Huyện Thạch An nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Cao Bằng, nằm cách thành phố Cao Bằng khoảng 38 km, cách thành phố Lạng Sơn khoảng 86 km, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 240 km về phía Đông Nam. Để biết thêm thông tin, mời các bạn tham khảo bài viết: Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Thạch An (Cao Bằng) dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng:
Trên đây là bản đồng hành chính huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng.
Ngày 10 tháng 1 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 864/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Cao Bằng (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 2 năm 2020). Theo đó:
+ Sáp nhập xã Thị Ngân vào xã Vân Trình
+ Sáp nhập xã Danh Sỹ vào xã Lê Lợi.
Từ đó, huyện Thạch An có 1 thị trấn và 13 xã như hiện nay.
2. Huyện Thạch An (Cao Bằng) có bao nhiêu xã, phường?
Huyện Thạch An có 14 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Đông Khê (huyện lỵ) và 13 xã.
STT | Danh sách các xã phường thuộc huyện Thạch An |
1 | Thị trấn Đông Khê |
2 | Xã Canh Tân |
3 | Xã Kim Đồng |
4 | Xã Minh Khai |
5 | Xã Đức Thông |
6 | Xã Thái Cường |
7 | Xã Vân Trình |
8 | Xã Thụy Hùng |
9 | Xã Quang Trọng |
10 | Xã Trọng Con |
11 | Xã Lê Lai |
12 | Xã Đức Long |
13 | Xã Lê Lợi |
14 | Xã Đức Xuân |
3. Giới thiệu về huyện Thạch An (Cao Bằng):
- Lịch sử
Sau năm 1975, huyện Thạch An thuộc tỉnh Cao Lạng, bao gồm 16 xã: Canh Tân, Danh Sỹ, Đức Long, Đức Thông, Đức Xuân, Kim Đồng, Lê Lai, Lê Lợi, Minh Khai, Quang Trọng, Thái Cường, Thị Ngân, Thượng Pha, Thụy Hùng, Trọng Con và Vân Trình và đến ngày 29 tháng 12 năm 1978, tái lập tỉnh Cao Bằng từ tỉnh Cao Lạng cũ, huyện Thạch An thuộc tỉnh Cao Bằng.
Ngày 11 tháng 8 năm 1999, thành lập thị trấn Đông Khê (thị trấn huyện lị huyện Thạch An) trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của xã Thượng Pha, 318,32 ha diện tích tự nhiên và 1.112 người của xã Lê Lai.
Ngày 10 tháng 1 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 864/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Cao Bằng (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 2 năm 2020). Theo đó:
+ Sáp nhập xã Thị Ngân vào xã Vân Trình
+ Sáp nhập xã Danh Sỹ vào xã Lê Lợi.
- Vị trí địa lý
Huyện Thạch An nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Cao Bằng, nằm cách thành phố Cao Bằng khoảng 38 km, cách thành phố Lạng Sơn khoảng 86 km, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 240 km về phía Đông Nam. Huyện Thạch An có vị trí thuận lợi so với các huyện khác của tỉnh Cao Bằng, là điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật với trung tâm thành phố Cao Bằng và các huyện trong tỉnh, lưu thông với các tỉnh bạn (Lạng Sơn, Bắc Kạn) và nước bạn Trung Quốc.
+ Phía Đông giáp thành phố Sùng Tả, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
+ Phía Tây giáp huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn.
+ Phía Nam giáp huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn và huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.
+ Phía Bắc giáp huyện Hòa An, huyện Quảng Hòa, huyện Nguyên Bình và thành phố Cao Bằng.
- Diện tích và dân số
Huyện Thạch An có tổng diện tích đất tự nhiên 687,4 km², dân số vào năm 2019 là 29.820 người, mật độ dân số đạt khoảng 43 người/km² với 06 dân tộc chính cùng sinh sống đó là các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, Kinh, Hoa. Đồng bào các dân tộc sống xen canh, xen cư ở tất cả các xã, thị trấn nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa riêng của mình.
Các dân tộc chủ yếu sống ở vùng nông thôn (chiếm trên 90%) lao động chủ yếu là nông nghiệp, các dân tộc trồng lúa nước kết hợp sản xuất trên khô để trồng lúa nương, trồng ngô, bước đầu trồng các cây công nghiệp lâu năm (cây hồi, cây quế,…), thay thế cho rừng tự nhiên. Đồng bào chung sống trên những nếp nhà sàn có tục uống rượu bằng men lá tự nấu thể hiện tình cảm cộng đồng sâu sắc.
- Địa hình
Do kiến tạo của địa chất, địa hình của huyện khá phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông, có nhiều nếp gấp tạo nên những khe sâu và được hình thành 3 vùng rõ rệt: Vùng núi đá, vùng núi đất và thung lũng trong đó rừng và đất rừng chiếm trên 90% diện tích canh tác toàn huyện. Dưới lòng đất có nhiều loại khoáng sản quý, hiện nay các tổ chức, cá nhân vẫn chưa có phương án, điều kiện thăm dò lượng khoáng sản tại địa phương. Khí hậu huyện Thạch An mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa vùng núi, chia thành hai mùa rõ rệt, mùa đông lạnh có sương muối; mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều nước lũ dâng cao, chảy xiết. Ngoài các con sông chính Thạch An còn có nhiều suối mạch nước ngầm chảy qua các dãy núi đá vôi đảm bảo nguồn nước tưới tiêu và nước sinh hoạt của nhân dân.
- Truyền thống văn hóa lịch sử
Đến với Thạch An mọi người sẽ có cơ hội tham gia, hưởng thụ và khám phá các nét văn hóa đa dạng và phong phú như múa chầu, phong slư, sli nùng, lượn slương, nàng ới, hoa tình, hát then, đàn tính cùng các lễ hội truyền thống như Hội pháo hoa (ngày 02 tháng 02 âm lịch) hàng năm được tổ chức tại thị trấn Đông Khê, Lễ Hội Nàng Hai tại thôn Chu Lăng xã Kim Đồng. Đồng thời được tham quan các di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia là: Khu di tích lịch sử Chiến thắng Đông Khê trong Chiến dịch Biên giới 1950 tại thị trấn Đông Khê; Đài quan sát của Bộ chỉ huy Chiến dịch Biên giới 1950 nơi Bác trực tiếp quan sát mặt trận Đông Khê (xã Đức Long, huyện Thạch An); Các di tích lịch sử cấp tỉnh như: Hang Nà Mẹc (xã Vân Trình) nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên huyện Thạch An, Hang Cốc Đứa (xã Đức Long) nơi đặt sở Chỉ huy tiền phương của Chiến dịch Biên giới 1950, Đồn Nà Lạn (xã Đức Long), Địa điểm Cốc Xả – Điểm cao 477 (xã Trọng Con),… Ngoài ra còn có thể đến thăm các nghề Đan cót (Tẹm slát) tại xã Quang Trọng, Minh Khai.
Sau khi tham quan và tham gia các hoạt động quý khách quay về thị trấn Đông Khê lưu tại khách sạn Thạch An, các nhà nghỉ như:Thiên Việt, Yến Oanh, Mai Hiến, Bảo Vân để ngắm cảnh và thưởng thức các món ẩm thực truyền thống đặc sắc của địa phương gồm: Ba chỉ rán, Khau nhục (Nằm khau), Vịt quay, Lợn quay, Hoa chuối rừng, Thạch đen, Bánh Cười, Lạp sườn,… được chế biến từ các sản phẩm do nhân dân địa phương cung cấp tại các nhà hàng Tân Dân, Nguyên Cúc, Xuân Quyên, nhà hàng Đông Khê,… để thấy được cái vị ngọt ngào của quê hương Thạch An.
- Giao thông
Đường bộ có quốc lộ 4, quốc lộ 34B và có dự án đường cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh đi qua hiện đang được triển khai xây dựng.
4. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng:
Ngày 18/11/2021, UBND tỉnh Cao Bằng đã ban hành Quyết định số 2185/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng.
Theo quyết định, Quy hoạch sử dụng đất đến 2030, vị trí và diện tích các khu vực được thể hiện trên trong bản đồ sử dụng đất của huyện. Trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng có một phần diện tích được quy hoạch thị trấn Đông Khê đến 2030.
Thị trấn Đông Khê là một trong 14 đơn vị hành chính trực thuộc huyện Thạch An. Do đó, quy hoạch giao thông, sử dụng đất của thị trấn Đông Khê cũng được xác định theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, huyện Thạch An.
Bản đồ sử dụng đất huyện Thạch An không những thể hiện thông tin chung mà còn là cơ sở pháp lý cho từng khu đất cụ thể để tiến hành giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện. Ở mỗi khu đất khác nhau sẽ có những đặc điểm cũng như giá trị riêng, chính vì thế mà cũng có nhiều loại bản đồ quy hoạch tương ứng với từng khu vực.
THAM KHẢO THÊM: