Khí hậu và thủy văn của Việt Nam đều đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày và phát triển của đất nước và là một kiến thức quan trọng trong Địa lí lớp 8. Thực hành về khí hậu, thủy văn Việt Nam gồm có những dạng bài tập nào? Dưới đây là lời giải bài tập Địa lí 8 bài 35. Xin mời các em học sinh theo dõi để có kết quả học tập tốt.
Mục lục bài viết
1. Giải bài tập thực hành trang 124:
* Đề bài:
Căn cứ vào bảng lượng mưa và lượng dòng chảy tại các lưu vực sông sau đây, hãy:
a Vẽ biểu đồ thể hiện chế độ mưa và chế độ dòng chảy trên từng lưu vực (mỗi lưu vực một biểu đồ).
b. Tính thời gian và độ dài (số tháng) của mùa mưa và mùa lũ tại các lưu vực theo chỉ tiêu vượt giá trị trung bình tháng
c. Nhận xét về mối quan hệ giữa mùa mưa và mùa lũ trên từng lưu vực nói riêng và trên toàn quốc nói chung.
* Phương pháp giải:
– Kĩ năng vẽ biểu đồ nhiệt độ – lượng mưa.
– Kĩ năng tính toán số liệu và nhận xét biểu đồ khí hậu.
* Lời giải chi tiết
a. Vẽ biểu đồ kết hợp
b. Tính thời gian và độ dài (số tháng) của mùa mưa và mùa lũ tại các lưu vực theo chỉ tiêu vượt giá trị trung bình tháng:
– Lượng mưa trung bình các tháng ở lưu vực sông Hồng (trạm Sơn Tây): 153,3 mm; ở lưu vực sông Gianh (trạm Đồng Tâm): 185,8 mm.
+ Các tháng mùa mưa trên sông Hồng: 6 tháng (từ tháng 5 – 10).
+ Các tháng mùa mưa trên sông Gianh: 4 tháng (từ tháng 8 – 11).
– Lưu lượng dòng chảy trung bình các tháng ở lưu vực sông Hồng (trạm Sơn Tây): 3632,6 m³/s; ở lưu vực sông Gianh (trạm Đồng Tâm): 61,7 m³/s
+ Các tháng mùa lũ trên sông Hồng: 5 tháng (từ tháng 6 – 10).
+ Các tháng mùa lũ trên sông Gianh: 3 tháng (từ tháng 9 – 11).
c. Nhận xét về mối quan hệ giữa mùa mưa và mùa lũ trên từng lưu vực nói riêng và trên toàn quốc nói chung.
– Các tháng của mùa lũ trùng với các tháng mùa mưa:
+ Trên lưu vực sông Hồng (Trạm Sơn Tây): tháng 6, 7, 8, 9, 10.
+ Trên lưu vực sông Gianh (Trạm Đồng Tâm): tháng 9, 10, 11.
– Các tháng của mùa lũ không trùng với các tháng mùa mưa:
+ Trên lưu vực sông Hồng (Trạm Sơn Tây): tháng 5.
+ Trên lưu vực sông Gianh (Trạm Đồng Tâm): tháng 8.
⇒ Sông Hồng mùa mưa vào hè thu nên mùa lũ cũng rơi vào thời gian này. Sông Gianh có mùa mưa lùi về thu đông nên mùa lũ cũng lùi về các tháng cuối năm (tháng 9, 10, 11). Nhìn chung ở nước ta, chế độ nước sông trùng với chế độ mưa, mùa lũ trùng mùa mưa và mùa cạn trùng mùa khô. Tuy nhiên trên thực tế, mùa lũ thường lùi sau mùa mưa khoảng 1 tháng, vì nước mưa cần thời gian để tích đủ lượng nước.
2. Giải vở bài tập bài 35:
Bài 1 trang 65 Vở bài tập Địa lí 8:
Dựa vào bảng 35.1 SGK, hãy vẽ biểu đồ thể hiện chế độ mưa và chế độ dòng chảy trên từng lưu vực.
Lời giải:
– Lưu vực sông Hồng
Biểu đồ thể hiện chế độ mưa và chế độ dòng chảy trên lưu vực sông Hồng tại trạm Sơn Tây.
– Lưu vực sông Gianh
Biểu đồ thể hiện chế độ mưa và chế độ dòng chảy trên lưu vực sông Gianh tại trạm Đồng Tâm.
Bài 2 trang 65 Vở bài tập Địa lí 8:
Xác định mùa mưa và mùa lũ theo chỉ tiêu vượt trung bình.
Lời giải:
a. Mùa mưa và mùa lũ ở lưu vực sông Hồng.
Giá trị trung bình | Các tháng mùa mưa – lũ (liên tục bằng hoặc vượt giá trị trung bình) | ||||||
Lượng mưa (mm) | 153 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Lưu lượng (m³/s) | 3632 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Nhận xét:
+ Các tháng mùa lũ trùng với mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10.
+ Các tháng mùa lũ không trùng với mùa mưa: tháng 5.
+ Giải thích về mùa mưa – lũ ở lưu vực sông Gianh: lưu vực sông Gianh thuộc khu vực Trung Bộ, vào cuối thu, đầu đông, gió Tây Nam suy yếu, hoạt động của gió tín phong Đông Bắc chiếm ưu thế mang theo hơi ẩm từ biển vào gây mưa lớn từ tháng 8 đến tháng 11, mùa lũ cũng bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 11.
3. Giải Sách bài tập bài 35:
Câu 1 trang 87 Sách bài tập Địa lí 8:
Dựa vào bảng số liệu dưới đây:
Lượng mưa (mm) và lưu lượng dòng chảy (m³/s theo các tháng trong năm)
a. Tính lượng mưa và lưu lượng dòng chảy trung bình một tháng trong năm và ghi vào cột còn trống trong bảng số liệu trên.
b. Vẽ biểu đồ thể hiện lượng mưa và lưu lượng dòng chảy của từng lưu vực sông theo gợi ý dưới đây:
c. Xác định thời gian và độ dài (số tháng) của mùa mưa và mùa lũ tại các lưu vực theo chỉ tiêu giá trị trung bình tháng.
d. Nhận xét về mối quan hệ giữa mùa mưa và mùa lũ trên từng lưu vực sông nói riêng và toàn quốc nói chung.
Lời giải:
c. Lưu vực sông Hồng:
+ Các tháng mùa mưa: tháng 5 – 10.
+ Các tháng lũ: tháng 6 – 1p.
d. Lưu vực sông Hồng: mùa mưa trùng với mùa lũ, lũ lớn nhất vào tháng 8 và là tháng có lượng mưa lớn nhất.
– Lưu vực sông Gianh: mùa mưa từ tháng 6 – 11, mùa lũ từ tháng 8 – 11.
⇒ Như vậy, ở nước ta có chế độ lũ sông ngòi trùng với chế độ mùa mưa.
4. Các dạng bài tập trong bài tập thực hành trang 124 Sách giáo khoa:
Bài 35: Thực hành về khí hậu và thủy văn Việt Nam là một phần quan trọng trong chương trình học Địa lý lớp 8. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và giải quyết bài tập sau đây:
* Vẽ biểu đồ chế độ mưa và dòng chảy: Căn cứ vào bảng lượng mưa và lượng dòng chảy tại các lưu vực sông, hãy vẽ biểu đồ thể hiện chế độ mưa và chế độ dòng chảy trên từng lưu vực (mỗi lưu vực một biểu đồ).
Vẽ biểu đồ chế độ mưa và dòng chảy là một dạng bài tập quan trọng trong môn Địa lí, giúp học sinh hiểu rõ hơn về các yếu tố thủy văn và khí hậu của một khu vực. Bài tập này đòi hỏi việc phân tích dữ liệu thực tế về lượng mưa và lưu lượng dòng chảy theo thời gian, từ đó vẽ ra biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa hai yếu tố này. Thông qua việc vẽ biểu đồ, học sinh có thể nhận biết được mùa mưa, mùa lũ và mối liên hệ giữa chúng, cũng như hiểu được cách thức mà chế độ mưa ảnh hưởng đến dòng chảy của sông, suối trong khu vực. Đây là kỹ năng cần thiết không chỉ trong học tập mà còn trong việc quy hoạch và quản lý tài nguyên nước một cách bền vững.
Để vẽ biểu đồ chế độ mưa và dòng chảy cho các lưu vực sông, bạn cần:
– Thu thập dữ liệu lượng mưa và lượng dòng chảy hàng tháng từ các trạm quan trắc.
– Sau đó, sử dụng phần mềm biểu đồ hoặc công cụ trực tuyến, nhập dữ liệu vào để tạo biểu đồ cột hoặc biểu đồ đường. Mỗi biểu đồ nên có hai trục, với trục dọc biểu thị lượng mưa và dòng chảy, và trục ngang biểu thị thời gian. Để dễ so sánh, bạn có thể sử dụng cùng một tỷ lệ cho tất cả các biểu đồ. Hãy đảm bảo rằng mỗi biểu đồ được gán nhãn rõ ràng với thông tin về lưu vực sông và khoảng thời gian được biểu diễn. Màu sắc và hình dạng của các cột hoặc đường cũng nên được chọn để dễ phân biệt giữa mưa và dòng chảy.
– Cuối cùng, hãy kiểm tra và chỉnh sửa biểu đồ để đảm bảo tính chính xác và dễ hiểu trước khi hoàn thành bài tập.
Đây là một quy trình cơ bản để vẽ biểu đồ chế độ mưa và dòng chảy, và bạn có thể điều chỉnh tùy theo yêu cầu cụ thể của bài tập hoặc dữ liệu có sẵn.
* Tính thời gian và độ dài của mùa mưa và mùa lũ: Dựa vào chỉ tiêu vượt giá trị trung bình tháng, tính thời gian và độ dài (số tháng) của mùa mưa và mùa lũ tại các lưu vực
Để tính thời gian và độ dài của mùa mưa và mùa lũ tại các lưu vực sông ở Việt Nam, cần dựa vào dữ liệu lượng mưa và lưu lượng dòng chảy trung bình hàng tháng.
Một ví dụ cụ thể là lưu vực sông Hồng, nơi có lượng mưa trung bình hàng tháng là 153,3 mm tại trạm Sơn Tây và lưu vực sông Gianh với lượng mưa trung bình là 185,8 mm tại trạm Đồng Tâm.
Mùa mưa tại lưu vực sông Hồng kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, trong khi đó mùa mưa tại lưu vực sông Gianh từ tháng 8 đến tháng 11. Mùa lũ tại sông Hồng thường bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 10, còn tại sông Gianh từ tháng 9 đến tháng 11. Điều này cho thấy mùa lũ thường xuất hiện sau mùa mưa khoảng một tháng, do nước mưa cần thời gian để tích tụ đủ lượng nước.
Trong quá trình nghiên cứu, việc vẽ biểu đồ để thể hiện chế độ mưa và dòng chảy là hững ích, giúp nhận diện rõ ràng các tháng thuộc mùa mưa và mùa lũ, cũng như mối quan hệ giữa hai mùa này.
* Nhận xét về mối quan hệ giữa mùa mưa và mùa lũ: Hãy nhận xét về mối quan hệ giữa mùa mưa và mùa lũ trên từng lưu vực nói riêng và trên toàn quốc nói chung.
THAM KHẢO THÊM: