Huyện Nông Cống có 29 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Nông Cống (huyện lỵ) và 28 xã: Công Chính, Công Liêm, Hoàng Giang, Hoàng Sơn, Minh Khôi, Minh Nghĩa, Tân Khang, Tân Phúc, Tân Thọ, Tế Lợi, Tế Nông. Để biết thêm thông tin, mời các bạn tham khảo bài viết: Bản đồ và các xã phường thuộc Nông Cống (Thanh Hóa).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa:
Trên đây là bản đồ hành chính Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa cũ.
Ngày 16 tháng 10 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 12 năm 2019). Theo đó:
+ Sáp nhập xã Trung Ý vào xã Trung Chính.
+ Sáp nhập xã Tế Tân vào xã Tế Nông.
Sáp nhập xã Công Bình vào xã Yên Mỹ.
Như vậy, đến thời điểm này, huyện Nông Cống có 29 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 1 thị trấn và 28 xã như hiện nay.
2. Nông Cống (Thanh Hóa) có bao nhiêu xã, phường?
Huyện Nông Cống có 29 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Nông Cống (huyện lỵ) và 28 xã.
STT | Danh sách các xã phường thuộc Nông Cống |
1 | Thị trấn Nông Cống |
2 | Xã Tân Phúc |
3 | Xã Tân Thọ |
4 | Xã Hoàng Sơn |
5 | Xã Tân Khang |
6 | Xã Hoàng Giang |
7 | Xã Trung Chính |
8 | Xã Trung Thành |
9 | Xã Tế Thắng |
10 | Xã Tế Lợi |
11 | Xã Tế Nông |
12 | Xã Minh Nghĩa |
13 | Xã Minh Khôi |
14 | Xã Vạn Hòa |
15 | Xã Trường Trung |
16 | Xã Vạn Thắng |
17 | Xã Trường Giang |
18 | Xã Vạn Thiện |
19 | Xã Thăng Long |
20 | Xã Trường Minh |
21 | Xã Trường Sơn |
22 | Xã Thăng Bình |
23 | Xã Công Liêm |
24 | Xã Tượng Văn |
25 | Xã Thăng Thọ |
26 | Xã Tượng Lĩnh |
27 | Xã Tượng Sơn |
28 | Xã Công Chính |
29 | Xã Yên Mỹ |
3. Giới thiệu về huyện Nông Cống (Thanh Hóa):
- Lịch sử
Sau năm 1945, bỏ cấp phủ và gọi chung là huyện. Huyện Nông Cống khi đó có 15 xã: An Nông, Công Chính, Đồng Tiến, Hoàng Sơn, Hợp Tiến, Khuyến Nông, Minh Khôi, Minh Nông, Tân Ninh, Tân Phúc, Tế Lợi, Thăng Bình, Trung Chính, Tứ Dân và Vạn Thiện.
Năm 1954, phân chia 15 đơn vị hành chính cấp xã của huyện Nông Cống, cụ thể như sau:
+ Chia xã Hợp Tiến thành 4 xã: Hợp Thành, Hợp Thắng, Hợp Tiến và Hợp Lý.
+ Chia xã Tứ Dân thành 3 xã: Dân Quyền, Dân Lực và Dân Lý.
+ Chia xã Minh Nông thành 3 xã: Minh Sơn, Minh Dân, Minh Châu.
+ Chia xã An Nông thành 3 xã: An Nông, Vân Sơn và Nông Trường.
+ Chia xã Khuyến Nông thành 2 xã: Tiến Nông và Khuyến Nông.
+ Chia xã Đồng Tiến thành 3 xã: Đồng Thắng, Đồng Lợi và Đồng Tiến.
+ Chia xã Tân Phúc thành 3 xã: Tân Phúc, Tân Thọ và Tân Khang.
+ Chia xã Tân Ninh thành 2 xã: Tân Ninh và Thái Hòa.
+ Chia xã Trung Chính thành 3 xã: Trung Chính, Trung Thành và Trung Ý.
+ Chia xã Tế Lợi thành 4 xã: Tế Nông, Tế Lợi, Tế Thắng và Tế Tân.
+ Chia xã Hoàng Sơn thành 2 xã: Hoàng Giang và Hoàng Sơn.
+ Chia xã Minh Khôi thành 3 xã: Minh Khôi, Minh Thọ và Minh Nghĩa.
+ Chia xã Vạn Thiện thành 3 xã: Vạn Hòa, Vạn Thiện và Vạn Thắng.
+ Chia xã Công Chính thành 3 xã: Công Liêm, Công Chính và Công Bình.
+ Chia xã Thăng Bình thành 3 xã: Thăng Bình, Thăng Thọ và Thăng Long.
Từ đó, huyện Nông Cống có 44 xã.
Ngày 16 tháng 12 năm 1964, tách 20 xã: Hợp Tiến, Hợp Thắng, Hợp Lý, Hợp Thành, Minh Châu, Minh Dân, Minh Sơn, Dân Lý, Dân Lực, Dân Quyền, An Nông, Vân Sơn, Nông Trường, Tiến Nông, Khuyến Nông, Thái Hòa, Tân Ninh, Đồng Tiến, Đồng Thắng và Đồng Lợi để thành lập huyện Triệu Sơn, đồng thời tiếp nhận thêm 7 xã: Trường Giang, Trường Minh, Trường Sơn, Trường Trung, Tượng Lĩnh, Tượng Sơn và Tượng Văn từ huyện Tĩnh Gia.
Huyện Nông Cống còn lại 31 xã: Công Bình, Công Chính, Công Liêm, Hoàng Giang, Hoàng Sơn, Minh Khôi, Minh Nghĩa, Minh Thọ, Tân Khang, Tân Phúc, Tân Thọ, Tế Lợi, Tế Nông, Tế Tân, Tế Thắng, Thăng Bình, Thăng Long, Thăng Thọ, Trung Chính, Trung Thành, Trung Ý, Trường Giang, Trường Minh, Trường Sơn, Trường Trung, Tượng Lĩnh, Tượng Sơn, Tượng Văn, Vạn Hòa, Vạn Thắng và Vạn Thiện.
Ngày 8 tháng 3 năm 1967, thành lập thị trấn nông trường Yên Mỹ.
Ngày 5 tháng 1 năm 1987, Thành lập thị trấn Nông Cống-thị trấn huyện lỵ của huyện Nông Cống trên cơ sở 45,26 ha diện tích tự nhiên với 2.393 nhân khẩu của xã Minh Thọ; 56,44 ha diện tích tự nhiên với 1.372 nhân khẩu của xã Vạn Thiện và 10,27 ha diện tích tự nhiên với 191 nhân khẩu của xã Vạn Hoà. Thị trấn Nông Cống có 111,97 ha diện tích tự nhiên với 3.956 nhân khẩu.
Ngày 9 tháng 1 năm 2004, Chính phủ ban hành Nghị định số 15/2004/NĐ-CP. Theo đó:
Giải thể thị trấn nông trường Yên Mỹ để thành lập xã Yên Mỹ trên cơ sở 1.325,60 ha diện tích tự nhiên của nông trường Yên Mỹ đang sử dụng thuộc địa giới hành chính của các xã, bao gồm: 1.153,60 ha của xã Công Bình, 172 ha của xã Thanh Tân, 3.157 nhân khẩu của thị trấn nông trường Yên Mỹ và 20 nhân khẩu của xã Công Bình.
Điều chỉnh số nhân khẩu còn lại của thị trấn Nông Trường Yên Mỹ về các xã như sau: 746 nhân khẩu về xã Công Bình, 733 nhân khẩu về xã Công Chính, 72 nhân khẩu về xã Công Liêm, 295 nhân khẩu về xã Thăng Long, 33 nhân khẩu về xã Tượng Sơn, 216 nhân khẩu về xã Yên Lạc của huyện Như Thanh và 27 nhân khẩu về xã Thanh Tân của huyện Như Thanh.
Ngày 15 tháng 5 năm 2015, sáp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Minh Thọ với một phần diện tích và dân số của 2 xã: Vạn Thiện và Vạn Hòa vào thị trấn Nông Cống.
Ngày 16 tháng 10 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 12 năm 2019). Theo đó:
+ Sáp nhập xã Trung Ý vào xã Trung Chính.
+ Sáp nhập xã Tế Tân vào xã Tế Nông.
Sáp nhập xã Công Bình vào xã Yên Mỹ.
Như vậy, đến thời điểm này, huyện Nông Cống có 29 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 1 thị trấn và 28 xã như hiện nay.
- Vị trí địa lý
Nông Cống là huyện nằm phía Nam tỉnh Thanh Hóa.
+ Phía Bắc của huyện Nông Cống giáp huyện Triệu Sơn và huyện Đông Sơn.
+ Phía Nam của huyện Nông Cống giáp thị xã Nghi Sơn.
+ Phía Tây của huyện Nông Cống giáp huyện Như Thanh.
+ Phía Đông của huyện Nông Cống giáp huyện Quảng Xương.
- Diện tích và dân số
Huyện Nông Cống có tổng diện tích đất tự nhiên 292,5 km², dân số năm 2021 là 182.801 người, 87,9% dân số làm nông nghiệp. Mật độ dân số khoảng 927 người/km².
- Kinh tế và xã hội
Thời gian qua, huyện Nông Cống đã huy động các nguồn vốn như: Nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, lồng ghép với các chương trình khác và sự đóng góp của Nhân dân để tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ngày càng đồng bộ. Trong đó, huyện đã ưu tiên đầu tư cho các lĩnh vực như: Giao thông, thủy lợi, điện, hạ tầng nông thôn, đầu tư cho các xã thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới,… Nhờ đó, cơ sở hạ tầng toàn huyện, nhất là hạ tầng giao thông, trường học có nhiều thay đổi. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để tạo đà phát triển kinh tế – xã hội của huyện.
Trong quá trình thực hiện xây dựng hạ tầng, huyện Nông Cống luôn ưu tiên dành nguồn lực xây dựng hạ tầng giao thông đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế. Cùng với kinh phí của Trung ương, của tỉnh và bằng chính nội lực của mình, những năm qua, huyện đã đầu tư nhiều dự án giao thông trọng điểm, từ đó tạo bước đột phá trong thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, đẩy nhanh tiến độ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Đến nay, huyện đã được UBND tỉnh phê duyệt 3 cụm công nghiệp (CCN), đó là: CCN thị trấn Nông Cống, với diện tích 41,6 ha và Công ty TNHH Giầy Kim Việt đầu tư dự án Nhà máy Sản xuất giầy xuất khẩu Kim Việt, với diện tích khoảng 10 ha; CCN Tượng Lĩnh, diện tích khoảng 50 ha; CCN Hoàng Sơn, diện tích khoảng 40 ha và hiện nay đang thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất để triển khai đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật.
- Địa hình
Địa hình huyện chủ yếu là đồng bằng, vùng đồi chiếm 37% diện tích. Sông Yên (sông Chuối), sông Lãng Giang chảy qua địa bàn huyện.
- Điều kiện tự nhiên
Huyện Nông Cống có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, đặc biệt là nguồn tài nguyên khoáng sản như: Quặng cromit, quặng secpentin, quặng đá Baza làm phụ gia xi măng, quặng sắt, đất phụ gia xi măng, đá vôi VLXD, cát xây dựng, đá mỹ nghệ,… Khu du lịch sinh tái hồ Yên Mỹ cũng là một tiềm năng và thế mạnh trong mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của huyện.
THAM KHẢO THÊM: