Người nào không chấp hành nghiêm chỉnh những quy định về tuần tra, canh gác, áp tải, hộ tống gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm.
1. Căn cứ pháp lý
“Điều 331. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ
1. Người nào không chấp hành nghiêm chỉnh những quy định về tuần tra, canh gác, áp tải, hộ tống gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội trong chiến đấu hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm"
2. Các yếu tố cấu thành tội phạm
2.1. Khách thể
Khách thể trong tội xâm phạm tới bảo vệ là quan hệ xã hội tồn tại trong quân đội, bao gồm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân và những người có nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân.
2.2. Mặt khách quan
Người phạm tội chấp hành không nghiêm chỉnh thực hiện đúng trách nhiệm, quyền hạn được giao trong những quy định về tuần tra, canh gác, áp tải, hộ tống.
Không nghiêm chỉnh chấp hành là hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng, thực hiện không đủ trách nhiệm quyền, nghĩa vụ của mình được giao.
2.3.Chủ thể
Chủ thể của các tội xâm phạm tới trách nhiệm và quyền của quân nhân nói chung và tội phạm quy định tại Điều 331 nói riêng là những người có năng lực trách nhiệm hình sự, đủ độ tuổi để truy cứu trách nhiệm hình sự và biệt đó phải là quân nhân tại ngũ, quân nhân dự bị công dân được trưng tập vào phục vụ trong quân đội, dân quân, tự vệ phối thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu
– Quân nhân tại ngũ: là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phục vụ trực tiếp trong quân đội, bao gồm: sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ và quân nhân chuyên nghiệp được quy định trong Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Sĩ quan Quân độ nhân dân Việt Nam.
– Quân nhân dự bị: là công dân được đăng ký vào ngạch dự bị động viên theo Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên. Quân nhân dự bị chỉ chịu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm tới trách nhiệm, nghĩa vụ quâ nhân trong thời gian người đó tập trung huấn luyện.
2.4. Mặt chủ quan
– Yếu tố lỗi của tội phạm: Người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý
Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
+ Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xẩy ra;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
+ Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xẩy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Hậu quả của hành vi: Hành vi của người phạm tội phải là nguyên nhân dẫn tới hậu quả. Một người chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu hành vi đó gây ra hậu quả nghiêm trọng và sẽ bị truy cứu trách nhiệm nặng hơn nếu gây ra hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.
Hậu quả phải do hành vi phạm tội gây ra, tức là phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả xảy ra. Hậu quả đó có thể là hậu quả vật chất (như thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, về tài sản, về vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự ) hoặc phi vật chất như gây ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về an ninh quốc phòng; ảnh hưởng đến khả năng và tình trạng sẵn sàng chiến đấu của Quân đội; ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị; ảnh hưởng đến quan hệ đoàn kết trong nội bộ Quân đội; mối quan hệ quân dân v.v
Để xác định thế nào là phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, gây hậu quả rất nghiêm trọng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng phải xem xét đánh giá một cách tổng hợp, toàn diện các loại hậu quả do hành vi phạm tội gây ra gồm thiệt hại về tài sản, thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, thiệt hại về vũ khí, trang bị và thiệt hại phi vật chất.
3. Hình phạt đối với tội phạm quy định tại Điều 331
3.1. Khung cơ bản
Người thực hiện hành vi phạm tội có thể sẽ bị xử lý dưới hai hình thức sau:
– Phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm
– Phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
3.2. Khung tăng nặng
Nếu phạm tội trong chiến đấu hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
Phạm tội trong chiến đấu là phạm tội trong thời gian người phạm tội đang trực tiếp chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu.