Tuyên ngôn Độc lập là một cột mốc lịch sử quan trọng, đánh dấu sự chấm dứt giai đoạn mất nước, giai đoạn nhân dân ta phải sống kiếp trâu ngựa, nô lệ. Nó còn mở đầu cho một kỉ nguyên mới: Một kỉ nguyên Độc lập tự do. Dưới đây là bài văn phân tích Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Mục lục bài viết
1. Các nội dung cần có khi làm bài văn phân tích Tuyên ngôn độc lập:
Tuyên ngôn độc lập được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, đánh dấu sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ.
Nội dung chính:
Tuyên ngôn độc lập bao gồm 3 phần:
Phần mở đầu: Nêu lên mục đích, lý do của bản tuyên ngôn.
Phần thân: Gồm 3 nội dung chính.
- Khẳng định quyền tự do, độc lập của dân tộc:
Sử dụng những bằng chứng lịch sử, luận điểm sắc sảo để bác bỏ luận điệu nguỵ biện của thực dân Pháp.
Nêu lên những quyền cơ bản của con người và dân tộc được hưởng theo luật pháp quốc tế.
- Vạch trần tội ác của thực dân Pháp:
Liệt kê cụ thể những hành động tàn bạo, phi nhân đạo của thực dân Pháp trong suốt 80 năm thống trị.
Kết tội thực dân Pháp là kẻ thù nguy hiểm nhất của nhân dân Việt Nam.
- Tuyên bố độc lập:
Khẳng định Việt Nam đã “hoàn toàn thoát li khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp”, “trở thành một nước độc lập, tự do”.
Tuyên bố xóa bỏ mọi hiệp ước, đặc quyền của thực dân Pháp trên đất nước Việt Nam.
Phần kết thúc: Kêu gọi nhân dân đoàn kết, giữ vững độc lập tự do.
Giá trị lịch sử và văn học:
- Giá trị lịch sử:
Là văn kiện chính trị quan trọng, đánh dấu mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc.
Tuyên ngôn độc lập khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên trường quốc tế.
Góp phần cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.
- Giá trị văn học:
Là một tác phẩm văn chính luận xuất sắc, thể hiện tư tưởng tiến bộ, nhân văn sâu sắc.
Ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, giàu sức thuyết phục.
Lời văn ngắn gọn, súc tích, có tính logic cao.
Ý nghĩa:
Tuyên ngôn độc lập là nguồn động lực to lớn cho nhân dân Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Là biểu tượng cho tinh thần yêu nước, độc lập, tự chủ của dân tộc.
Có giá trị giáo dục to lớn, góp phần hun đúc lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ.
Phân tích một số điểm tiêu biểu:
- Sử dụng ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu:
Phù hợp với trình độ nhận thức của đông đảo quần chúng nhân dân.
Giúp cho lời tuyên ngôn dễ đi vào lòng người, tạo nên sức lan tỏa mạnh mẽ.
- Lập luận chặt chẽ, logic:
Sử dụng nhiều bằng chứng lịch sử, luận điểm sắc sảo để bác bỏ luận điệu nguỵ biện của thực dân Pháp.
Khẳng định tính đúng đắn, chính nghĩa của cuộc cách mạng giành độc lập.
- Thể hiện khí phách hào hùng, bất khuất của dân tộc:
Lời văn dõng dạc, mạnh mẽ, thể hiện ý chí quyết tâm giành độc lập tự do.
Khẳng định niềm tin son sắt vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
Kết luận:
Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử và văn học vô giá của dân tộc Việt Nam. Nó là nguồn động lực to lớn cho nhân dân Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Dàn ý bài văn phân tích Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh:
2.1. Mở bài:
Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Chí Minh
- Vài nét về cuộc đời của Bác
- Sự nghiệp sáng tác văn học
Giới thiệu vài nét cơ bản về tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập”
2.2. Thân bài:
a. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm:
- Ngày 19/08/1945, chính quyền Hà Nội đã thuộc về tay nhân dân. Ngày 26/08/1945, Hồ Chí Minh cùng các cán bộ chiến sĩ rời chiến khu
Việt Bắc về Hà Nội. Và tại đây Người đã soạn lên bản “Tuyên ngôn Độc lập”. - Vào ngày 2/9/1945, Bác Hồ đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trước sự chứng kiến của hàng nghìn người dân Việt Nam.
- Bản “Tuyên ngôn độc lập” được ra đời trong tình thế vô cùng cấp bách: chính quyền vừa mới giành được còn non trẻ, đồng thời còn bị đe dọa bởi các thế lực thù địch, phía Bắc là quân đội Trung quốc đang tiến vào, đằng sau là đế quốc Mỹ; phía Nam là quân đội Anh, đằng sau là quân viễn chinh Pháp. Lúc này, thực dân Pháp tuyên bố Đông Dương thuộc sự “bảo hộ” của chúng.
b. Bố cục văn bản Tuyên ngôn độc lập:
- Phần đầu: Cơ sở pháp lý của bản Tuyên ngôn độc lập
- Trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Mỹ và Pháp để tạo tiền đề, làm cơ sở cho bản tuyên ngôn của Việt Nam mà Bác sắp tuyên bố:
- Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ vào năm 1776: “Tất cả mọi người … quyền mưu cầu hạnh phúc”.
- Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp vào năm 1791: “Người ra sinh ra tự do … về quyền lợi”.
c. Phân tích nội dung:
* Cơ sở pháp lý của Tuyên ngôn độc lập
Bác đã khéo léo trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mĩ để làm cơ sở pháp lý cho bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam:
- Tuyên ngôn độc lập của Mỹ năm 1776 nêu rằng: ” Tất cả mọi người…. quyền mưu cầu hạnh phúc”.
- Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1791: ” Người ta sinh ra tự do…. đồng đẳng về quyền lợi”.
Lý giải:
- Người bằng vốn kiến thức uyên thâm của mình đã khéo léo sử dụng hai bản tuyên ngôn có giá trị, được toàn cầu xác nhận làm cơ sở pháp lý không thể chối cãi.
- Người tôn trọng và không có ý mỉa mai mà đơn thuần dùng phương pháp ” gậy ông đập lưng ông”: lấy tuyên ngôn của Pháp để phản bác lại luận điệu xảo trá của chúng, ngăn chặn thủ đoạn tái xâm lược của chúng.
- Người đặt ngang hàng cuộc cách mệnh, giá trị của bản tuyên ngôn nước ta với hai cường quốc Mĩ và Pháp.
- Lập luận chặt chẽ, thông minh, tinh tế và khéo léo: từ quyền con người ( tự do, bình đẳng, quyền mưu cầu hạnh phúc), ” suy rộng ra” là quyền tự do đồng đẳng của mọi dân tộc trên toàn cầu.
* Cơ sở thực tiễn của Tuyên ngôn độc lập
Vạch trần tội ác của Thực dân Pháp. Đó là:
- Thực chất công cuộc ” khai hóa” của thực dân Pháp: chúng thi hành nhiều chính sách man di về chính trị văn hóa xã hội giáo dục và kinh tế.
- Thực chất công cuộc ” bảo hộ” của thực dân Pháp: hai lần bán nước ta cho Nhật ( năm 1940, 1945), làm cho đồng bào ta phải đối diện với nạn đói năm 1945 với ” hơn hai triệu” người dân bị chết đói…
- Vạch trần rõ luận điệu xảo trá, lên án tội ác của thực dân Pháp: chúng là kẻ phản bội Đồng minh, không hợp tác với Việt minh nhưng mà còn thẳng tay khủng bố Việt Minh,..
Nghệ thuật: Điệp cấu trúc ” chúng + hành động”: nhấn mạnh những tội ác mà Pháp đã gây ra cho nhân dân.
Lời tuyên bố hùng hồ về chủ quyền độc lập và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền dân tộc.
- Tuyên bố với toàn thế giới về nền độc lập của dân tộc Việt Nam: ” Nước Việt nam có quyền hưởng tự do…”. Người trình bày quyết tâm đoàn kết giữ vững chủ quyền, nền độc lập, tự do của dân tộc.
- Dùng từ ngữ có ý nghĩa phủ định để tuyên bố thoát li hẳn với thực dân Pháp, xóa bỏ mọi hiệp ước đã ký kết, mọi sự nhân nhượng cũng như đặc quyền của Pháp tại Việt Nam.
- Lời văn sắt đám rõ ràng như một lời thề cũng như lời khích lệ ý thức của toàn dân tộc về ý thức đấu tranh giữ gìn dân tộc.
2.3. Kết bài:
- Khát quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của Tuyên ngôn độc lập.
- Suy nghĩ của bản thân.
3. Phân tích Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
“Tháp Mười đẹp nhất hoa sen/ Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”. Người cha gia kính yêu của dân tộc, vị lãnh tụ vĩ đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, doanh nhân văn hóa thế giới,… sẽ chẳng có cụm từ nào có thể diễn tả được hết lòng biết ơn, sự ngưỡng mộ những công lao trời biển mà Người đem lại cho non sông Việt Nam. Không chỉ trên mặt trận cách mạng, Bác đem lại những thành công vang dội mà ngay cả trên mặt trận văn chương, Người cũng là nhà văn, nhà thơ tài ba. Người ra đi để lại cho kho tàng văn học Việt Nam những tác phẩm đồ sộ, trong đó không thể thiếu bản Tuyên Ngôn Độc Lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Tuyên ngôn độc lập được ra đời trong tình thế vô cùng cấp bách: chính quyền vừa mới giành được còn non trẻ, đồng thời còn bị đe dọa bởi các thế lực thù địch, phía Bắc là quân đội Trung quốc đang tiến vào, đằng sau là đế quốc Mỹ; phía Nam là quân đội Anh, đằng sau là quân viễn chinh Pháp. Lúc này, thực dân Pháp tuyên bố Đông Dương thuộc sự “bảo hộ” của chúng. Bản tuyên ngôn độc lập được chia làm ba phần với cấu trúc rõ ràng, logic, dễ hiểu.
Ngay từ những lời mở đầu, bản Tuyên ngôn đã đi thẳng vào vấn đề. Người đưa ra những căn cứ pháp lí mà không ai có thể chối cãi được bởi nó đã được toàn thế giới công nhận. Đó là những lời tuyên bố nổi tiếng được Người trích ra từ hai bản tuyên ngôn bất hủ của Pháp và Mỹ. Với bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ vào năm 1776, Người trích dẫn: “Tất cả mọi người đều sinh ra…quyền mưu cầu hạnh phúc”. Không chỉ dừng lại ở đó, để làm nổi bật luận điểm của mình, Người còn nêu lên những lời trong bản “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” của Pháp được tuyên bố vào năm 1791, Người trích: “Người ta sinh ra… về quyền lợi”.
Đây là một cách nêu dẫn chứng khéo léo, tinh tế lại vừa kiên quyết. Khéo léo vì một mặt Bác tỏ ra vô cùng tôn trọng chân lí chung, dù rằng đó là chân lí ấy của các cường quốc là kẻ thù của mình đưa ra. Mặt khác cũng nêu ra hàm ý mỉa mai bọn chúng vì những tội ác đã gây ra, lời nói không đi đôi với hành động. Thực dân Pháp và đế quốc Mĩ là những kẻ thù xâm lược tàn bạo, giã man, chúng đã chà đạp lên chân lí, chà đạp lên chính lương tâm và lý tưởng của cha ông chúng xưa kia. Khéo léo ở đây nữa là Bác đã dùng lí lẽ của kẻ thù để chống lại kẻ thù, dùng phương pháp “gậy ông đập lưng ông”. Bằng cách lập luận chặt chẽ, thông minh, tinh tế và khéo léo: từ quyền con người ( tự do, bình đẳng, quyền mưu cầu hạnh phúc), ” suy rộng ra” là quyền tự do đồng đẳng của mọi dân tộc trên toàn cầu.
Những lời bất hủ trong hai bản tuyên ngôn đó đã trở thành cơ sở pháp lý không thể chối cãi để Người kết tội thực dân Pháp. Bác viết: “Thế mà đã hơn 80 năm nay… nhân đạo và chính nghĩa”. Sau khi kết tội thực dân Pháp, Người đã đưa ra một loạt những dẫn chứng cụ thể để vạch trần lớp mật nạ “khai hóa” và “bảo hộ” của chúng trước toàn thể nhân loại. Trước hết, Người vạnh trần thực chất công cuộc ” khai hóa” của thực dân Pháp: chúng thi hành nhiều chính sách man di về chính trị văn hóa xã hội giáo dục và kinh tế.
Về phương diện kinh tế, Bác đã đưa ra những tội ác từ khái quát đến cụ thể “Chúng bóc lột dân ta … tiêu điều”. Hồ chủ tịch quan tâm và nhắc đến từ “dân cày và dân buôn trở nên bần cùng” còn các nhà tư sản thì chúng không cho họ ngóc đầu lên được bằng cách đưa ra những hình thức bóc lột khác nhau. Đưa ra những lập luận như vậy một mặt là Người muốn vạch tần bộ mặt ác độc của bọn chúng mặt khác là muốn tranh thủ sự ủng hộ của khối đại đoàn kết của toàn dân ta trong công cuộc bảo vệ nền Độc lập. Để làm cho đoạn văn mang tính nghiêm trọng, Người chỉ dùng một chủ ngữ “chúng” để chỉ thực dân Pháp, nhưng vị ngữ thì lại luôn thay đổi nào là: “thi hành”, “lập ra”, “thẳng tay chém giết” hay là “tắm”…. Cách lập lụân đanh thép, chặt chẽ cùng với những dẫn chứng cụ thể khiến cho kẻ thù không còn đường lẩn tránh tội ác và chẳng thể chối cãi.
Tiếp tục mạch văn đó, tội ác lớn nhất mà thực dân Pháp gây ra cho đất nước ta đó là nạn đói khủng khiếp năm 1945. Năm ấy chúng ta phải đối mặt với 4 kẻ thù: “Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căm cứ đánh đồng minh thì thực dân Pháp quì gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó, nhân dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó, nhân dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc Kì hơn 2 triệu đồng bào ta chết đói”. Đặc biệt, Bác đã vạch trần bản chất của công cuộc “bảo hộ” của chúng. Chúng luôn nói với thế giới rằng chúng “bảo hộ” Việt Nam nhưng trong 5 năm chúng đã bán nước ta 2 lần cho Nhật. Chưa hết, chúng còn thẳng tay khủng bố Việt Minh, giết hết những từ binh của nước ta. Với một loạt những dẫn chứng xác thực như vậy, cùng giọng văn đanh thép, hùng hồn bản tuyên ngôn đã phơi bày bản chất tàn bạo, dã man của thực dân Pháp, vạch trần bộ mặt giả tạo khi nói “khai hoá” và “bảo hộ” của chúng trước nhân dân toàn thế giới, đồng thời cũng khơi dậy lòng căm thù của nhân dân ta với thực dân Pháp. Điều ấy như thôi thúc nhân dân Việt Nam đứng lên bảo vệ và đấu tranh giành lại sự toàn vẹn non sông.
Vạch trần tội ác của Thực dân Pháp nhưng Người không quên khích lệ, biếu dương sức mạnh tinh thần dân tộc ta trong cuộc chiến chống thực dân phong kiến và giành lại nền Độc lập khi “Pháp chạy, Nhật hàng…chế độ dân chủ cộng hoà”. Chắc hẳn khi viết tới đoạn này, Người đã rất tự hào và dõng dạc đày hào hùng khi nêu lên những chiến tích quân và dân ta đã đạt được. Chỉ vỏn vẹn 9 chữ “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”, Bác đã dựng lại cả một giai đoạn lịch sử đầy khó khăn, nguy hiểm và nhiều biến động những cũng cực kì tàn khóc và oanh liệt của chiến sĩ ta. Biểu dương tinh thần quật cường của dân tộc, kích thích tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc, kích thích ý chí, lòng quyết tâm chiến đấu để bảo vệ toàn vẹn non sông và chống lại âm mưu của thực dân Pháp. Tiếp đó, Bác đã đưa ra cơ sở chính nghĩa của việc thành lập ra nước Việt Nam mới. Việt Minh là một tổ chức cách mạng chính nghĩa của toàn bộ dân tộc Việt Nam. Việt minh đã đứng về phía đồng minh, chống lại thực dân Pháp, phát xít Nhật và đã chiến thắng giành lại chính quyền từ tay Nhật. Người đã nhấn mạnh nền Độc lập của đất nước bằng những câu văn điệp ngữ mạnh mẽ: “Sự thật là…”, lặp đi lặp lại 2 lần.
Để rồi, Người đã trịnh trọng tuyên bố thành lập lên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, tuyên bố thoát li hoàn toàn quan hệ với thực dân Pháp, xoá bỏ mọi hiệp ước trên đất nước Việt Nam. Cuối cùng thay mặt cho toàn thể nhân dân, thay mặt cho cả một dân tộc vừa giành được tự do độc lập, vị lãnh tụ vĩ đại ấy đã nêu lên lời tuyên bố, lời thề cùng với lòng yêu nước, sự quyết tâm chiến đấu để bảo vệ, giữ vững sự tự do độc lập ấy.
Bản “Tuyên ngôn Độc lập” là một kiệt tác văn học để đời của Hồ chủ tịch. Bằng tất cả vốn kiến thức uyên thâm và sự tài hoa, Bác đã thể hiện được khí phách anh hùng của một dân tộc đang vùng dậy lại một chống đế quốc to lớn, một thực dân phong kiến tàn bạo, để giành lại Độc lập tự do cho nước nhà. “Tuyên ngôn Độc lập” trước hết là một văn kiện lịch sử quan trọng. Nó cũng chính là bản văn quan trọng bậc nhất của đất nước ta. Để có được “Tuyên ngôn Độc lập” như vậy, biết bao đồng bào, đồng chí đã phải hy sinh trong suốt 80 năm chống thực dân Pháp. “Tuyên ngôn Độc lập” cũng chính là một cột mốc lịch sử quan trọng, đánh dấu sự chấm dứt giai đoạn mất nước, giai đoạn nhân dân ta phải sống kiếp trâu ngựa, nô lệ, nó còn mở đầu cho một kỉ nguyên mới: Một kỉ nguyên Độc lập tự do.