Trịnh ở Đàng Ngoài đã đưa hàng vạn quân tiến vào đánh chiếm Phú Xuân (Huế). Lúc này chúa Nguyễn không còn sức kháng cự nữa đã vượt biển vào Gia Định.
Lúc này nghĩa quân Tây Sơn bị dồn vào thế bất lợi khi phía Bắc là quân chúa Trịnh, phía Nam là quân chúa Nguyễn. Nguyễn Nhạc lúc này phải tạm thời giảng hoà với quân chúa Trịnh để dồn lực đánh quân chúa Nguyễn. Từ năm 1776 – 1783, quân Tây Sơn đã bốn lần đánh vào Gia Định.
Trong lần tiến quân năm 1777, Chúa Nguyễn đã bị giết, tình hình thống trị của họ Nguyễn ở đàng Trong cũng kết thúc. Tuy nhiên, Nguyễn Ánh may mắn đã trốn được và trở thành kẻ đối địch với quân Tây Sơn.
3.2. Hạ thành Phú Xuân – Tiến quân ra Bắc Hà diệt họ Trịnh:
Sau khi phong trào Tây Sơn đánh thắng 5 vạn quân Xiêm, nghĩa quân Tây Sơn đã tính đến chuyện tiêu diệt chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, thống nhất nước nhà. Bấy giờ quân Trịnh đang đóng quân tại Phú Xuân, vơ vét, cướp bóc, tàn sát nông dân khiến dân chúng căm phẫn.
Mùa hè năm 1786, Nguyễn Huệ dưới sự yểm trợ của Nguyễn Hữu Chỉnh đã tiến quân xuyên qua đèo Hải Vân để vào đánh thành Phú Xuân. Đến tháng 6/1786, lợi dụng nước sông dâng cao, thuyền của quân Tây Sơn đã tiến đánh sát kinh thành, phối hợp với bộ binh giao chiến với quân Trịnh. Không có sự phòng bị, quân Trịnh nhanh chóng bị tiêu diệt. Thừa thắng tiến lên, Nguyễn Huệ đã dẫn quân ra Nam sông Gianh, giải phóng hoàn toàn đất Đàng Trong.
Tranh thủ cơ hội, Nguyễn Huệ đã chủ động tiến quân ra Đàng Ngoài với danh nghĩa “Phù Lê diệt Trịnh” và hô hào ủng hộ từ nhân dân.
Ngày 21/7/1786, Nguyễn Huệ dẫn quân tiến đánh thành Thăng Long, chúa Trịnh bị bắt giữ, chính quyền chúa Trịnh chính thức bị lật đổ.
Nhờ những chiến thắng ở cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài, phong trào Tây Sơn đã đặt ra những tiền đề vững chắc về sự thống nhất nước nhà.
3.3. Nguyễn Hữu Chỉnh mưu phản – Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà:
Trên đường quay về Nam, Nguyễn Huệ đã cho Nguyễn Hữu Chỉnh ở lại Nghệ An nhằm giúp đỡ Nguyễn Văn Duệ. Tuy nhiên sau khi nghĩa quân Tây Sơn ra khỏi, Bắc Hà trở nên hỗn loạn.
Lê Chiêu Thống không thể dẹp tan các đợt khởi nghĩa của con cháu họ Trịnh, đã tìm được sự giúp đỡ của Nguyễn Hữu Chỉnh. Lúc bấy giờ Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ đã chia ra cai quản 3 vùng. Sau khi đã giúp đỡ vua Lê Chiêu Thống đánh hết tàn dư họ Trịnh thì Nguyễn Huệ muốn gây dựng cho bản thân một đội quân riêng và ra mặt chống trả lại nghĩa quân Tây Sơn.
Lúc này Nguyễn Huệ đã sai Vũ Văn Nhậm tiến quân ra Bắc nhằm tiêu diệt Nguyễn Hữu Chỉnh. Sau khi Vũ Văn Nhậm tiêu diệt xong Nguyễn Hữu Chỉnh thì hắn ta vẫn tiếp tục có âm mưu riêng. Đến giữa năm 1788, Nguyễn Huệ đã đích thân dẫn quân tiêu diệt Vũ Văn Nhậm. Lúc này bè phái của Lê Chiêu Thống đã trốn sang Kinh Bắc. Nguyễn Huệ xây dựng chính quyền tại Bắc Hà dưới sự giúp đỡ của Phan Huy Ích, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Thiếp, . ..
4. Kết quả và Ý nghĩa lịch sử của Phong trào Tây Sơn:
Kết quả:
Đây là một trong những phong trào nông dân được coi là mẫu mực và tiêu biểu của phong trào nông dân thời kỳ lịch sử phong kiến Việt Nam. Nhờ có sự đoàn kết của toàn dân tộc kết hợp với sự chỉ đạo sáng suốt, phong trào đã liên tục giành được các thắng lợi lớn, không ngừng lớn mạnh về qui mô, giải quyết được những mâu thuẫn giai cấp. Có thể nói, thành quả lớn nhất của phong trào Tây Sơn là đã đánh đổ thành công chính quyền phong kiến phản động Lê – Trịnh – Nguyễn, thống nhất nước nhà. Ngoài ra, phong trào Tây Sơn đã vượt ra ngoài khuôn khổ giai cấp đứng lên thực hiện nhiệm vụ đánh đuổi giặc xâm lược, giành lại độc lập cho dân tộc.
Ý nghĩa:
Phong trào Tây Sơn mang những nét đặc sắc riêng biệt, được coi là một trong các phong trào nông dân xuất sắc – tiêu biểu của phong trào nông dân trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Nhờ sự đoàn kết, phong trào đã giành được các thắng lợi lớn, không ngừng mở rộng về qui mô, giải quyết được mâu thuẫn giai cấp – dân tộc. Thành quả lớn nhất của phong trào Tây Sơn là không chỉ đánh đổ những chính quyền phong kiến phản động Lê – Trịnh – Nguyễn, chấm dứt sự chia cắt nước nhà mà đã vượt qua được ranh giới giai cấp, đứng lên đảm nhận nhiệm vụ đánh đuổi xâm lược, giành độc lập dân tộc. Bên cạnh đó, việc gìn giữ và phát triển các giá trị truyền thống của dân tộc cũng là mục đích của Tây Sơn cho dù là đang đấu tranh vì mục tiêu thống nhất đất nước hay là vào thời kỳ hoà bình phát triển, bảo vệ độc lập của dân tộc. Những chính sách đúng đắn và kịp thời của Quang Trung và vương triều Tây Sơn giúp Đại Việt có được sự hồi sinh sau hơn hai thập kỷ chịu chia cắt và bước đầu nhận được một số thành công trên các phương diện. Mặc dù không giành được thắng lợi sau cùng, không duy trì được thành quả tranh đấu bởi tình trạng chia rẽ, mất đoàn kết của anh em Nguyễn Huệ và các quan, song công lao đóng góp của phong trào nông dân Tây Sơn là không thể phủ nhận và Tây Sơn – Nguyễn Huệ vẫn là niềm tự hào của mỗi người dân Việt.