Huyện Mường Nhé là một huyện miền núi, nằm giữa ngã ba biên giới giữa Việt Nam với Trung Quốc và Lào. Huyện có diện tích tự nhiên ở đây chủ yếu là rừng, chiếm 55% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Để tìm hiểu thêm về huyện Mường Nhé, mời bạn đọc theo dõi bài viết: Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Mường Nhé (Điện Biên).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên:
2. Huyện Mường Nhé (Điện Biên) có bao nhiêu xã phường?
Huyện Mường Nhé có 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc. Danh sách cụ thể được liệt kê tại bảng dưới đây:
STT | Danh sách các xã thuộc huyện Mường Nhé |
1 | Xã Chung Chải |
2 | Xã Huổi Chải |
3 | Xã Leng Su Sìn |
4 | Xã Mường Nhé (huyện lị) |
5 | Xã Mường Toong |
6 | Xã Nậm Kè |
7 | Xã Nậm Vì |
8 | Xã Pá Mỳ |
9 | Xã Quảng Lâm |
10 | Xã Sen Thượng |
11 | Xã Sín Thầu |
3. Vài nét giới thiệu về huyện Mường Nhé (Điện Biên):
3.1. Lịch sử hình thành:
Huyện Mường Nhé được thành lập vào ngày 14 tháng 1 năm 2002 theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ trên cơ sở tách 4 xã: Chung Chải, Mường Nhé, Mường Toong, Sín Thầu thuộc huyện Mường Nhé và 2 xã: Chà Cang, Nà Hỳ thuộc huyện Mường Lay.
Khi mới thành lập, huyện Mường Nhé thuộc tỉnh Lai Châu cũ.
Sau khi thành lập, huyện có 250.790 ha diện tích đất tự nhiên và 25.517 người với 6 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 6 xã nói trên. Huyện lị đặt tại xã Chà Cang.
Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 22/2003/QH11 chia tỉnh Lai Châu cũ thành hai tỉnh Lai Châu và Điện Biên, huyện Mường Nhé thuộc tỉnh Điện Biên.
Ngày 21 tháng 3 năm 2006, chia xã Nà Hỳ thành 3 xã: Nà Hỳ, Nà Khoa và Nà Bủng; chia xã Chà Cang thành 2 xã: Chà Cang và Pa Tần; chia xã Mường Toong thành 3 xã: Mường Toong, Quảng Lâm và Nậm Kè.
Năm 2007, dời huyện lỵ từ xã Chà Cang về xã Mường Nhé.
Ngày 16 tháng 4 năm 2009, chia xã Mường Nhé thành 2 xã: Mường Nhé và Nậm Vì; chia xã Quảng Lâm thành 2 xã: Quảng Lâm và Na Cô Sa; chia xã Nậm Kè thành 2 xã: Nậm Kè và Pá Mỳ; chia xã Sín Thầu thành 2 xã: Sín Thầu và Sen Thượng; chia xã Chung Chải thành 2 xã: Chung Chải và Leng Su Sìn.
Đến cuối năm 2011, huyện Mường Nhé có 16 xã trực thuộc. Ngày 25 tháng 8 năm 2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 45/NQ-CP. Theo đó:
- Chia xã Pa Tần thành 2 xã: Pa Tần và Nậm Tin, chia xã Nà Khoa thành 2 xã: Nà Khoa và Nậm Nhừ. chia xã Nà Hỳ thành 2 xã: Nà Hỳ và Nậm Chua, chia xã Nà Bủng thành 2 xã: Nà Bủng và Vàng Đán, chia xã Mường Toong thành 2 xã: Mường Toong và Huổi Lếch.
- Điều chỉnh toàn bộ 92.577,49 ha diện tích tự nhiên và 28.833 người của 10 xã: Pa Tần, Chà Cang, Nà Khoa, Nà Bủng, Nà Hỳ, Na Cô Sa, Nậm Tin, Nậm Nhừ, Nậm Chua và Vàng Đán thuộc huyện Mường Nhé để thành lập huyện Nậm Pồ.
- Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Mường Nhé còn lại 157.372,94 ha diện tích tự nhiên và 32.977 người với 11 xã trực thuộc.
3.2. Vị trí địa lý:
Huyện Mường Nhé là một huyện miền núi nằm trên ngã ba biên giới giữa Việt Nam với Trung Quốc và Lào. Huyện Mường Nhé có vị trí địa lý cụ thể như sau:
- Phía Đông huyện Mường Nhé giáp huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu và huyện Nậm Pồ.
- Phía Tây huyện Mường Nhé giáp Lào.
- Phía Nam huyện Mường Nhé giáp huyện Nậm Pồ và Lào.
- Phía Bắc huyện Mường Nhé giáp huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu và Trung Quốc.
Điểm cực Tây của Việt Nam là A Pa Chải – Tá Miếu chính là ngã ba biên giới nằm tại xã Sín Thầu có tọa độ địa lý kinh độ 102 độ 8 phút Đông, vĩ độ là 22 độ 44 phút Bắc.
3.3. Địa hình:
Huyện Mường Nhé có địa hình đa dạng với nhiều loại đất khác nhau như đất đá vôi, đất sét, đất cát và đất phù sa. Vùng núi phía Tây của huyện có địa hình cao, sâu, dốc và đá vôi. Phần phía Đông của huyện Mường Nhé có địa hình đồi núi thấp hơn với đất đỏ và đất sét. Ngoài ra, huyện Mường Nhé còn có một số con sông lớn chảy qua như sông Đà, sông Mường Lùm, sông Mường Kim. Huyện Mường Nhé có diện tích tự nhiên hơn 1.200 km2, trong đó 90% đất lâm nghiệp. Với địa hình đa dạng, phong phú, huyện Mường Nhé có nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, nhất là du lịch mạo hiểm, khám phá thiên nhiên.
3.4. Dân số:
Huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên có gần 70% dân số là người dân tộc Mông nhưng phần lớn là dân di cư tự do từ các nơi khác đến từ những năm 2000. Ngoài đồng bào người Mông ở huyện Mường Nhé còn có dân tộc Hà Nhì sinh sống lâu đời ở các vùng núi cao. Huyện Mường Nhé có trên 98% là dân tộc đồng bào thiểu số sinh sống gồm: Mông, Thái, Hà Nhì, Kháng, Cống,… Mỗi dân tộc có những tập quán sinh hoạt riêng, tạo nên nét văn hóa riêng biệt của từng tộc người. Nổi bật là người Hà Nhì rất yêu thích các điệu múa, người Mông thích múa khèn, người Cống lại mê hát đối.
3.5. Kinh tế:
Sau giai đoạn kinh tế khó khăn vì đại dịch Covid 19, huyện Mường Nhé đã tập trung thực hiện nhiều giải pháp để phát triển, phục hồi nền kinh tế của huyện, nhờ vậy, nhiều chỉ tiêu kinh tế quan trọng của huyện tăng trưởng khá cao so với đầu nhiệm kỳ và mục tiêu hàng năm như: Sản lượng lương thực, đàn gia súc, gia cầm, thu ngân sách, tạo việc làm mới,…Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện hết năm 2023 ước đạt 1.642 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đến hết năm 2023 ước đạt 32.429 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng xác định, tăng dần tỷ trọng công nghiệp – xây dựng, thương mại – dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông – lâm nghiệp và thủy sản. Tổng diện tích thu hoạch cây lương thực có hạt ước đạt trên 18.332 tấn. Giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng theo giá hiện hành ước đạt thực hiện đến hết năm 2023 đạt 615 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2020 – 2023 là 9,4%. Tổng thu ngân sách địa phương năm 2022 là 762.376 tỷ đồng, trong đó thu trên địa bàn 13,6 tỷ đồng, đạt 111% mục tiêu Đại hội. Cùng với đó, huyện Mường Nhé triển khai kế hoạch thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trên địa bàn huyện. Điển hình đó là việc tổ chức hội nghị gặp mặt các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện để tiếp tục lắng nghe, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và tìm ra giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và nhà đầu tư. Ngoài ra, huyện đang phát triển mô hình sản xuất gắn với chuỗi giá trị, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện đã bước đầu có hiệu quả. Đến nay, Mường Nhé có hơn 14 hợp tác xã hoạt động với 114 thành viên chủ yếu chuyển đổi cây trồng truyền thống sang cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn như hồi, quế, dổi, gai xanh,… Qua đó, góp phần xóa đói giảm nghèo cho các gia đình, từng bước phát triển kinh tế theo hướng bền vững.
Nhiều mô hình phát triển du lịch gắn với văn hóa các dân tộc cũng được hình thành. Huyện Mường Nhé đã ban hành đề án, kế hoạch thực hiện triển khai phát triển du lịch gắn với phát huy giá trị văn hóa, tạo lợi thế phát triển các mô hình du lịch như: Du lịch cộng đồng, homestay, thắng cảnh thiên nhiên Mường Nhé, chinh phục Ngã ba biên giới – điểm cực Tây Tổ quốc A Pa Chải. Huyện cũng đẩy mạnh các hoạt động giao lưu văn hóa, các lễ hội truyền thống của cộng đồng các dân tộc cùng nhiều lễ hội truyền thống của cộng đồng dân tộc trở thành hoạt động thường niên. Các mô hình này được coi là sản phẩm tiềm năng, lợi thế của huyện Mường Nhé nhằm thu hút khách du lịch trong nước và cả quốc tế. Ước tính trong giai đoạn năm 2020 – 2023, cơ bản huyện Mường Nhé đã đón khoảng hơn 8000 lượt khách du lịch đến thăm quan và làm việc, doanh thu ước đạt trên 10 tỷ đồng.
THAM KHẢO THÊM: