Thị xã Sa Pa thành lập vào năm 1905 khi người Pháp phát hiện đây là địa điểm lý tưởng để xây dựng khu nghỉ mát và đã thực hiện các cuộc xây dựng cơ sở vật chất. Thị xã cách thành phố Lào Cai 33 km và 317 km tính từ Hà Nội. Để biết thêm thông tin, mời các bạn đọc bài viết: Bản đồ và các xã phường thuộc thị xã Sa Pa (Lào Cai).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính thị xã Sa Pa (Lào Cai):
Đây là bản đồ cũ của thị xã Sa Pa trước năm 2019. Ngày 11 tháng 9 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 767/NQ-UBTVQH14 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020), theo đó:
+ Thành lập thị xã Sa Pa trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của huyện Sa Pa.
+ Thành lập 6 phường: Cầu Mây, Hàm Rồng, Ô Quý Hồ, Phan Si Păng, Sa Pa, Sa Pả và xã Hoàng Liên trên cơ sở giải thể thị trấn Sa Pa và 3 xã: Lao Chải, Sa Pả, San Sả Hồ (phần diện tích và dân số còn lại của xã Sa Pả được sáp nhập vào xã Trung Chải).
+ Hợp nhất phần diện tích và dân số còn lại của hai xã Lao Chải và San Sả Hồ thành xã Hoàng Liên.
+ Hợp nhất hai xã Nậm Sài và Nậm Cang thành xã Liên Minh.
+ Hợp nhất hai xã Thanh Phú và Suối Thầu thành xã Mường Bo.
+ Hợp nhất hai xã Hầu Thào và Sử Pán thành xã Mường Hoa.
+ Hợp nhất hai xã Bản Khoang và Tả Giàng Phìn thành xã Ngũ Chỉ Sơn.
+ Hợp nhất hai xã Thanh Kim và Bản Phùng thành xã Thanh Bình.
Sau khi sắp xếp, sáp nhập và điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính, thị xã Sa Pa có 6 phường và 10 xã như hiện nay.
2. Thị xã Sa Pa (Lào Cai) có bao nhiêu xã, phường?
Thị xã Sa Pa có 16 đơn vị hành chính bao gồm 6 phường, 10 xã.
STT | Các xã phường thuộc thị xã Sa Pa (Lào Cai) |
1 | Phường Cầu Mây |
2 | Phường Hàm Rồng |
3 | Phường Ô Quý Hồ |
4 | Phường Phan Si Păng |
5 | Phường Sa Pa |
6 | Phường Sa Pả |
7 | Xã Bản Hồ |
8 | Xã Hoàng Liên |
9 | Xã Liên Minh |
10 | Xã Mường Bo |
11 | Xã Mường Hoa |
12 | Xã Ngũ Chỉ Sơn |
13 | Xã Tả Phìn |
14 | Xã Tả Van |
15 | Xã Thanh Bình |
16 | Xã Trung Chải |
3. Giới thiệu về thị xã Sa Pa (Lào Cai):
Thị trấn Sa Pa ra đời vào năm 1905 khi người Pháp phát hiện đây là địa điểm lý tưởng để xây dựng khu nghỉ mát và đã thực hiện. Thị trấn cách thành phố Lào Cai 33 km và 317 km tính từ Hà Nội. Ngoài con đường chính từ thành phố Lào Cai để tới Sa Pa còn một tuyến giao thông khác, Quốc lộ 4D nối từ xã Bình Lư, Tam Đường, Lai Châu.
- Vị trí địa lý của Sa Pa:
+ Phía Đông tiếp giáp huyện Bảo Thắng và thành phố Lào Cai.
+ Phía Tây tiếp giáp huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.
+ Phía Nam tiếp giáp huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu và huyện Văn Bàn.
+ Phía Bắc tiếp giáp huyện Bát Xát.
- Các điểm cực của tỉnh Lào Cai:
+ Điểm cực Bắc tại huyện Mường Khương.
+ Điểm cực Tây tại huyện Bát Xát.
+ Điểm cực Đông tại huyện Bảo Yên.
+ Điểm cực Nam tại huyện Văn Bàn.
- Diện tích và dân số:
Thị xã Sa Pa có tổng diện tích đất tự nhiên 681,37 km², dân số vào năm 2019 là 81.857 người, mật độ dân số đạt khoảng 120 người/km².
Đây là nơi sinh sống của dân cư 6 dân tộc Kinh, H’Mông, Dao Đỏ, Tày, Giáy, Xá Phó. Tỉ lệ các dân tộc H’Mông chiếm 51,65%, Dao chiếm 23,04%, Kinh chiếm 17,91%, Tày chiếm 4,74%, Giáy chiếm 1,36%, Phù Lá chiếm 1,06%, Hoa và các dân tộc khác chiếm 0,23%,…
- Điều kiện tự nhiên:
+ Địa hình:
Nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam cách thành phố Lào Cai 33 km và 317 km tính từ Hà Nội. Thị xã Sa Pa có độ cao trung bình khoảng 1.500 m – 1.800 m so với mực nước biển, nằm ở sườn núi Lô Suây Tông, đỉnh của núi này có thể nhìn thấy ở phía Đông Nam của Sa Pa. Ngoài con đường chính từ thành phố Lào Cai để tới thị xã Sa Pa còn có thể đi theo quốc lộ 4D nối từ xã Bình Lư, Tam Đường, Lai Châu.
Từ trung tâm thị xã nhìn xuống có thung lũng Ngòi Đum ở phía Đông Bắc và thung lũng Mường Hoa ở phía Đông Nam. Tại ngã ba ranh giới phía Tây của thị xã Sa Pa với các huyện Tam Đường và Tân Uyên, trên địa bàn xã Hoàng Liên là ngọn núi Fansipan-nóc nhà của Đông Dương cao gần 3.143m.
+ Khí hậu:
Khí hậu trên toàn thị xã Sa Pa mang sắc thái của xứ ôn đới với nhiệt độ trung bình 15-18 °C. Tuy nằm ở miền Bắc Việt Nam, lẽ ra phải mang khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nhưng do nằm ở địa hình cao và gần chí tuyến nên Sa Pa có khí hậu cận nhiệt đới ẩm, ôn đới, không khí mát mẻ quanh năm. Vào mùa hè, thời tiết ở thị xã một ngày như là có đủ bốn mùa: Buổi sáng là tiết trời mùa xuân, buổi trưa tiết trời như vào hạ, có nắng, không khí dịu mát, buổi chiều mây và sương rơi xuống tạo cảm giác lành lạnh như trời thu và ban đêm là cái rét của mùa đông. Nhiệt độ không khí trung bình năm của Sa Pa là 15°C. Mùa hè, thị xã không phải chịu cái nắng gay gắt như vùng đồng bằng ven biển khoảng 13 °C – 15 °C vào ban đêm và 20 °C – 25 °C vào ban ngày. Mùa đông thường có mây mù bao phủ và lạnh, nhiệt độ có lúc xuống dưới 0 °C và có tuyết rơi. Lượng mưa trung bình hàng năm ở đây khoảng từ 1.800 đến 2.200 mm, tập trung nhiều nhất vào khoảng thời gian từ tháng 5 tới tháng 8.
4. Du lịch Sa Pa thời điểm nào là thích hợp nhất?
- Mùa xuân (Từ tháng 2 – tháng 5):
Đây cũng là thời điểm người dân Sa Pa bắt đầu reo mạ, cấy lúa (tháng 4 – tháng 5). Nếu đến Sa Pa thời điểm này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang mênh mông, bắt gặp hình ảnh người nông dân đang khom lưng cấy lúa, tất cả đều rất bình dị và tươi đẹp.
- Mùa hè (Từ tháng 6 – tháng 8):
Từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 6 còn là thời điểm cây cối bắt đầu cho trái ngọt. Đi du lịch Sa Pa vào thời điểm này bạn sẽ được thưởng thức rất nhiều loại trái cây hấp dẫn của xứ lạnh như mận, đào, thanh mai,…
- Mùa thu (Từ tháng 9 – tháng 11):
Du lịch Sa Pa tháng 10 trời bắt đầu chuyển lạnh. Đây cũng là mùa nước ở Sa Pa nên thác sẽ chảy mạnh, rất sống động và hùng vĩ. Từ tháng 11 trở đi, trời vào đông nhưng chưa lạnh buốt, buổi sáng thức dậy bạn sẽ thật bất ngờ vì cảnh tượng như đang ở chốn bồng lai tiên cảnh vậy, khắp các thung lũng mây bồng bềnh trôi, cả thị trấn như chìm vào biển mây – một vẻ đẹp kỳ tích mà ngỡ chỉ trong tranh mới có.
- Mùa đông (Từ tháng 12 – 2 dương lịch):
Vào đầu tháng 2, các loài hoa ở Sa Pa bắt đầu nở, khoe sắc khắp mọi miền, Sa Pa lại một lần nữa thay áo mới, rực rỡ trong sắc hoa đào, hoa mai, mận và nhiều loài hoa khác, tất cả đều như một bức tranh tuyệt đẹp đón chào du khách ghé thăm.
THAM KHẢO THÊM: