Công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu. Trong đó, có một số sản phẩm nổi tiếng như: Tàu biển (Chiếm khoảng 41% sản lượng xuất khẩu của thế giới), Ôtô (Sản xuất khoảng 25% sản lượng ôtô của thế giới và xuất khẩu khoảng 45% số xe sản xuất ra), Xe gắn máy,... Sau đây là cụ thể về ngành công nghiệp chế tạo ở Nhật Bản, mời các bạn cùng theo dõi!
Mục lục bài viết
1. Sản phẩm thuộc ngành công nghiệp chế tạo của Nhật Bản không phải là:
Sản phẩm nào sau đây của Nhật Bản không phải do công nghiệp chế tạo sản xuất?
A. Xe máy.
B. Tàu biển.
C. Rôbôt.
D. Ôtô
Đáp án C
Rôbôt không phải là sản phẩm do công nghiệp chế tạo sản xuất. Rôbôt là sản phẩm của ngành sản xuất điện tử
Công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu. Trong đó, có một số sản phẩm nổi tiếng như: Tàu biển (Chiếm khoảng 41% sản lượng xuất khẩu của thế giới), Ôtô (Sản xuất khoảng 25% sản lượng ôtô của thế giới và xuất khẩu khoảng 45% số xe sản xuất ra), Xe gắn máy (Sản xuất khoảng 60% lượng xe gắn máy của thế giới và xuất khẩu 50% sản lượng sản xuất ra).
2. Khái quát ngành công nghiệp chế tạo ở Nhật Bản:
Công nghiệp được đánh giá là ngành mũi nhọn của Nhật Bản, bao gồm nhiều ngành khác nhau như vật liệu, chế biến kim loại, kỹ thuật cơ khí, điện, đóng tàu, công trình dân dụng…Trong đó một số ngành chiếm tỷ trọng lớn có thể kể đến là chế tạo, xây dựng công trình công cộng, dệt, sản xuất điện tử, công nghiệp ô tô.
Nhật Bản là nước có ngành công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới. Năm 2020, ngành công nghiệp đóng góp khoảng 29% trong cơ cấu GDP và sử dụng khoảng 25% lực lượng lao động. Cơ cấu ngành công nghiệp rất đa dạng, trong đó công nghiệp chế tạo là ngành giữ vị trí quan trọng và chiếm khoảng 40% tổng giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản. Hiện nay, Nhật Bản tập trung vào phát triển các ngành công nghệ và kĩ thuật cao, một số sản phẩm nổi bật chiếm vị trí cao trên thế giới như: ô tô, rô-bốt, chất bán dẫn, dụng cụ quang học, hoá dược phẩm,…
Công nghiệp sản xuất ô tô được coi là động lực chính trong ngành công nghiệp chế tạo. Ngành này chiếm khoảng 20% trị giá xuất khẩu và 8% lực lượng lao động của Nhật Bản (năm 2020). Các hãng xe hơi của Nhật Bản đang hướng đến việc sản xuất các xe chạy bằng điện và công nghệ lái tự động. Công nghiệp sản xuất rô-bốt là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản. Hiện nay, Nhật Bản áp dụng nhiều công nghệ hiện đại cho ra đời những loại rô-bốt thông minh, ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
Có thể thấy, công nghiệp là một lĩnh vực quan trọng trong phát triển kinh tế của “xứ sở mặt trời mọc”. Người Nhật tự hào sở hữu kỹ thuật công nghệ bậc nhất thế giới trong lĩnh vực sản xuất chế biến kim loại và vật liệu, đóng tàu, kỹ thuật điện, công nghệ kỹ thuật điện tử… Các cụm công nghiệp như sắt thép và hóa dầu tập trung tại các vùng ven biển với trung tâm là vành đai Thái Bình Dương, chuyên nhập khẩu nguyên liệu, chế biến gia công và xuất khẩu sản phẩm công nghiệp. Đặc biệt, ngành công nghiệp ô tô của Nhật nổi tiếng thế với với các nhãn hàng như Toyota, Honda hay Nissan… Công nghiệp điện tử – tin học ở Nhật Bản rất phát triển với các sản phẩm điện tử tiêu dùng. Ngoài ra, Nhật Bản còn là một trong những nhà sản xuất, xuất khẩu vi mạch và chất bán dẫn hàng đầu thế giới.
Bên cạnh đó, các lĩnh vực công nghiệp mới như hóa dược phẩm, công nghiệp hàng không vũ trụ…cũng đang được tập trung phát triển. Các ngành khác như công nghệ rô bốt, công nghệ sinh học, công nghệ nano, công nghệ thông tin hay kỹ thuật tài chính…của Nhật cũng được đánh giá cao.
3. Tiềm lực phát triển ngành sản xuất chế tạo ở Nhật Bản:
Khôi phục lại ngành sản xuất chế tạo đang là chính sách trọng tâm của nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới. Câu chuyện chạy đua trong các nhà xưởng vẫn là xu thế gây tranh cãi của thế kỷ 21. Xây dựng và duy trì sự năng động trong lĩnh vực sản xuất ngày càng trở nên gian nan, đặc biệt khi môi trường cạnh tranh khốc liệt và công nghệ cải tiến không ngừng như hiện nay. Tuy vậy, Nhật Bản đã tìm ra chìa khóa để bắt nhịp thành công với mọi sự thay đổi.
Dấu hiệu phục hồi
Trong thập niên 70 và 80, các nhà máy Nhật Bản liên tục xuất xưởng ôtô, chip máy tính và máy nghe nhạc Walkman, góp phần tạo nên tốc độ tăng trưởng kinh tế thần kỳ của quốc gia này. Nhưng rồi cũng như bao nền kinh tế phát triển khác, trong vòng 20 năm trở lại đây, vị thế của ngành sản xuất chế tạo đối với nền kinh tế Nhật Bản suy giảm.
Các doanh nghiệp của Nhật đã không còn mặn mà với thị trường quê nhà do chi phí đắt đỏ và tình trạng già hóa dân số. Họ bắt đầu đầu tư mạnh vào các nhà máy tại Trung Quốc, Mỹ và nhiều nơi khác, nhằm tranh thủ nhân công chi phí thấp và tiếp cận các thị trường mới. Thời gian gần đây, các nhà máy của Nhật Bản đã cho thấy dấu hiệu phục hồi. Tỉ lệ đóng góp vào GDP của ngành sản xuất chế tạo dần trở nên ổn định, thậm chí tăng nhẹ. Cơ hội việc làm gia tăng, thu hút nhiều nhân công hơn.
Trong khi tổng thu nhập bình quân của người lao động tại Nhật chỉ tăng 0,6% so với cùng kỳ năm ngoái, mức lương ngành sản xuất chế tạo tăng đến 1%. Bên cạnh đó, một nghiên cứu năm 2016 của hãng kiểm toán Deloitte đã đánh giá khả năng cạnh tranh của ngành sản xuất tại Nhật nhảy vọt từ vị trí thứ 10 lên thứ 4.
Tái định hình công nghiệp toàn cầu
Lâu nay các quốc gia có nguồn nhân công giá rẻ như Trung Quốc chiếm một ưu thế rõ rệt so với các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật Bản hay châu Âu. Tuy nhiên, giờ đây công nghệ và trí tuệ mới là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh trong ngành. Điều này đã định hình lại viễn cảnh công nghiệp toàn cầu và cán cân đã một lần nữa nghiêng về các nước có tiềm lực kinh tế.
Xu hướng này đặc biệt có lợi cho Nhật Bản với nguyên lý “sản xuất gọn nhẹ”. Báo cáo của Deloitte đã chỉ ra rằng chính phủ và các công ty nước này đang mạnh tay đầu tư cho cải tiến công nghiệp, tự động hóa và đào tạo nhân lực. Báo cáo cũng cho thấy người Nhật xếp thứ 2 thế giới về chỉ số trí tuệ, chỉ đứng sau Đức. Ngoài ra, chính phủ Nhật rót vốn cho những nghiên cứu tập trung cải thiện quy trình sản xuất. Rất nhiều điều các nước có thể học từ Nhật Bản. Đối với Mỹ, Nhật Bản là hình mẫu cho việc tập trung nâng cao giáo dục và tay nghề nhân công, thay vì đổ tiền nhằm vực dậy các dây chuyền lắp ráp như nhà máy iPhone. Trung Quốc và các nước đang phát triển dựa vào nguồn nhân công giá rẻ thì cần phải cải thiện công nghệ trong nhà máy và nâng cao năng suất lao động của công nhân.
Sự quay trở lại của ngành sản xuất chế tạo nằm trong kế hoạch hồi phục tổng thể của nền kinh tế Nhật thời gian gần đây. Các nhà phân tích nhận định, việc Ngân hàng Nhật Bản hạ thấp giá đồng Yen đã góp phần thúc đẩy ngành sản xuất, dù là ngắn hạn. Xuất khẩu đã tăng 14% so với tháng 10 năm ngoái, giúp nhiều nhà máy hồi sinh. Nhật Bản cũng bỏ dần các chính sách bảo hộ để mở cửa cho tự do thương mại. Trước đó, Tokyo đã ký kết hiệp định tự do thương mại với EU vào đầu tháng 12 và nỗ lực thúc đẩy đàm phán hiệp định TPP sau khi Mỹ rút lui.
Tuy vậy, những mối đe dọa vẫn tiềm tàng trong quá trình hồi phục của ngành công nghiệp Nhật Bản. Nhu cầu nhân lực của các công ty Nhật rất cao nhưng do tình trạng già hóa dân số nên khó mở rộng sản xuất. Đây sẽ là phép thử đối với chính sách nhập cư khắt khe của Tokyo, và có lẽ cũng là một bài học cho các chính khách tại Mỹ và châu Âu.
THAM KHẢO THÊM: