Bài thơ Đồng Chí nói về tình đồng chí, đồng đội sâu nặng của những người lính cách mạng dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu. Qua đó hiện lên hình tượng chân thực, giản dị mà cao đẹp của anh bộ đội cụ Hồ thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Sau đây là cơ sở hình thành tình đồng chí, mời các bạn cùng theo dõi!
Mục lục bài viết
1. Cơ sở hình thành tình đồng chí giữa những người lính:
Cơ sở hình thành tình đồng chí:
– Chung cảnh ngộ, hoàn cảnh xuất thân nghèo khó.
– Cùng chung hoàn cảnh, lý tưởng chiến đấu.
– Hình thành trên sự sẻ chia, đồng cảm mọi gian lao, mọi niềm vui nỗi buồn.
2. Phân tích cơ sở hình thành tình đồng chí:
Những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp gian lao, hình ảnh những người lính sẽ trở thành linh hồn của cuộc kháng chiến, trở thành niềm tin yêu và hi vọng của cả dân tộc.
Phần đầu bài thơ Đồng chí, Chính Hữu nêu lên về xuất thân của những người lính:
“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”.
Lời đầu tiên đã giới thiệu “quê hương anh” và “làng tôi” – những người lính xuất thân là nông dân. “Nước mặt đồng chua” là vùng đất ven biển nhiễm phèn khó làm ăn, “đất cày lên sỏi đá” là nơi đồi núi, trung du, khó canh tác. Hai câu đầu cho thấy sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khó là cơ sở sự đồng cảm giai cấp của những người lính cách mạng. Họ vốn là những người nông dân mặc áo lính theo bước chân anh hùng của những nghĩa sĩ Cần Giuộc năm xưa. Cảnh ngộ chung ấy khiến họ dễ dàng đồng cảm với nhau, hòa điệu với nhau để trở thành những người bạn thân thiết tha có thể nhận ngay ra rằng: tình đồng chí, tình tri ky bắt đầu từ tình yêu giai cấp. Đất nước bị kẻ thù xâm lược, Tổ quốc và nhân dân đứng dưới một tròng áp bức. Anh và tôi, hai người bạn mới quen, đều xuất thân từ những vùng quê nghèo khó. Hai câu thơ vừa như đối nhau, vừa như song hành, thể hiện tình cảm gắn bó của những người lính.
Ở những vùng quê nghèo khổ ấy, họ tạm biệt người thân, tạm biệt xóm làng để ra đi, chiến đấu để tìm lại, giành lại độc lập cho Tố quốc:
“Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”.
Từ hai miền đất khác nhau, “đôi người xa lạ” lại chẳng hẹn quen nhau”. Từ “đôi” đã gợi lên một sự thân thiết, gắn bó nhưng chưa thể bộc bạch. Từ phương trời tuy chẳng quen nhau nhưng cùng một nhịp đập của trái tim, cùng tham gia chiến đấu, giữa họ đã có một tình cảm cao đẹp: Tình đồng chí – tình cảm này không chỉ là cùng cảnh ngộ mà còn là sự gắn kết trọn vẹn cả về lý trí, lẫn lý tưởng và mục đích cao cả: chiến đấu giành độc lập tự do cho tổ quốc. Tình đồng chí còn được nảy nở từ sự cùng chung nhiệm vụ, cùng chung lý tưởng sát cánh bên nhau trong hàng ngũ chiến đấu. Dường như tình đồng đội cũng xuất phát từ những cái chung nhỏ bé ấy. Lời thơ như nhanh hơn, nhịp thơ dồn dập hơn, câu thơ cũng trở nên gần gũi hơn:
“Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!…
Câu thơ là bức tranh tả thực tư thế sẵn sàng, sát cánh bên nhau của người lính khi thi hành nhiệm vụ. Vẫn là hình ảnh sóng đôi, nhịp nhàng trong cấu trúc “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”. “Súng” biểu tượng cho sự chiến đấu, “đầu” biểu tượng cho lý trí, suy nghĩ của người lính. Phép điệp từ (súng, đầu, bên) tạo âm điệu khỏe, chắc, nhấn mạnh sự gắn kết, cùng chung nhiệm vụ, cùng chung chí hướng và lý tưởng. Tình đồng chí còn được nảy nở và trở thành bền chặt trong sự chan hoà chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, nỗi buồn. Đó là mối tình tri kỷ của những người bạn chí cốt được biểu hiện bằng hình ảnh cụ thể, giản dị mà hết sức gợi cảm: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ”. Câu thơ đầy ắp kỷ niệm và ấm áp tình đồng chí, đồng đội.
Thiên nhiên khắc nghiệt ở núi rừng
Sử dụng các từ ngữ liệt kê và nghệ thuật điệp ngữ tài tình, nhà thơ không chỉ đưa bài thơ lên tận cùng của tình cảm mà sự ngắt nhịp đột ngột, âm điệu hơi trầm và cái âm vang lạ lùng cũng làm cho tình đồng chí đẹp hơn, cao quý hơn. Câu thơ cuối chỉ có hai tiếng nhưng âm điệu lạ lùng đã tạo nên một nốt nhạc trầm ấm, thân thương trong lòng người đọc. Hai tiếng “Đồng chí!” kết thúc khổ thơ thật đặc biệt, sâu lắng chỉ với hai chữ “Đồng chí” và dấu chấm cảm, tạo một nét nhấn như một điểm tựa, điểm chốt, như đòn gánh, gánh hai đầu là những câu thơ đồ sộ. Nó vang lên như một phát hiện, một lời khẳng định, một tiếng gọi trầm xúc động từ trong tim, lắng đọng trong lòng người về hai tiếng mới mẻ, thiêng liêng ấy. Câu thơ như một bản lề gắn kết hai phần bài thơ làm nổi rõ một kết luận: cùng hoàn cảnh xuất thân, cùng lý tưởng chiến đấu thì trở thành đồng chí của nhau. Như một nốt nhạc làm bừng sáng cả bài thơ, là kết tinh của một tình cảm Cách mạng mới mẻ chỉ có ở thời đại mới.
3. Vài nét về tác giả, tác phẩm:
Tác giả
– Chính Hữu (1926-2007) tên thật là Trần Đình Đắc, bút danh Chính Hữu
– Quê quán: huyện Can Lộc, tình Hà Tĩnh. Năm 1946, Chính Hữu gia nhập Trung đoàn thủ đô và hoạt động trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. ⇒ Chính Hữu là nhà thơ quân đội trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp
– Ông sống và hoạt động trong thời điểm đất nước đang trải qua cuộc chiến đấu trường kì để bảo vệ chủ quyền, độc lập, Chính Hữu có ý thức hướng ngòi bút của mình vào hiện thực chiến tranh.
– Quá trình sáng tác:
Ông bắt đầu sự nghiệp sáng tác thơ năm 1947. Đề tài chủ yếu trong các sáng tác tác của Chính Hữu là đề tài chiến tranh và người lính. Tác phẩm chính làm nên tên tuồi của Chính Hữu là tập thơ Đầu súng trăng treo (1966). Ngoài ra các tác phẩm của ông còn có Thơ Chính Hữu (1997),…
– Phong cách sáng tác: Những sáng tác của ông không nhiều nhưng phần lớn là những bài thơ mang đậm dấu ấn cá nhân với cảm xúc dồn nén, vừa thiết tha, trầm hùng lại vừa sâu lắng, hàm súc, ngôn ngữ, hình ảnh chọn lọc, đặc sắc ⇒ Làm nên một nhà thơ với phong cách bình dị.
Tác phẩm Đồng chí
– Thể loại: Thơ tự do
– Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác vào mùa xuân năm 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch
⇒ Được đánh giá là tiêu biểu cho thơ ca kháng chiến giai đoạn 1946 – 1954, bài thơ đã đi qua hành trình hơn nửa thế kỉ, làm sang trọng một hồn thơ chiến sĩ của Chính Hữu.
– Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
– Bố cục
+ Đoạn 1 (7 câu thơ đầu): Cơ sở hình thành tình đồng chí, đồng đội của những người lính.
+ Đoạn 2 (10 câu thơ tiếp theo): Những biểu hiện của tình đồng chí và sức mạnh của tình cảm ấy ở những người lính.
+ Đoạn 3 (3 câu kết): Biểu tượng đẹp về tình đồng chí.
– Giá trị nội dung
Tác phẩm nói về tình đồng chí, đồng đội sâu nặng của những người lính cách mạng dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu. Tình đồng chí góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và phẩm chất của những người lính cách mạng. Qua đó hiện lên hình tượng chân thực, giản dị mà cao đẹp của anh bộ đội thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
– Giá trị nghệ thuật
Bài thơ thành công về nghệ thuật bởi thể thơ tự do linh hoạt, các chi tiết, hình ảnh được sử dụng mang tính tiêu biểu, chân thực, ngôn ngữ cô đọng, giản dị và giàu sức biểu cảm.
THAM KHẢO THÊM: