Chuyện người con gái Nam Xương đồng cảm với số phận éo le của họ và lên án những lễ giáo phong kiến vô nhân đạo, những hủ tục hà khắc của chế độ phong kiến chèn ép người phụ nữ. Dưới đây là bài soạn chi tiết Chuyện người con gái Nam Xương:
Mục lục bài viết
1. Trả lời câu hỏi soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương:
1.1. Trước khi đọc:
Câu 1 (trang 10 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Em biết gì về vị thế của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến?
Trả lời:
Người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến có vị thế thấp, họ là nạn nhân của chế độ phong kiến. Họ bị chà đạp và đối xử một cách bất công.
Câu 2 (trang 10 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Em có ấn tượng sâu sắc với tác phẩm nào viết về người phụ nữ? Hãy chia sẻ ấn tượng đó của em.
Trả lời:
– Em ấn tượng sâu sắc với tác phẩm “Bánh trôi nước”. Đây là một bài thơ của tác giả Hồ Xuân Hương. Bài thơ vừa ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến vừa đồng cảm trước số phận bất công của họ.
1.2. Đọc văn bản:
1. Theo dõi: Những chi tiết giới thiệu nhân vật Vũ Thị Thiết và Trương Sinh.
– Vũ Thị Thiết – người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp.
– Trương Sinh – Con nhà hào phú, nhưng không có học; có tính đa nghi, đề phòng vợ của mình.
2. Dự đoán: Theo em, kết cục của cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương sẽ như thế nào?
– Dự đoán: họ sẽ có cuộc hôn nhân hạnh phúc.
3. Dự đoán: Trương Sinh có thái độ và hành động như thế nào sau khi nghe những lời nói của con?
– Trương Sinh lập tức khẳng định là vợ ngoại tình, không chung thủy với mình.
4. Đối chiếu: Kết cục cuộc hôn nhân của Vũ Nương và Trương Sinh có đúng như dự đoán của em không?
– Kết cục cuộc hôn nhân của Vũ Nương và Trương Sinh không đúng như dự đoán của em.
5. Suy luận: Câu chuyện sẽ như thế nào nếu không xuất hiện nhân vật Phan Lang?
– Nếu không xuất hiện nhân vật Phan Lang thì Trương Sinh sẽ luôn cho rằng vợ đã không chung thủy với mình và Vũ Nương sẽ không được giải oan.
6. Theo dõi: Điều gì khiến Vũ Nương muốn tìm về gặp chồng?
– Vũ Nương muốn tìm về gặp chồng vì:
+ Nhớ quê hương, nhớ gia đình.
+ Mong muốn được giải oan.
1.3. Sau khi đọc:
Câu 1 (trang 16 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Trình bày cốt truyện và nêu bố cục của tác phẩm.
Trả lời:
– Cốt truyện:
+ Cốt truyện được tổ chức chủ yếu dựa trên chuỗi sự kiện sắp xếp theo trật tự.
– Bố cục văn bản: 3 phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến… “lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình”.
+ Phần 2: Tiếp đến … “nhưng việc trót đã qua rồi!”.
+ Phần 3: Còn lại.
Câu 2 (trang 16 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Ở phần đầu tác phẩm, Nguyễn Dữ đã làm nổi bật những đặc điểm gì ở nhân vật Vũ Nương và Trương Sinh? Lời người kể chuyện có vai trò như thế nào trong việc khắc họa nhân vật?
Trả lời:
– Ở phần đầu tác phẩm Nguyễn Dữ đã làm nổi bật những đặc điểm ở nhân vật Vũ Nương và Trương Sinh là:
+ Vũ Nương – người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp.
+ Trương Sinh – Con nhà hào phú, nhưng không có học; có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức.
– Lời người kể chuyện có vai trò quan trọng trong việc khắc họa và làm nổi bật tính cách nhân vật.
Câu 3 (trang 16 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Phân tích lời than của nhân vật Vũ Nương trước khi gieo mình xuống sông để làm rõ các khía cạnh:
a. Nỗi đau đớn của nhân vật.
b. Đặc điểm của ngôn ngữ nhân vật trong truyện truyền kì.
Trả lời:
a. Nỗi đau đớn của nhân vật: Thủy trung, một lòng một dạ nhưng lại bị nghi oan. Vì vậy gieo mình xuống sông để chứng minh mình trong sạch.
b. Đặc điểm của ngôn ngữ nhân vật trong truyện truyền kì.
– Ngôn ngữ nhân vật trong truyện truyền kì sử dụng nhiều điển cố, điển tích.
Câu 4 (trang 16 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Cho biết những nguyên nhân gây ra bi kịch của Vũ Nương. Nguyên nhân nào là chủ yếu?
Trả lời:
Nguyên nhân gây ra bi kịch của Vũ Nương:
– Trực tiếp: Lời nói ngây thơ của Đản → Trương Sinh cho rằng vợ mình có lỗi.
– Gián tiếp:
+ Trương Sinh đa nghi, ghen tuông, thô lỗ, gay gắt,…
+ Gia cảnh không phù hợp: Trương Sinh là “con nhà giàu” còn Vũ Nương là “con nhà khó’ → Khác nhau về địa vị.
+ Chiến tranh gây ra cảnh sinh tử chia ly.
+ Chế độ nam quyền, bất công.
Câu 5 (trang 16 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Trong tác phẩm, nhân vật Phan Lang được khắc họa ở những không gian, thời gian nào? Nhân vật này có vai trò gì trong truyện?
Trả lời:
– Nhân vật Phan Lang được khắc họa ở:
+ Không gian: bến đò Hoàng Giang, gác Triêu Dương.
+ Thời gian: cuối đời Khai Đại nhà Hồ.
– Nhân vật này có vai trò mở nút thắt trong truyện, giải oan cho Vũ Nương.
Câu 6 (trang 16 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Hình ảnh Vũ Nương hiện về khi Trương Sinh lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang được tác giả miêu tả qua những chi tiết nào? Theo em, đoạn kết có màu sắc kì ảo này có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.
Trả lời:
– Hình ảnh Vũ Nương hiện về khi Trương Sinh lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang được tác giả miêu tả qua những chi tiết sau:
+ Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng.
+ Theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện.
– Theo em, đoạn kết có màu sắc kì ảo thể hiện khát vọng hạnh phúc, ấm no và mong muốn một cái kết có hậu cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Câu 7 (trang 16 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Nêu chủ đề của tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và trình bày suy nghĩ của em về chủ đề đó.
Trả lời:
– Chủ đề: Số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
– Tác phẩm phản ánh hiện thực về một xã hội phong kiến bất công với chế độ nam quyền, chà đạp lên số phận của người phụ nữ. Đồng thời, qua nhân vật Vũ Nương, tác phẩm ngợi đức tính của người phụ nữ Việt Nam: thùy mị, nết na, luôn có khuôn phép và vô cùng chung thủy với chồng.
1.4. Viết kết nối với đọc:
Câu hỏi (trang 16 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) trình bày suy nghĩ của em về chi tiết “cái bóng” trong truyện.
Trả lời:
Chi tiết chiếc bóng mang trong mình nhiều tầng ý nghĩa mà tác giả Nguyễn Dữ muốn truyền tải đến độc giả. Trước hết, chiếc bóng mang giá trị hiện thực, thể hiện nỗi khổ và hoàn cảnh tội nghiệp của Vũ Nương nói riêng và của người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung. Khi Trương Sinh đi lính, chiếc bóng trở thành thứ duy nhất mà Vũ Nương có thể chỉ vào để dạy con về cha mình. Hình ảnh này thể hiện của sự cô đơn, đồng thời tố cáo hiện thực chiến tranh tàn khốc đã làm cho đôi lứa chia lìa, khiến bé Đản phải lớn lên mà không có cha bên cạnh và Vũ Nương phải sống những ngày tháng cô độc thiếu vắng chồng.
Thứ hai, chiếc bóng cũng chính là yếu tố dẫn đến nỗi hàm oan của Vũ Nương. Trong sự ngây thơ của con trẻ và lòng ghen tuông mù quáng của Trương Sinh, chiếc bóng trở thành nguồn cơn của sự hiểu lầm. Khi bé Đản vô tình nhắc đến “người đàn ông đêm nào cũng đến”, Trương Sinh, do thiếu hiểu biết và sự đa nghi sẵn có, đã ngay lập tức nghi ngờ sự chung thủy của Vũ Nương. Điều này dẫn đến bi kịch đau lòng khi Vũ Nương bị chồng nghi oan thất tiết, dẫn tới cái chết oan uổng của nàng.
Chiếc bóng qua lời kể của bé Đản là chi tiết thắt nút câu chuyện, tạo nên đỉnh điểm bi kịch. Nhưng chính chiếc bóng của Trương Sinh, xuất hiện trong những phút cuối cùng khi anh hiểu ra sự thật, lại là chi tiết mở nút, giải oan cho Vũ Nương.
2. Vài nét về tác giả Nguyễn Dữ:
Tiểu sử:
– Nguyễn Dữ là một tác giả nổi tiếng thời Lê sơ, thời nhà Mạc, sống vào khoảng thế kỷ 16.
– Ông là con trai cả của Tiến sĩ Nguyễn Tường Phiêu, người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay là xã Phạm Kha, huyện Thanh Miện, Hải Dương.
– Lúc nhỏ Nguyễn Dữ chăm học, đọc rộng, nhớ nhiều, từng ôm ấp lý tưởng lấy văn chương nối nghiệp nhà
– Nguyễn Dữ đậu Hương tiến (Cử nhân) và làm quan với nhà Mạc, sau đó về với nhà Lê làm Tri huyện Thanh Tuyền (nay là Bình Xuyên, Vĩnh Phúc). Nhưng chỉ sau một năm, vì bất mãn với thời cuộc, lấy cớ nuôi mẹ, ông xin về ở núi rừng Thanh Hóa để ẩn cư. Từ đó “trải mấy năm dư, chân không bước đến thị thành” rồi ông mất tại Thanh Hóa.
Tác phẩm chính:
– Tác phẩm duy nhất của Nguyễn Dữ là quyển Truyền kỳ mạn lục, gồm 20 truyện viết bằng chữ Hán, theo thể loại tản văn, xen lẫn biền văn và thơ ca. Trong mỗi truyện đều có lời bình của tác giả hoặc người có cùng quan điểm với tác giả. Tác phẩm được viết vào khoảng năm 1547 khi ông ẩn cư ở Thanh Hóa, được Hà Thiện Hán viết lời Tựa, Nguyễn Bỉnh Khiêm phủ chính và Nguyễn Thế Nghi dịch ra chữ Nôm. Tác phẩm được coi là một “thiên cổ kỳ bút”, thể hiện quan điểm chính trị, thái độ của Nguyễn Dữ.
– Truyền kỳ mạn lục vừa có giá trị hiện thực và nhân đạo cao. Tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài và được đánh giá cao.
– Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục là một trong những tác phẩm văn học cổ điển của Việt Nam, được Nguyễn Dữ biên soạn vào thế kỷ 14. Tác phẩm gồm 6 quyển, mỗi quyển ghi lại những sự kiện lịch sử, truyền thuyết, văn hóa, đạo đức và tôn giáo của Việt Nam từ thời Hùng Vương đến thời Lý Trần. Tác phẩm có giá trị văn học cao, phản ánh đời sống xã hội, tư tưởng triết học và tinh thần dân tộc của người Việt trong giai đoạn phát triển lịch sử quan trọng. Tác phẩm cũng là nguồn tư liệu quý báu cho việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa và ngôn ngữ của Việt Nam.
– Trong Truyền kỳ mạn lục, Nguyễn Dữ đã sử dụng nhiều nguồn sách khác nhau, từ các bản ký sự, biên niên, địa chí đến các bản thơ ca, ca dao, tục ngữ. Tác phẩm có nhiều chỗ trích dẫn hoặc dựa theo các tác phẩm văn học Trung Quốc như Tam quốc diễn nghĩa, Tây du ký, Lão tử, Chuang Tzu… Tác phẩm được viết bằng chữ Hán nhưng có nhiều chỗ sử dụng từ ngữ tiếng Việt để diễn đạt ý nghĩa gần gũi với độc giả; được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác như Anh, Pháp, Nhật, Hàn…
3. Vài nét về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương:
3.1. Nhân vật Vũ nương:
a. Vẻ đẹp của Vũ Nương
Trước khi làm dâu:
Giới thiệu: tính thùy mị nết nà, tư dung tốt đẹp
→ Vẻ đẹp hoàn hảo, sự kết hợp hài hòa giữa ngoại hình và đức hạnh.
Khi làm dâu:
– Một người mẹ yêu thương con cái: Nàng chỉ vào bóng mình trên tường và nói đó là bố của Đản.
→ Thấu hiểu tâm lý trẻ em và yêu thương con cái.
– Là người vợ hiếu thảo:
+ Khi mẹ chồng bị bệnh: Chăm lo cho bà, lễ Phật, khuyên nhủ động viên mẹ chồng.
+ Mẹ chồng mất: lo tang lễ cẩn thận như mẹ ruột của mình.
→ Mẹ chồng cảm động sâu sắc với tình cảm của Vũ Nương.
– Là người vợ chung thủy:
+ Khi chồng ở nhà, giữ gìn khuôn phép và không để xảy ra chuyện gì.
+ Ra tiễn chồng đi lính: Rót cho anh một ly rượu và nói lời chúc phúc: không muốn danh hiệu hay chức vị gì, chỉ muốn chồng an toàn trở về. Hiểu và thông cảm với vỡi nỗi vất vả của chồng; thể hiện sự mong nhớ.
+ Khi không ở bên chồng: Nhớ chồng da diết
+ Chồng nghi ngờ một cách vô lý: tìm mọi cách để xóa tan nghi ngờ và bảo vệ hạnh phúc gia đình.
=> Là một người mẹ yêu thương, một người con dâu hiền hậu, một người vợ chung thủy, luôn coi trọng hạnh phúc gia đình.
Sau khi chết (ở thủy cung):
– Nặng nghĩa, nặng tình và vị tha:
+ Sống hạnh phúc ở thủy cung → Nhớ quê hương và mộ tổ tiên.
+ Trương Sinh lập đàn giải oan → Trở về: không phàn nàn, nói lời cảm ơn.
– Người coi trọng danh dự: mong muốn được giải oan
=> Vũ Nương mang vẻ đẹp lý tưởng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
b. Số phận bất hạnh:
Khi làm dâu:
– Sau khi kết hôn không lâu, chồng nàng đi lính→ Sống một mình.
– Mọi công việc phải tự mình gánh vác.
– Khi chồng về bị hiểu lầm, lăng mạ, đánh đập và đuổi đi.
Cái chết oan ức:
– Lý do
+ Trực tiếp: Lời nói ngây thơ của Đản → Trương Sinh cho rằng vợ mình có lỗi.
+ Gián tiếp:
Trương Sinh đa nghi, ghen tuông, thô lỗ, gay gắt,…
Gia cảnh không phù hợp: Trương Sinh là “con nhà giàu” còn Vũ Nương là “con nhà khó’ → Khác nhau về địa vị.
Chiến tranh gây ra cảnh sinh tử chia ly.
Chế độ nam quyền, bất công.
– Ý nghĩa
+ Khẳng định đức tính, phẩm giá của nhân vật Vũ Nương.
+ Bày tỏ sự thương cảm với số phận bi thảm của nhân vật.
+ Lên án các cuộc chiến tranh phong kiến và các chế độ phong kiến đã tước đoạt các quyền sống và hạnh phúc chính đáng của phụ nữ.
3.2. Nhân vật Trương sinh:
– Xuất thân từ một gia đình giàu có nhưng không có học thức.
– Nghi ngờ, ghen tuông, độc đoán:
+ Cảnh giác quá mức với vợ.
+ Nghe lời con → cho rằng vợ không chung thủy.
+ Phớt lờ lời giải thích của vợ → mắng mỏ và đuổi đi.
+ Không tin những lời bênh vực vợ mình.
+ Không cho vợ có cơ hội minh oan.
→ Bướng bỉnh và bảo thủ.
– Khi mọi chuyện sáng tỏ, nhận ra mình đã nghi ngờ sai lầm về vợ.
– Khi Phan Lang trao lại kỉ vật của vợ, nhớ lại quá khứ và lập đền thờ giải oan cho nàng.
3.3. Yếu tố kỳ ảo trong truyện:
a. Chi tiết kỳ ảo
– Phan Lang nằm mơ và thả rùa ra.
– Phan Lang lạc vào Động Rùa của Linh phi, gặp Vũ Nương và được đưa về thế giới thực.
– Vũ Nương tự sát → được tiên nữ cứu sống và sống dưới thủy cung.
– Trường Sinh lập bàn thờ giải oan→ Vũ Nương xuất hiện, từ biệt rồi biến mất.
b. Cách đưa yếu tố giả tưởng vào câu chuyện
– Xen kẽ với các yếu tố kỳ ảo, yếu tố hiện thực (địa điểm, giai đoạn lịch sử, sự kiện lịch sử, nhân vật, hoàn cảnh tại quê hương) được đan xen.
c. Tầm quan trọng của chi tiết huyền ảo
– Tôn lên vẻ đẹp của Vũ Nương.
– Câu chuyện trở nên kì bí, hấp dẫn hơn.
– Tạo ra một kết thúc có hậu, thể hiện ước mơ của mọi người về công lý.
– Thể hiện giá trị nhân đạo.
3.4. Giá trị nội dung:
– Tác phẩm phản ánh hiện thực về một xã hội phong kiến bất công với chế độ nam quyền, chà đạp lên số phận của người phụ nữ. Đồng thời, qua nhân vật Vũ Nương, tác phẩm ngợi đức tính của người phụ nữ Việt Nam: thùy mị, nết na, luôn có khuôn phép và vô cùng chung thủy với chồng.
– Tác phẩm thể hiện sự đồng cảm của tác giả trước số phận nghiệt ngã của người phụ nữ.
3.5. Giá trị nghệ thuật:
– Tạo tình huống câu chuyện độc đáo. Việc sử dụng yếu tố kỳ ảo nhấn mạnh giá trị nhân văn của tác phẩm.
– Nghệ thuật xây dựng nhân vật khéo léo, nhân vật được xây dựng thông qua lời nói và hành động.
– hình ảnh ước lệ tượng trưng.
THAM KHẢO THÊM: