Các câu chuyện về ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh xâm lược sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về về ước vọng hòa bình, cuộc sống tự do, độc lập, hạnh phúc trong hòa bình của người dân. Bài viết sau sẽ kể lại những câu chuyện ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh, mời các bạn cùng tham khảo!
Mục lục bài viết
1. Kể lại một câu chuyện ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh:
Anh Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, sinh năm 1928 là người dân tộc Nùng, quê ở tỉnh Cao Bằng. Nhà Kim Đồng rất nghèo, cha chết vì nạn phu phen lao dịch của thực dân Pháp, anh trai bận đi công tác rất nhiều, ở nhà chỉ có mẹ tàn tật và người em họ mồ côi là Cao Sơn. Khi còn nhỏ, Kim Đồng đã mang trong mình tinh thần yêu nước nồng nàn, căm thù giặc Pháp. Quê hương Kim Đồng là nơi có phong trào cách mạng từ rất sớm. Ngày 15/5/1941, Đội Nhi đồng cứu quốc được thành lập có 5 đội viên và Kim Đồng được bầu là đội trưởng đầu tiên của Đội. Khi công tác, Kim Đồng luôn tỏ ra dũng cảm và có nhiều mưu trí. Có lần, sau khi làm nhiệm vụ dẫn cán bộ vào căn cứ, Kim Đồng đang trên đường trở về nhà thì nghe có tiếng động lạ ở trong rừng. Kim Đồng liền rủ người bạn là Cao Sơn tìm cách báo động cho các anh cán bộ đang ở trong xóm biết. Sau khi quan sát, Kim Đồng đã nhìn thấy bọn lính đang lợi dụng sương mù phục kích trên đường vào xóm và im lặng đợi bắt người. Kim Đồng bảo Cao Sơn lùi về phía sau, chạy về báo cáo. Đợi cho bạn đi rồi, Kim Đồng ngắm kĩ địa hình, để chạy vọt qua suối, lên phía rừng. Vì vậy, bọn lính sẽ phải nổ súng hoặc kêu lên, chúng nó sẽ bị lộ. Thấy có bóng người chạy, bọn giặc lên đạn và hô: “Đứng lại!”. Kim Đồng không dừng chân, giặc bắn theo, anh Kim Đồng đã anh dũng hi sinh. Ngày hôm ấy là sáng sớm ngày 15/2/1943.
2. Kể lại một câu chuyện ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh hay nhất:
Thời điểm lúc 7 giờ 20 phút ngày 16/5/1967 tại Sài Gòn, một người phụ nữ Việt Nam đã tự tưới 10 lít xăng lên người rồi châm lửa đốt, tự biến mình thành ngọn đuốc để phản đối chiến tranh của đế quốc Mĩ ở Việt Nam. Miền Nam vào những năm 1965 – 1968, mức độ phát triển và tăng cường chiến tranh ngày càng ác liệt, tàn khốc. Các đại diện các tôn giáo lớn, những nhà hoạt động xã hội, những trí thức, văn nghệ sĩ có uy tín và có lương tri thấy cần phải tập hợp nhau lại, gióng lên những hồi chuông báo động, hòng ngăn chặn phần nào bàn tay đẫm máu của quân xâm lược Mĩ: Liên minh các lực lượng dân tộc – dân chủ và hòa bình, Hội Văn nghệ sĩ yêu nước – yêu hòa bình, Phong trào Dân tộc Tự quyết… lần lượt ra đời. Là một sinh viên văn khoa, một phật tử hiền lành, khiêm tốn, nhưng tích cực, Nhất Chi Mai nói: Tôi muốn làm ánh đuốc le lói trong đêm đen để tể cáo những thế lực đen tối, những tội ác chiến tranh. Vì không còn sự lựa chọn nào khác, cách duy nhất mà chị biết, mà sức chị cho phép để có thể “ra lời”, và cách ra lời chân thật nhất, có sức thuyết phục nhất – theo chị – chính là tự bản thân mình phải tự thắp lên ngọn đuốc ấy. Tại chùa Từ Nghiêm, đường Bà Hạt, quận 10, Sài Gòn, sau khi để lại mười bức thư cho cha mẹ, thầy cô, bạn bè, chị đã châm lửa tự thiêu để cảnh tỉnh những thế lực đen tối, vô minh, đồng thời lên án cuộc chiến tranh do đế quốc Mĩ gây nên cho đất nước Việt Nam. Sau cái chết đầy xúc động của chị Nhất Chi Mai, báo chí trong và ngoài nước đều loan tin với tất cả sự tiếc thương và kính trọng. Nhiều nhà thơ, nhà văn, nhà báo đã bày tỏ sự đồng cảm sâu sắc với chị bằng nhiều tác phẩm phổ biến rộng rãi ở khắp nơi. Ngày nay, đọc lại từng lời thơ mộc mạc, chân thành của chị, nhớ đến cách hi sinh cao cả của chị trong bối cảnh lịch sử khốc liệt những năm 60 ấy, chúng ta nghĩ sự hi sinh của chị đã như một ngọn đuốc góp phần đẩy lùi bóng tối. Lời thơ nhỏ nhẹ, hiền lành, khiêm nhường của chị sẽ còn vang đọng mãi trên từng hàng cây, ngọn cỏ, trong từng tâm trí của ngưới dân Việt Nam
3. Kể lại một câu chuyện ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh ý nghĩa:
Có thể nói, trong tất cả những câu chuyện về năm tháng kháng chiến chống Mỹ, em xúc động nhất trước câu chuyện về nhà sư Thích Quảng Đức. Nhân dân ta đã phải sống dưới chính quyền Mỹ Ngụy do Ngô Đình Diệm đứng đầu, hắn không chỉ đàn áp, bóc lột nhân dân ta một cách tàn bạo mà còn đưa ra các chính sách kì thị Phật giáo – một tôn giáo đã tồn tại ngàn đời nay ở dân tộc. Các tăng ni, phật tử thường bị lính bắt bớ vô tội vạ, khiến lòng dân phẫn uất. Điều đặc biệt trong chương trình Phật Đản tháng 4 Âm lịch, Ngô Đình Diệm còn dám cho lính vào đàn áp, gây ra cái chết thương tâm của 8 vị phật tử. Hành động táng tận lương tâm ấy của chính quyền Ngô Đình Diệm là hành vi gây chiến tranh với chính nhân dân mình, đồng thời cũng trở thành lưỡi dao của đế quốc Mỹ phá hoại truyền thống văn hóa của dân tộc. Nhằm ngăn cản điều này, thầy Thích Quảng Đức đã quyết định tự thiêu ngay ngã tư thành phố Sài Gòn. Thầy ngồi kết ấn, điềm tĩnh châm lửa, trở thành ngọn đuốc sống vạch trần sự độc ác, tàn bạo của chính quyền tay sai. Vị cao tăng ấy đã dùng tính mạng của mình để soi sáng, mở đường cho Phật Pháp, cho văn hóa truyền thống dân tộc ngàn đời nay vùng dậy, cùng dân tộc chống lại lũ ngoại xâm, bán nước. Chuyện về thầy Thích Quảng Đức đã giúp em thêm hiểu về những năm tháng lịch sử chiến tranh khốc liệt. Không chỉ các chiến sĩ bộ đội trên chiến trường, mà cả những người dân ở hậu phương, những người Phật tử cũng đã tham gia chống chiến tranh theo cách của mình. Quả thật đáng trân trọng và tự hào.
4. Kể lại một câu chuyện ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh siêu hay:
Trong tất cả các câu chuyện ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh, mình sẽ kể cho các bạn nghe câu chuyện “Ước vọng hòa bình của tuổi thơ” mà mình đọc được trên báo “Khăn quàng đỏ”. Ở lớp 5A trường Tiểu học Nguyễn Chí Thanh, phường Phú Hải, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình có bạn tên là Trần Ngọc Kiên Giang, khi xem chương trình phát sóng trên kênh VTV3 của Đài Truyền hình Việt Nam, bạn thấy xuất hiện một cô bé có gương mặt thật dễ thương tên là Na-ka-mu-ra, tác giả của bức tranh “Tác hại của chất phóng xạ” từ hai quả bom nguyên tử mà Đế quốc Mỹ đã ném xuống đất nước Nhật trong thế Chiến thứ hai. Na-ka-mu-ra sinh ra đã bị tật nguyền. Hai chân của bạn không lành lặn như người bình thường. Được cái, trời phú cho bạn một năng khiếu đặc biệt: năng khiếu hội họa. Ngay từ khi vào học những lớp đầu cấp Tiểu học, bạn đã nổi tiếng với những bức tranh về “Màu xanh của em” được tuổi thơ của cả thế giới khâm phục. Bây giờ, Na-ka-mu-ra đang học lớp cuối cấp Tiểu học, nghe tin Mĩ phát động chiến tranh Iraq – một cuộc chiến tranh đẫm máu mà cả nhân loại đang lên án, hàng trăm hàng ngàn người dân vô tội đã bị bom đạn của Mỹ giết chết – Na-ka-mu-ra đã vẽ bức tranh “Tác hại của chất phóng xạ” nhằm phản đối chiến tranh. Một lần nữa, tuổi thơ của nhân loại lại hết sức khâm phục và ngưỡng vọng Na-ka-mu-ra. Bạn Trần Ngọc Kiên Giang đã viết một bức thư gửi cho Na-ka-mu-ra bày tỏ sự hâm mộ của mình. Bức thư mà Kiên Giang viết có nội dung như sau: “Bức tranh của bạn mang một thông điệp thật lớn lao: Phản đối chiến tranh và thể hiện khát vọng của tuổi thơ được sống trong hòa bình, hạnh phúc. Mình rất thích môn vẽ Na-ka-mu-ra! Bạn là một cô bé đã dũng cảm vượt lên trên số phận của mình đấy. Tác hại của chất phóng xạ đã làm cho đôi chân của bạn không bình thường như chúng mình, nhưng ý chí, nghị lực và ước mơ của bạn thật đáng cho trẻ em trên toàn thế giới khâm phục. Qua thư này, mình muốn bày tỏ sự cảm phục của mình đối với bạn. Mình xin dừng bút đây. Mong rằng bạn luôn thành công trên con đường hội họa”. Có lẽ tới đây, mình cùng như Kiên Giang sẽ cố gắng vẽ một bức tranh về ước vọng hòa bình của tuổi thơ chúng mình, góp cùng Na-ka-mu-ra chặn đứng chiến tranh, để trái đất chúng mình được sống trong hòa bình hạnh phúc.