Sơ đồ tư duy là một phương pháp học tập nhanh chóng và hiệu quả nhất giúp cho việc học tập trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Sơ đồ tư duy "Một người Hà Nội" của Nguyễn Khải trong bài viết dưới đây không chỉ giúp cho các bạn học sinh ghi nhớ hệ thống những nội dung chính trong bài học một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian mà nó còn rèn luyện kỹ năng về phân tích văn bản.
Mục lục bài viết
- 1 1. Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Khải:
- 2 2. Giới thiệu đôi nét về tác phẩm Một người Hà Nội:
- 3 3. Sơ đồ tư duy Một người Hà Nội đầy đủ:
- 4 4. Sơ đồ tư duy Một người Hà Nội ngắn gọn, dễ nhớ:
- 5 5. Giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm Một người Hà Nội:
- 6 6. Tóm tắt tác phẩm Một người Hà Nội:
1. Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Khải:
– Nguyễn Khải sinh năm 1930 mất năm 2008, tên khai sinh là Nguyễn Mạnh Khải. Ông sinh ra ở Hà Nội nhưng đã từng sống ở rất nhiều nơi.
– Nguyễn Khải gia nhập vào đội tự vệ chiến đấu ở thị xã Hưng Yên vào năm 1947, sau đó ông đi bộ đội, rồi làm y tá rồi làm nhà báo.
– Nguyễn Khải làm công tác tuyên huấn tại Phòng chính trị Quân khu III vào năm 1951.
– Ông làm Thư ký tại tòa soạn báo Chiến sĩ Quân khu III vào năm 1952.
– Năm 1956, Nguyễn Khải đã công tác tại tòa soạn tạp chí Văn nghệ Quân đội, ông cũng là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam.
– Sau năm 1975, Nguyễn Khải chuyển vào Thành phố Hồ Chí Minh công tác và sinh sống.
– Từ năm 1950, Nguyễn Khải đã bắt đầu khoảng thời gian viết văn của mình.
– Trong cuộc thi văn nghệ năm 11951 – 1952 Nguyễn Khải được trao tặng giải khuyến khích về văn xuôi.
– Một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Khải: Mùa lạc (truyện ngắn, viết vào năm 1960), Một chặng đường (truyện dài, viết vào năm 1962), Họ sống và chiến đấu (ký sự, viết vào năm 1966), Hòa vang (bút ký, viết vào năm 1967),…
2. Giới thiệu đôi nét về tác phẩm Một người Hà Nội:
a, Xuất xứ
Tác phẩm “Một người Hà Nội” được in trong tập truyện ngắn cùng tên của nhà văn.
b, Hoàn cảnh sáng tác
Tác phẩm “Một người Hà Nội” được sáng tác vào ngày 19 tháng 1 năm 1990 khi đất nước có nhiều biến động, thăng trầm, các giá trị truyền thống cũng đã dần dần bị phai mờ, trong đó chủ yếu đó là các giá trị của người Hà Nội.
c, Ý nghĩa nhan đề “Một người Hà Nội”
– Nhan đề “Một người Hà Nội” giống như cái kết lắng lại những suy tư của Nguyễn Khải về nhân vật cô Hiền – là một người Hà Nội. Trong ánh mắt của tác giả, cô Hiền chính là biểu tượng tiêu biểu tại mảnh đất Hà thành, là một thế hệ còn ở lại trên đất Hà Nội ngày hôm nay mang đậm nét “chất kinh kì”.
– Nhà văn Nguyễn Khải muốn khắc hoạ cốt cách của con người Hà Nội mang đậm bản lĩnh.
– Đồng thời, nhan đề “Một người Hà Nội” không chỉ gợi ra sự kích thích hứng thú, tò mò của người đọc về biểu tượng vùng đất Hà Nội mà nó còn thể hiện được những suy tư của nhà văn về tính cách của con người và cuộc sống tại Hà Nội trước sự biến động của lịch sử.
d, Bố cục tác phẩm
Bao gồm 5 phần, cụ thể như sau:
– Phần 1: Từ đầu cho đến đoạn “dính líu nhiều có ngày lại rắc rối”: Giới thiệu về nhân vật cô Hiền.
– Phần 2: Từ đoạn tiếp theo cho đến đoạn “rút lui ngay”: Cô Hiền ở trong thời kì hòa bình đã được lặp lại.
– Phần 3: Từ đoạn tiếp theo cho đến đoạn “đại khái là như thế”: Cô Hiền ở trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mỹ.
– Phần 4: Từ đoạn tiếp theo cho đến đoạn “từ mấy tháng nay rồi”: Cô Hiền sau khi chiến thắng mùa xuân năm 1975.
– Phần 5: Còn lại: Cô Hiền ở trong thời kỳ những năm đất nước đổi mới.
3. Sơ đồ tư duy Một người Hà Nội đầy đủ:
4. Sơ đồ tư duy Một người Hà Nội ngắn gọn, dễ nhớ:
* Nhận xét về tính cách, phẩm chất của nhân vật cô Hiền
Cô Hiền chính là nhân vật trung tâm của truyện ngắn, cũng như bao người Hà Nội khác, cô được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Hà Nội mảnh đất của nhiều sự biến động và thăng hoa nhưng những giá trị cốt lõi của nó vẫn không thay đổi. Tính cô rất thẳng thắn và cô sống rất chân thành, trước những hiện tượng ở xung quanh cô không bao giờ giấu giếm quan điểm và thái độ của mình.
Suy nghĩ về cách ứng xử của cô trong từng thời kỳ của đất nước:
– Khi hoà bình ở miền Bắc được lập lại, cô Hiền rất vui vẻ khi nói chuyện về những vấn đề cực đoan và những câu chuyện có phần máy móc và cô cũng chi rằng chính phủ ta cũng quá quan tâm vào những việc của dân. Cô trát thông minh và khôn khéo, mọi việc đều được cô tính toán rất chu đáo trước khi cô làm và cô đã nói làm gì thì cô sẽ làm chuyện đó mà không để ý đến những lời bàn tán hay đàm tiếu ở xung
– Khi miền Bắc lại rơi vào âm mưu chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mĩ, khi đó các con của cô đều được cô dạy cách sống biết tự trọng và biết xấu hổ, biết sống đúng với phẩm chất con người Hà Nội. Và đó cũng chính là lí do mà cô sẵn sàng đau đớn để cho con trai mình ra trận: Tao rất đau đớn nhưng vẫn sẽ bằng lòng bởi vì tao không muốn con mình sống trên nhữnh sự hi sinh của mọi người. Nó đã dám đi thì nó cũng là biết tự trọng.
– Sau thắng lợi mùa xuân năm 1975, hòa bình được lập lại, đất nước bước vào một thời kì đổi mới, không khí rất náo nhiệt của một thời kì mới, thời kì phát triển kinh tế thị trường, nhưng cô Hiền vẫn là một người Hà Nội của hôm nay, cô vẫn giữ được sự thuần tuý của người Hà Nội mà không bị pha trộn. Cô vui vẻ nói chuyện về cây si già cổ thụ ở đền Ngọc Sơn và cô luôn tin tưởng vào một cuộc sống ngày càng tươi đẹp.
– Như bao người Hà Nội khác, cô Hiền là một người bình thường và những nét tinh hoa của văn hóa, của con người Hà Nội đều đã thấm sâu vào trong bản chất của người cô. Cô chính là một ánh vàng chói sáng cho phẩm giá, cho cốt cách truyền thống của con người Hà Nội.
5. Giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm Một người Hà Nội:
a, Giá trị nội dung
– Tác phẩm đã khẳng định một sức sống vô cùng bền bỉ của những giá trị văn hóa mang đậm vẻ đẹp của Hà Nội.
– Tác giả muốn gửi gắm sự tha thiết thiết gìn giữ và bảo vệ những giá trị văn hoá ấy không chỉ cho ngày hôm nay mà còn cho cả về sau.
– Nhân vật cô Hiền trong tác phẩm chính là một người Hà Nội, là một hạt bụi vàng trong bể vàng của trầm tích ở nơi xứ sở của văn hoá.
b, Giá trị nghệ thuật
– Giọng điệu có tính trần thuật vừa thể hiện sự dân giã, tự nhiên, hài hước vừa thể hiện cái triết lý, suy tư và chiêm nghiệm.
– Sử dụng thành công nghệ thuật khắc hoạ xây dựng nhân vật không chỉ thông qua những lời nói, suy nghĩ mà còn cả hành động. Nhân vật trong tác phẩm đã được cá thể hóa một cách cao độ với tính cách, lứa tuổi và một cuộc đời riêng.
6. Tóm tắt tác phẩm Một người Hà Nội:
Tác phẩm kể về cô Hiền – một người Hà Nội bình thường với phẩm chất tốt đẹp thông qua tính cách, hoàn cảnh của cô. Cô Hiền đã cùng Hà Nội trải qua biết bao thăng trầm, biến động của lịch sử nhưng không vì những điều đó mà làm biến mất giá trị văn hóa đẹp đẽ của một người Hà Nội. Cô Hiền luôn thể hiện rõ quan điểm của bản thân, sống chân thành, thẳng thắn, cùng với thái độ có tính chững mực với tất cả mọi điều xung quanh mình.
Khi nhắc về thời trẻ thì không thể không nhắc cô Hiền, cô được mệnh danh là một người tài hoa và cô luôn yêu thích những tác phẩm văn chương. Cô giao thiệp và có nhiều các mối quan rộng, cô quen rất nhiều người từ thanh niên con nhà giàu có, đến cả các nghệ sĩ văn chương. Nhưng cô lại chọn một anh thầy giáo cấp tiểu học không có nhiều sự lãng mạn nhưng bù lại là tính cách anh hiền lành và chăm chỉ để làm chồng. Các con của cô luôn được cô quản lí và dạy dỗ rất cẩn thận và chu đáo từ tất cả mọi hành động, cử chỉ, cách đi đứng, ăn nói,… để có thể giữ gìn những văn hóa của người Hà Nội.
Khi hoà bình ở miền Bắc được lập lại, cô Hiền nói về những niềm vui của chiến thắng, nói về những vấn đề xung quanh một cách rất vui vẻ. Không những thế, bên cạnh những niềm vui của hòa bình đó cô còn nói về những cực đoan, theo cô thấy còn có những thứ còn tồn đọng trong cuộc sống xung quanh. Cô Hiền là một người thông minh, khôn khéo và có sự tính toán chu đáo, khi đã tính thứ gì đó là cô sẽ làm và những lời đàm tiếu xì xào xung quanh cô lại không bao giờ để ý đến.
Khi miền Bắc lại rơi vào âm mưu đánh phá chả Đế quốc Mỹ bằng không quân. Khi đó cô không ngừng nhắc nhở các con mình cách sống phả biết tự trọng và biết xấu hổ, và phải biết sống làm sao để đúng với phẩm chất của một người Hà Nội. Cô vẫn cho con trai mình ra trận dù cho cô đau đớn vô cùng: Tao rất đau đớn nhưng vẫn bằng lòng, bởi vì tao không muốn nó sống trên sự hi sinh của những người khác. Nó đã dám đi thì nó cũng đã biết tự trọng.
Vào mùa xuân năm 1975, khi đất nước thắng lợi hoàn toàn, hòa bình được lập lại và đất nước bắt đầu bước vào một thời kỳ đổi mới, thời đại của kinh tế thị trường được mở ra, thế nhưng cô Hiền vẫn vậy, cô không thay đổi, cô vẫn là một người Hà nội của hôm qua, mang sự thuần tuý chả con người Hà Nội và không có sự pha trộn. Và cô lại tiếp tục nói chuyện về đền Ngọc Sơn với những cây si già cổ thụ bằng một niềm tin vào một cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.