Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La:
2. Huyện Sốp Cộp (Sơn La) có bao nhiêu xã, phường?
Huyện Sốp Cộp có 8 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 8 xã.
STT | Danh sách các xã phường thuộc huyện Sốp Cộp (Sơn La) |
1 | Xã Sam Kha |
2 | Xã Púng Bánh |
3 | Xã Sốp Cộp |
4 | Xã Dồm Cang |
5 | Xã Nậm Lạnh |
6 | Xã Mường Lèo |
7 | Xã Mường Và |
8 | Xã Mường Lạn |
3. Giới thiệu về huyện Sốp Cộp (Sơn La):
- Lịch sử
Huyện Sốp Cộp được thành lập theo Nghị định số 148/2003/NĐ-CP ngày 2 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ trên cơ sở tách 8 xã phía nam thuộc huyện Sông Mã là Sốp Cộp, Mường Lạn, Dồm Cang, Sam Kha, Mường Và, Mường Lèo, Púng Bánh và Nậm Lạnh.
- Vị trí địa lý
Toạ độ địa lý:
+ 20o39’33” – 21o 7’15” Vĩ độ bắc.
+ 103o14’56” – 103o45’06” Kinh độ đông.
Địa giới hành chính:
+ Phía Bắc giáp huyện Sông Mã – tỉnh Sơn La.
+ Phía Tây giáp huyện Điện Biên Đông – tỉnh Điện Biên.
+ Phía Đông và Nam giáp huyện Viêng Khăm (tỉnh Luông Pha Băng), huyện Mường Ét và huyện Mường Son (tỉnh Hua Phăn) nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.
Sốp Cộp là huyện vùng cao biên giới nằm về phía Tây Nam của tỉnh Sơn La, cách trung tâm thành phố Sơn La 130 km, có chung đường biên giới với nước bạn Lào dài 120 km, có 4 xã biên giới: Mường Lèo, Nậm Lạnh, Mường Và, Mường Lạn. Trên địa bàn huyện có 50 mốc quốc giới, trong đó có 11 mốc trung và 39 mốc tiểu. Với vị trí địa lý này đã tạo cho huyện Sốp Cộp có vị trí đặc biệt về an ninh, quốc phòng và đối ngoại.
Từ trung tâm huyện Sốp Cộp (xã Sốp Cộp) đi theo tỉnh lộ 105 đến thị trấn Sông Mã 30 km, từ thị trấn Sông Mã đi theo quốc lộ 4G đến thành phố Sơn La 100 km, từ Sốp Cộp đến trung tâm thành phố Hà Nội 455 km.
- Diện tích, dân số
Diện tích đất lâm nghiệp của huyện 74.339,60 ha, chiếm 50,45% tổng diện tích tự nhiên, có tiềm năng phát triển lâm nghiệp với hệ thống rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng kinh tế. Tài nguyên rừng khá phong phú, có nhiều nguồn gen động, thực vật quý hiếm.
Năm 2014, dân số của huyện là 44.548 người, thành phần dân tộc chủ yếu gồm: Dân tộc Thái chiếm 62,2%; dân tộc Mông chiếm 17,8%; dân tộc Lào chiếm 11,3%; dân tộc Khơ Mú chiếm 6,1%; dân tộc Kinh và các dân tộc khác chiếm 2,6%.
- Địa hình
Huyện Sốp Cộp có địa hình khá phức tạp, chia cắt mạnh, tạo nên các rẫy núi lớn nhỏ phân bố không đều, hầu hết các các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Hệ thống suối đa dạng có độ chênh cao lớn. Nhìn chung địa hình trong huyện hình thành nên hai tiểu vùng tương đối khác biệt đó là:
Vùng núi cao, bao gồm 4 xã là: Mường Lèo, Mường Lạn, Nậm Lạnh và Sam Kha. Các xã này có độ cao trung bình từ 1.000 – 1.800m, độ cao tuyệt đối cao nhất là đỉnh Pu Sam Xao 1.925m thuộc xã Mường Lèo. Vùng này địa hình hiểm trở, có nhiều núi cao vực sâu. Độ dốc cao, phần lớn từ 250 trở lên, có một số nơi đến 450 và trên 450, nhiều núi đá và tỷ lệ đá lẫn lớn. Vùng này có tỷ lệ đất trồng trọt cây nông nghiệp thấp, trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa nương, ngô, sắn và một số cây công nghiệp ngắn ngày trên đất dốc.
Vùng núi thấp, bao gồm các xã còn lại: Sốp Cộp, Mường Và, Dồm Cang và Púng Bánh. Các xã này có độ cao trung bình từ 750 – 950 m, độ cao tuyệt đối thấp nhất là 700 m ở suối Nậm Công thuộc xã Sốp Cộp. Vùng này có độ dốc trung bình từ 20-350, tỷ lệ núi đá và đá lẫn thấp. Phương thức sản xuất nông nghiệp ở vùng này có phần đa dạng hơn cụ thể là lúa nước, lúa nương, ngô, cây ăn quả và một số cây công nghiệp ngắn ngày.
- Khí hậu
Huyện Sốp Cộp nằm ở vị trí vùng Tây Bắc Việt Nam, mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa. Nhưng do khu vực nằm sâu trong lục địa nên ít ảnh hưởng của mưa bão trong mùa hè và gió mùa Đông Bắc trong mùa đông. Trong năm được chia làm hai mùa rõ rệt:
+ Mùa mưa xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 9, mưa tập trung vào các tháng 6,7,8, lượng mưa chiếm trên 85-90% lượng mưa cả năm. Mùa này thời tiết nóng ẩm rất thích nghi cho sinh trưởng, phát triển của cây trồng.
+ Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam nên thời tiết khô và lạnh. Có năm xuất hiện sương muối kéo dài từ 3-5 ngày, mùa này dễ xảy ra hoả hoạn đối với nhà cửa và cây rừng.
- Cơ sở hạ tầng
Do còn gặp phải nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế nên cơ sở hạ tầng giao thông trên địa bàn huyện Sốp Cộp còn chưa phát triển.
+ Trên địa bàn huyện có đường Quốc lộ 4G đi Sông Mã và Điện Biên Đông cũng như là hướng Sốp Cộp đi nước CHDCND Lào.
+ Ngoài ra, còn có đường tỉnh DT105 nằm dọc đường biên giới Việt – Lào.
+ Bến xe khách Sốp Cộp nằm trên đường quốc lộ 4G làm nhiệm vụ đưa, đón và trả khách đi các tỉnh.
4. Bản đồ quy hoạch huyện Sốp Cộp (Sơn La):
Mới đây nhất, ngày 4/2/2021, UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành Quyết định về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất huyện Sốp Cộp đến Năm 2024.
Theo đó, quy hoạch sử dụng đất huyện Sốp Cộp đến Năm 2024 sẽ cụ thể hóa các quỹ đất phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn trên địa bàn huyện để phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế. – xã hội, góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng, bảo vệ môi trường, cảnh quan hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, vị trí, diện tích các khu vực quy hoạch cũng được thể hiện rõ trong bản đồ quy hoạch huyện giai đoạn 2021 – 2030. Thị trấn Sốp Cộp là một trong 8 đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương nên quy hoạch giao thông, đô thị, sử dụng đất cũng sẽ được xác định theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 – 2030 huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La.
Quy hoạch không gian huyện Sốp Cộp đến năm 2025 tập trung vào quy hoạch, xây dựng và phát triển thị trấn Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La.
Phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ ranh giới huyện Sốp Cộp.
Phạm vi lập điều chỉnh quy hoạch: Khoảng 400 ha, mình giới như sau:
+ Phía Bắc giáp núi, bản Nà Nó và bản Ni Sài, xã Sốp Cộp.
+ Phía Nam giáp núi và Suối Nậm Lạnh.
+ Phía Đông giáp núi và đường QL4G đoạn đi huyện Sông Mã.
+ Phía Tây giáp núi, Suối Năm Ban (đường đi xã Dồm Cang).
Tính chất, chức năng:
+ Là đô thị phía Tây của tỉnh Sơn La, trong tương lai sẽ là trung tâm giao lưu kinh tế – văn hóa xã hội của vùng biên giới Việt – Lào.
+ Là trung tâm Hành chính – Kinh tế – Văn hóa xã hội của huyện Sốp Cộp, có vị trí quan trọng về quốc phòng.
Quy mô:
+ Quy mô dân số đô thị: Dự báo đến năm 2020 khoảng 6000 người, tầm nhìn đến năm 2025 khoảng 8000 người.
+ Quy mô đất đai đô thị: Dự báo đầu năm 2020 khoảng 145 ha, tầm nhìn đến năm 2025 khoảng 208 ha.
Hưởng phát triển đô thị:
+ Gồm 2 trục đường Quốc lộ 4G, Tỉnh lộ 105 và trục đường đi khu trung tâm hành chính huyện kết nối với trục đường Quốc lộ 4G, Tỉnh lộ 105.
+ Trung tâm hành chính huyện chỉnh trang theo hiện trạng.
+ Định hướng tầm nhìn đến 2025, phát triển đô thị về phía Tây Bắc bờ phải suối Nậm Ban theo hướng nhìn về thượng lưu, bố trí hình thiên phát triển đô thị dựa theo yếu tố địa hình, tôn trọng cảnh quan thiên nhiên.
Tổ chức không gian đô thị:
+ Dựa theo đặc thù vùng Tây Bắc với địa hình dạng thung lũng, các công trình xây dựng ở tầm cao thấp và không gian thiết kế theo hướng mở.
+ Đảm bảo sự vận hành an toàn và thuận lợi của các tuyến đường giao thông quan trọng qua địa bàn đô thị, đồng thời tạo lập khối đô thị văn minh hiện đại có môi trường sống bền vững cho các cư dân đô thị và tạo tiến để quan trọng cho các giai đoạn phát triển tiếp theo.
+ Định hướng phát triển hình thức kiến trúc đô thị thống nhất theo phong cách hiện đại đậm bản sắc dân tộc.
+ Tầm nhìn đến năm 2025: Tổ chức không gian đô thị mở rộng về bờ phải suối Nậm Bản.
THAM KHẢO THÊM: