Cây điều là một trong những cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế rất lớn, có vai trò quan trọng ở Việt Nam. Dưới đây là bài mẫu thuyết minh về cây điều, hạt điều chọn lọc hay nhất. Mời các bạn cùng tham khảo!
Mục lục bài viết
1. Thuyết minh về cây điều:
Cây điều là một trong những cây công nghiệp lâu năm của nước ta có thân cao từ 6 đến 9m. Nếu được chăm sóc tốt, cây có cao trên 10m. Đây được mệnh danh là cây của người nghèo, cây giúp xóa nghèo, rất nhiều gia đình nhờ trồng cây điều để sản xuất, kinh doanh mà thay đổi cuộc sống, khấm khá hơn từng ngày.
Cây điều được trồng nhiều ở khu vực tỉnh Bình Phước, Tây Nguyên và nhiều vùng khác của Việt Nam. Lá điều thường mọc đơn, tùy theo giống điều mà lá non sẽ có màu sắc khác nhau. Thường lá điều non sẽ có màu xanh và chuyển sang đậm khi già. Lá điều thường tập trung ở phần đầu cành với gân mọc đều với nhau. Lá điều thường có chiều dài từ 10 đến 20 cm, chiều rộng từ 5 đến 10 cm. Khi trưởng thành tán lá có thể rộng đến 5m tính từ gốc. Diện tích tán lá khi cây được 7 năm sẽ giao động ở mức 50 đến 60m2. Lá điều là món rau ăn sống quen thuộc của người dân vùng Nam Bộ. Lá điều giúp tăng khả năng hoạt động của các mô tụy, có tác dụng trị bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, với thành phần là carbohydrate, tanin,… lá điều có khả năng kháng khuẩn, chống oxy hóa rất tốt.
Tán lá phát triển cả về chiều ngang lẫn chiều dọc, có hình dù. Cây có nhiều mủ, khi trưởng thành, cành lớn mọc theo chiều ngang trong khi cành nhỏ thì mọc sà xuống đất. Vì là loại cây ưa sáng nên cành thường phát triển mạnh để đón ánh nắng. Vì vậy nếu cây điều được trồng quá sát nhau sẽ làm chúng khó phát triển. Cần lưu ý tỉa cành và trồng cây ở khoảng cách thích hợp. Hoa của cây điều thường mọc thành chùm, mỗi chùm có khoảng từ vài chục đến hàng trăm hoa. Hoa thường được thụ phấn bởi côn trùng hoặc gió. Khi hoa nở mà xuất hiện mưa thì bao phấn sẽ không thể nứt ra. Dẫn đến việc thụ phấn không thể xảy ra do phấn không thể rớt vào bao phấn. Màu sắc của hoa điều bao gồm vàng, trắng có vằn đỏ hoặc hồng. Thời điểm cây điều ra hoa là vào cuối mùa mưa đầu mùa khô. Hạt điều nổi bật với hàm lượng chất béo thấp cùng với hàm lượng carbohydrate cao, có hương vị ngọt, giòn và thơm ngon đặc trưng. Những đặc điểm này làm cho hạt điều đáp ứng đầy đủ yêu cầu về chất lượng của một sản phẩm xuất khẩu.
Cây điều không chỉ là nguồn thu nhập quan trọng mà còn là biểu tượng của sự phát triển và sinh sôi nảy nở, loài cây đáp ứng nhu cầu trong nước, có giá trị để xuất khẩu, đóng góp vào sự phát triển kinh tế.
2. Thuyết minh về cây điều hay nhất:
Cây điều là cây trồng chủ lực và phổ biến nhất của người dân tỉnh Bình Phước ở Việt Nam. Cây điều có giá trị kinh tế rất lớn, giúp người dân Bình Phước làm giàu và phát triển.
Cây điều được trồng rộng rãi hầu hết ở các tỉnh từ Bù Gia Mập, Bù Đăng, thị xã Đồng Xoài, Phú Riềng, Long Hưng… tỉnh Bình Phước. Có một ưu thế rất lớn là được thiên nhiên ưu ái về thổ nhưỡng, đất đỏ bazan chiếm khoảng 60% diện tích toàn tỉnh và thời tiết rất thuận lợi cho nên cây điều phát triển rất tốt. Cây điều có thể sinh trưởng trên đất khô cằn, đất chai sạn, đất xấu mà vẫn phát triển tốt không cần chi phí nhiều. Bởi vì không kén đất, cộng với thời tiết và thổ nhưỡng Bình Phước thuận lợi nên sản lượng hạt điều Bình Phước luôn rất đạt cả về sản lượng và chất lượng của hạt điều. Hạt điều Bình Phước có hàm lượng chất béo thấp so với hạt điều của vùng khác, và hàm lượng carbohydrate cao nên hạt điều Bình Phước được đánh giá là ngọt, giòn, thơm ngon hơn so với hạt điều của các khu vực khác. Cạnh thế mạnh được ưu đãi về đất đai, khí hậu thuận lợi cho cây điều phát triển phát triển thì người dân Bình Phước còn có kỹ thuật canh tác, chăm sóc, sơ chế và chế biến hạt điều rất lành nghề, chuyên nghiệp. Từ mặt hàng hạt điều rang muối đến các mặt hàng hạt điều nhân trắng, sản xuất theo một quy trình chuẩn khép kín sao cho có thể giữ nguyên thành phần dinh dưỡng vốn có và hương thơm đặc trưng của hạt điều.
Hạt điều Bình Phước đang có chỗ đứng vững chắc trên thị trường và trở thành thương hiệu hạt điều số 1 Việt Nam. Hạt điều Bình Phước được tiêu thụ trên cả nước và có giá trị xuất khẩu lớn.
3. Thuyết minh cây điều ngắn gọn:
Cây điều là loại cây này có nguồn gốc từ các vùng đông bắc của nước Brazil, cây được phát hiện và vận chuyển đến các nơi khác trên thế giới nhờ các nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha. Cây điều là cây rất phổ biến và thường được trồng ở Ấn Độ, Việt Nam và Châu Phi. Hạt điều được biết đến nhiều nhất với loại quả – hạt điều.
Lá cây điều có màu xanh, hình elip, xếp thành hình xoắn ốc trên cành. Cây ra hoa xếp thành cụm hoa nhiều nhánh. Cây ra ba loại hoa: đực, cái và hoa hỗn hợp. Lúc đầu hoa có màu xanh lục, nhưng sau một thời gian sẽ chuyển sang màu đỏ. Dơi và những con côn trùng là những loài thụ phấn chính của hoa. Hạt điều được bảo vệ bằng lớp vỏ cứng, quả hạch hình hạt đậu và dài một đốt ngón tay. Hạt điều được bán trên thị trường không có vỏ vì nó có chứa chất gây kích ứng da. Hạt điều rất giàu vitamin nhóm B và các khoáng chất như magiê, mangan, kẽm, phốt pho và đồng. Chúng cũng chứa nhiều axit béo không bão hòa đơn, có lợi cho sức khỏe con người.
Cây điều không chỉ là nguồn thu nhập, xuất khẩu quan trọng mà còn là biểu tượng của sức sống và sự đổi đời trong kinh tế, trong cuộc sống người nông dân.
4. Thuyết minh về cây điều và hạt điều hay nhất:
Cây điều là loài cây trồng lâu năm được trồng nhiều ở vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ nước ta. Ban đầu khi được phát hiện ở vùng Đông Bắc Brazil, cây điều chỉ được trồng với mục đích che phủ, chống xói mòn cho đất. nhưng sau khi tìm thấy những giá trị kinh tế của nó thì người ta bắt đầu nhân giống và biến nó thành cây công nghiệp. Điều thường được trồng ở những nơi khí hậu nhiệt đới, và Việt Nam cũng đang là một nước có sản lượng điều nhập khẩu nhiều nhất trên thế giới.
Bởi là cây công nghiệp nên điều có chiều cao trung bình từ 6 – 8m, thậm chí là 10m, và có nhiều mủ. Tán cây thường có dạng hình dù và thuộc cây ưa sáng. Nếu có đầy đủ ánh sáng thì cành có thể vươn rộng nên người trồng cần chú ý tỉa cành tạo tán hợp lý cho cây. Rễ cây thuộc loại rễ cọc ăn sâu vào trong đất và có các rễ ngang phát triển để tìm chất dinh dưỡng. Lá cây chủ yếu xuất hiện ở đầu cành, dài từ 10 – 20cm, rộng từ 5 – 10cm. Lúc nhỏ lá điều thường có màu đỏ hoặc xanh nhạt, khi già thì chuyển màu xanh đậm, phiến lá dày, đường gân nổi rõ, đặc biệt là mặt phía dưới. Hoa điều thường mọc thành chùm ở đầu cành, có màu vàng hoặc trắng sọc đỏ, có cây lại có hoa màu hồng. Sau 3 năm trồng điều mới bắt đầu trổ hoa vào thời điểm kết thúc mùa mưa, chuyển sang mùa khô. Hầu như khi mới nhìn thấy quả điều, đa số ai cũng nghĩ rằng nơi phần cuống phình to mới là quả, còn phần quả thật lại là hột. Nhưng thực chất, trái điều thật mới chính là thành phẩm hạt điều chúng ta sử dụng. Giá trị kinh tế cao nhất của cây điều chính là nhân hạt điều bởi vì nó có chứa các dưỡng chất quan trọng và hữu ích với con người. Ngoài công dụng là món ăn thì điều còn có thể ép dầu, được sử dụng trong công nghệ thuốc nhuộm, mỹ phẩm,… Thường thì phần trái giả rất ít khi được ăn trực tiếp nên người ta thường hay chế biến thành rượu.
Hạt điều là một nguồn khoáng chất và vitamin phong phú, bao gồm vitamin nhóm B, magiê, mangan, kẽm, phốt pho và đồng. Chúng cũng là nguồn quan trọng của axit béo, có lợi cho sức khỏe con người. Điều này làm cho hạt điều không chỉ là một sản phẩm ngon miệng mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Cây điều không chỉ được ưa chuộng mà còn trở thành một giống cây phổ biến và tiêu biểu tại Việt Nam, đang tiếp tục được trồng và phát triển để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước và xuất khẩu, tạo giá trị kinh tế lớn.