Với ngòi bút hết sức tài hoa của Lê Hữu Trác trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh đã phô bày ra hiện thực cuộc sống sinh hoạt trong phủ chúa một cách chân thực và đó cũng chính là xã hội hiện thực lúc bấy giờ. Để hiểu rõ hơn về giá hiện thực có trong đoạn trích, mời các bạn cùng tham khảo ngay bài văn mẫu Cảm nghĩ giá giá trị hiện thực sâu sắc của Vào phủ chúa Trịnh dưới đây nhé!
Mục lục bài viết
1. Dàn ý cảm nghĩ giá trị hiện thực sâu sắc của Vào phủ chúa Trịnh:
1.1. Mở bài
– Giới thiệu tác giả Lê Hữu Trác và đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”
– Nhận xét về giá trị hiện thực trong tác phẩm.
1.2. Thân bài
a, Bức tranh hiện thực tại phủ chúa Trịnh
– Khung cảnh tại phủ chúa:
+ Phủ chúa Trịnh là một nơi tráng lệ, xa hoa, thâm nghiêm
+ Đỏ và vàng là màu sắc chủ đạo của phủ chúa Trịnh
+ Không khí có vẻ ngột ngạt
=> Lê Hữu Trác đã miêu tả phủ chúa Trịnh rất chi tiết và sắc xảo
b, Cuộc sống sinh hoạt trong phủ chúa Trịnh
– Là một nơi có rất nhiều nguyên tắc và luật lệ
– Dù cuộc sống xa hoa, tráng lệ nhưng lại thiếu mất đi sinh khí
=> Qua đó cho thấy sự lộng quyền của chúa Trịnh
c, Thái độ của Lê Hữu Trác
– Không đồng tình với cuộc sống sinh hoạt xa hoa của chúa Trịnh
– Dửng dưng trước lợi danh tại nơi phủ chúa Trịnh
– Cuộc đấu tranh nội tâm trong Lê Hữu Trác
1.3. Kết bài
– Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật.
– Nêu cảm nhận của bản thân về quang cảnh và cuộc sống trong phủ chúa Trịnh.
2. Cảm nghĩ giá trị hiện thực sâu sắc của Vào phủ chúa Trịnh hay nhất:
Đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” của Lê Hữu Trác được trích từ “Thượng kinh kí sự”. Với ngòi bút tinh tế, sắc sảo của Lê Hữu Trác, ồn đã vẽ lên một bức tranh hiện thực về cuộc sống xa hoa của chúa Trịnh trong phủ chúa đồng thời phê phán lối sống xa hoa của phủ chúa Trịnh.
Khi Lê Hữu Trác được triệu vào kinh thành để khám chữa bệnh cho Thế tử. Ông vốn là con của quan, sinh ra ở nơi phồn hoa, bất cứ đâu nào trong cấm thành cũng đã từng biết đến, vậy mà khi đứng trước phủ chúa ông cũng phải kinh ngạc trước cảnh vật vô cùng lạ lẫm với những cái cây, hòn đá lạ kì trước mắt. Ông nhìn đâu cũng thấy cây cối và những con chim kêu râm ran với danh hoa thi nhau đua thắm, mùi hương thoang thoảng trong cơn gió. Trong phủ, cách bài trí hết sức cầu kì mang vẻ tráng lệ: “Hai bên là hai cái kiệu để vua chúa đi …. Trước sập và hai bên, bày bàn ghế, nhưng đồ đạc nhân gian chưa từng thấy”. Khung cảnh trong phủ cực kì lộng lẫy, xa hoa không nơi nào có thể sánh bằng. Phía sau khung cảnh xa hoa, lộng lẫy ấy là sự báo hiệu ngầm một điều chẳng lành ở trước, bởi cuộc sống xa hoa của chúa Trịnh trong phủ còn hơn nơi cả vua thì chắc hẳn triều đại ất đang có rất nhiều biến động và chúa tiếm quyền vua. Qua đó phê phán lối sống vô cùng xa hoa và trụy lạc của chúa Trịnh. Song song với đó, khi miêu tả cảnh tượng phú quý giàu sang người đọc có thể thấy sự ngầm báo hiệu của tác giả về sự suy vong cũng như tất yếu bị tiêu diệt. Việc tác giả việc miêu tả chi tiết kĩ lưỡng khung cảnh cao sang tại nơi phủ chúa ở đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” chính là bước đệm để cuối tác phẩm nêu lên triết lý: “giàu sang như mây nổi”.
Bên cạnh việc miêu tả cảnh xa hoa, quyền quý Lê Hữu Trác còn cho người đọc thấy được cung cách cuộc sống sinh hoạt trong phủ chúa. Khi bước vào phủ chúa, phía trước có tên đầy tớ thét đường, chạy như ngựa lồng thể hiện nhịp độ vô cùng khẩn trương. Để có thể khám bệnh cho thế tử phải đi qua nhiều cửa và phải có thẻ thì mới đi tiếp. Chữa bệnh cho thế tử đều các danh y tài giỏi và nổi tiếng ở sáu cung, hai viện chờ sẵn túc trục để chữa bệnh cho thế tử. Thủ tục chữa bệnh rất nghiêm ngặt và rườm rà, kính cẩn. Có khoảng 7 đến 8 thầy thuốc phục dịch cho thế tử. Khi xem bệnh cho thế tử, bản thân tác giả là một cụ già phải quỳ lạy một đứa trẻ khoảng năm, sáu tuổi (chính là thế tử) đang ngồi trên sập. Phải có viên quan nội thành xin phép mới được xem thân hình của thế tử. Khám bệnh xong trước khi vêd phải lạy 4 lạy.
Ngoài ra Lê Hữu Trác còn miêu tả thế tử hết sức kĩ lưỡng khi mặc chiếc áo lụa đỏ, ở trong căn phòng tối tăm, phải qua đến năm sáu lần trướng gấm thế tử mới xuất hiện. Nơi ở được phủ son thếp vàng, trên ghế ngồi đệm gấm. Tác giả nhận thấy nơi ở hết sức ngột ngạt, thiếu đi sinh khí, chính điều này khiến cho thể trạng của thế tử càng trở nên ốm yếu. Đáng lẽ ra một đứa trẻ đang ở trong độ tuổi ăn chơi phải được vui đùa chạy nhảy cùng với chúng bạn, hòa mình với thiên nhiên, thì thế tử Cán lại đang bị giam hãm tại nơi lầu son, gác tía, ngột ngạt, thiếu sinh khí. “Tinh khí khô hết, da mặt khô, rốn lồi to, gân thời xanh, chân tay gầy gò”. Chỉ với vài nét phác họa tác giả đã cho thấy hình ảnh của thế tử Cán hết sức ốm yếu, cơ thể gầy gò.
Trước khi khám bệnh cho thế tử, tác giả đã được ngự bữa cơm sáng voi cùng xa hoa, quyền quý “mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn của ngon vật lạ”. Qua đó người đọc có thể thấy được sự quyền uy đến tột đỉnh cùng với sự lộng quyền của chúa Trịnh. Tác giả đã vận dụng khả năng quan sát hết sức tinh tường của mình để miêu tả hiện thực trong phủ chúa Trịnh. Với nghệ thuật tự sự, biểu cảm, miêu tả kết hợp với câu bình luận đã phô bày rõ nét hơn sự quyền quý, xa hoa tại phủ chúa Trịnh. Tác giả đã thể hiện thái độ châm biếm, mỉa mai trước lối sống quyền quý, xa hoa đó.
Với ngòi bút hết sức tài hoa của tác giả đã phô bày ra hiện thực cuộc sống sinh hoạt trong phủ chúa một cách chân thực và đó cũng chính là xã hội hiện thực lúc bấy giờ. Phía sau bức tranh đó là giọng điệu phê phán, mỉa mai lối sống xa hoa, trụy lạc, đồng thời cũng là sự báo hiệu về sự suy vong tất yếu tại nơi đây.
3. Cảm nghĩ giá trị hiện thực sâu sắc của Vào phủ chúa Trịnh ý nghĩa nhất:
Đến với đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” của Lê Hữu Trác đã vẽ lại bức tranh hiện thực hết sức chân thực về cuộc sống xa hoa quyền quý trong phủ chúa Trịnh. Với người trần thuật ngôi thứ nhất, tác giả đã trực tiếp tiếp cận cuộc sống sinh hoạt quyền quý, xa hoa tại phủ chúa.
Trong bút pháp của nhà văn tính chất kí đã được thể hiện rõ nét qua cách ghi chép hết sức tỉ mỉ sự việc và thời gian để mở đầu đoạn trích vô cùng chân thực “mồng một tháng 2”, “sáng tinh mơ”. Với ngôn ngữ giản dị, bay bổng, người đọc có thể đã hình dung ra được một sự việc đang xảy ra. Qua con mắt tinh tế của một thầy thuốc, tác giả đã ghi lại khá chi tiết, tỉ mỉ về quang cảnh xung quanh và cung cách sinh hoạt ở phủ chúa khi lần đầu bước chân vào nơi mới lạ. Bức tranh về toàn quang cảnh trong phủ chúa vừa có chiều rộng mà vừa có chiều sâu với sức gợi vô cùng mạnh mẽ. Quanh cảnh ở phủ chúa vô cùng quyền quý, xa hoa, tráng lệ không có nơi nào sánh nổi: để vào được phủ phải qua nhiều lần cửa với hành lang nối tiếp nhau, mỗi cửa vào sẽ có người canh gác. Khuôn viên rộng rãi, cảnh trí thiên nhiên hết sức kì lạ. Tiếng chim kêu ríu rít, danh hoa đua sắc thắm, gió đưa mùi hương thoang thoảng. Đồ dùng được phủ son thiếp vàng, mâm vàng, chén bạc, của ngon vật lạ,… Muốn đến cung của thế tử phải qua trướng gấm sáu lần. Nội cung thế tử sang trọng, xa hoa, sập thếp vàng, ghế rồng nệm ấm,… Nhà văn đã rất khéo léo khi tả tập trung kết hợp cùng với điểm xuyết, có chọn lọc để từ đó miêu tả được chi tiết đắt giá, thể hiện uy quyền tối thượng cùng với lối sống cực kì xa xỉ, xa hoa trong phủ chúa Trịnh Sâm. Với giọng kể trang nghiêm có tính khách quan kết hợp với thái độ kinh ngạc và đan xen hàm ý mỉa mai, phê phán chúa Trịnh một cách kín đáo.
Nhà văn đã đánh giá, nhận xét một cách tỉ mỉ, sắc sảo về những đồ dùng xa xỉ, xa hoa đến từ nhà Đại đường cho đến Gác tía. Lời bình luận nào cũng tinh tế, có chừng mực. Nói đến tác phẩm giàu chất trữ tình quả không sai. Đặc biệt tác giả miêu tả về đường lối để vào phủ chúa. Người đọc có thể thấy đằng sau mỗi cánh cửa chính là một bức tranh với những màu sắc sáng tối, đậm nhạt nối liền nhau. Bước qua những cánh cửa đầu tiên, khung cảnh hiện lên trước mắt tác giả vô cùng huyền ảo tựa như chốn thần tiên với cây cối um tùm, hương hoa hết sức mộng mơ. Bước qua cánh cửa tiếp theo cảnh quyền quý giàu sang nơi phủ chúa hiện ra một cách chân thật và đầy đủ hơn. Càng tiến sâu vào bên trong tác giả thấy trước mắt là không gian rộng lớn, nội thất sang trọng cùng với các đồ dùng tiện nghi được sơn son thếp vàng.
Dường như việc chữa bệnh cho thế tử Cán chỉ là một cái cớ giúp cho người viết ký như Lê Hữu Trác có thể hoàn thiện được bức tranh giàu sang mà đầy quyền uy trong phủ chúa Trịnh. Tác giả đã vận dụng nghệ thuật trần thuật một cách linh hoạt, giúp cho người đọc không chỉ có cảm giác đang được tác giả dẫn vào phủ chúa để quan sát sự cao sang ấy mà còn cả những kẻ hầu cận của chúa cũng đưa ta đến khám phá xung quanh “Đông cung”. Nhân vật tôi độc thoại đã toát lên một cái nhìn hết sức sắc sảo và cực kỳ tinh tế. Trong tư cách của một người thầy thuốc với dáng vẻ quê mùa, tác giả luôn tỏ ra bản thân là một người hòa nhã kính nhường. So với vị thế của các lương y trong sáu cung hai viện không hề khiến tác giả trở nên nhỏ bé mà lại càng tôn thêm nhân cách cao đẹp và tài năng của vị lương ấy. Sự đông đúc của các lương y tại nơi triều đình đã tự phơi bày ra hiện thực trong phủ chúa tồn tại hệ thống quan lại ăn bám và bất tài.
Qua đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” ta có thể thấy rằng Lê Hữu Trác không chỉ là một nhà văn tài ba mà ông còn là vị thầy thuốc giàu kinh nghiệm và có lương tâm, đức độ. Nhà văn Lê Hữu Trác đã xem nghề thầy thuốc là một nghề vô cùng cao quý phải luôn giữ đức tính cho trong và giữ lòng sao cho sạch.