Trong quá trình dự bị mà Đảng viên có vi phạm tư cách Đảng viên sẽ bị xoá tên ra khỏi hàng ngũ của Đảng. Vây việc xoá tên của Đảng viên dự bị vi phạm tư cách được thực hiện theo trình tự, thủ tục như thế nào? Cùng Luật Dương Gia tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
- 1 1. Quy định về điều kiện để trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam:
- 2 2. Các trường hợp Đảng viên dự bị bị xoá tên khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam:
- 3 3. Trình tự, thủ tục xoá tên Đảng viên dự bị vi phạm tư cách:
- 4 4. Giải quyết khiếu nại với Quyết định xoá tên Đảng viên dự bị ra khỏi hàng ngũ Đảng:
1. Quy định về điều kiện để trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam:
Theo quy định tại Điều 1 của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011 thì điều kiện để được xem xét kết nạp vào Đảng của công dân như sau:
– Công dân Việt Nam;
– Về độ tuổi: từ 18 tuổi trở lên;
– Thừa nhận và tự nguyện:
+ Thực hiện Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng;
+ Thừa nhận đủ tiêu chuẩn và tự nguyện thực hiện nhiệm vụ của Đảng viên;
+ Hoạt động trong một tổ chức cơ sở Đảng;
– Qua thực tiễn đời sống có thể chứng tỏ bản thân là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm đứng vào hàng ngũ của Đảng.
Bên cạnh những điều kiện chung đó, để được kết nạp Đảng thì người kết nạp phải đảm bảo đáp ứng được về vấn đề lý lịch của người vào Đảng. Căn cứ theo điểm 3.2 mục 3 Hướng dẫn số 04 của Ban Tổ chức Trung ương ban hành ngày 22/3/2018 thì vấn đề lý lịch của người kết nạp Đảng phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Đối với bản thân của người vào Đảng cần làm rõ vấn đề sau:
+ Vấn đề về lịch sử chính trị của người đó;
+ Vấn đề về chấp hành, tuân thủ theo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
+ Có đáp ứng được về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
– Đối với cha mẹ đẻ hoặc người nuôi dưỡng từ nhỏ, vợ hoặc chồng của người kết nạp đảng cần làm rõ vấn đề sau:
+ Vấn đề về lịch sử chính trị;
+ Vấn đề về việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở quê quán, nơi làm việc, nơi cư trú, do cấp uỷ cơ sở xác nhận.
– Đối với ông, bà nội, ngoại, cô, dì, chú, bác…của người kết nạp Đảng cần làm rõ vấn đề lịch sử chính trị ở quê quán, nơi đang ở, do cấp ủy cơ sở xác nhận.
Lưu ý, nếu những người thân của người xin kết nạp Đảng là ông bà nội, ngoại, chú, bác, cô, dì, cậu ruột… có nghi vấn về lịch sử chính trị phức tạp thì phải xác minh rõ từng trường hợp. Theo đó, những người có người thân nêu trên có vi phạm một trong các điều được quy định tại Điều 2 Quyết định số 57-QĐ/TW của Bộ Chính trị thì không được kết nạp Đảng. Cụ thể các hành vi vi phạm như sau:
– Đã làm tình báo, gián điệp, mật báo viên hoặc làm việc cho các cơ quan tình báo, cơ quan an ninh của kẻ địch xâm phạm Việt Nam;
– Đã tham gia vào bộ máy chính quyền, lực lượng vũ trang hoặc bán vũ trang của địch có tội ác với cách mạng, với nhân dân Việt Nam;
– Giữ chứng vụ trong ban chấp hành, ban thư ký trong các đảng phái, tổ chức chính trị phản động hoặc tổ chức chính trị- xã hội do địch lập ra.
2. Các trường hợp Đảng viên dự bị bị xoá tên khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam:
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011 và Quy định số 24-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành thì các trường hợp Đảng viên bị xoá tên như sau:
– Đảng viên bỏ sinh hoạt chi bộ hoặc không thực hiện nghĩa vụ đóng đảng phí 03 tháng trong năm mà không có lý do chính đáng;
– Đảng viên trong thời gian hoạt động Đảng giảm sút hoặc không có ý chí phấn đấu, không làm tròn nhiệm vụ của đảng viên mà đã được chi bộ giáo dục nhưng không tiến bộ sau 12 tháng;
– Đảng viên trong vòng 02 năm liền vi phạm tư cách Đảng viên;
– Đảng viên không bảo đảm về tiêu chuẩn chính trị theo quy định của Bộ Chính trị;
– Đảng viên tự ý trả thẻ Đảng viên hoặc tự ý huỷ thẻ Đảng viên.
Như vậy, bất kể Đảng viên chính thức hay Đảng viên dự bị không thực hiện theo đúng Điều lệ Đảng và có hành vi vi phạm tư cách Đảng viên thì bị xoá tên ra khỏi hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam.
3. Trình tự, thủ tục xoá tên Đảng viên dự bị vi phạm tư cách:
Theo quy định tại Mục 4 của
Chi bộ nơi Đảng viên đó sinh hoạt hợp và xem xét nếu có 2/3 Đảng viên chính thức trở lên biểu quyết đồng ý xoá tên Đảng viên dự bị đó ra khỏi hàng ngũ của Đảng thì Chi bộ ra Nghị quyết và báo cáo cấp Uỷ cấp trên về kết quả xoá tên Đảng viên dự bị;
Sau khi nhận được kết quả báo cáo của của chi bộ gửi lên Đảng uỷ cấp cơ sở xem xét và nếu tiếp tục có 2/3 Đảng uỷ viên trở lên biểu quyết đồng ý về việc xoá tên Đảng viên dự bị ra khỏi hàng ngũ của Đảng thì Đảng uỷ ra Nghị quyết và báo cáo lên cấp uỷ có thẩm quyền;
Ban thường vụ cấp uỷ có thẩm quyền kết nạp Đảng viên cần xem xét và thông qua biểu quyết của các thành viên, nếu có trên một nửa số thành viên tham gia biểu quyết đồng ý xoá tên thì Ban thường vụ cấp uỷ ra quyết định xoá tên Đảng viên dự bị. Trong trường hợp Đảng uỷ cơ sở được uỷ quyền ra quyết định kết nạp Đảng viên sẽ ra Quyết định xoá tên Đảng viên dự bị đó nếu được sự đồng thuận của ít nhất 2/3 Đảng uỷ viên đương nhiệm.
4. Giải quyết khiếu nại với Quyết định xoá tên Đảng viên dự bị ra khỏi hàng ngũ Đảng:
Theo quy định thì trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày Đảng viên dự bị nhận được Quyết định xoá tên Đảng viên ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam thì Đảng viên dự bị đó có quyền khiếu nại với cấp uỷ cấp trên cho đến Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Cơ quan, tổ chức Đảng Cộng sản của cấp ủy có trách nhiệm nghiên cứu giúp cấp ủy giải quyết khiếu nại. Thời hạn giải quyết khiếu nại được quy định cụ thể như sau: Thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 90 ngày làm việc đối với cấp tỉnh, huyện và tương đương. Thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 180 ngày làm việc đối với cấp Trung ương kể từ ngày nhận được khiếu nại từ Đảng viên bị xoá tên.
Bên cạnh đó, tại Quy định số 24-QĐ/TW cũng quy định về việc không giải quyết những trường hợp khiếu nại sau đây:
– Quá thời hạn giải quyết khiếu nại, cụ thể là quá 30 ngày làm việc kể từ ngày Đảng viên nhận được quyết định xóa tên;
– Đã được cấp có thẩm quyền cao nhất xem xét, kết luận;
– Đảng viên dự bị bị xoá tên không trực tiếp khiếu nại mà lại để cá nhân hoặc tập thể khác khiếu nại hộ;
– Đảng viên khiếu nại khi chưa có quyết định xóa tên của cấp ủy đảng có thẩm quyền.
Việc giải quyết khiếu nại về xóa tên đối với Đảng viên ở ngoài nước được thực hiện theo quy định riêng đối với trường hợp có yếu tố nước ngoài.
Căn cứ pháp lý:
– Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng thông qua ngày 19 tháng 1 năm 2011;
– Hướng dẫn số 04-HD/UBKTTW của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương ban hành ngày 22 tháng 3 năm 2018 hướng dẫn thực hiện một số điều trong quy định số 102-QĐ/TW ngày 15/11/2017 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật của Đảng viên vi phạm;
– Hướng dẫn số 01-HD/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành ngày 28/9/2021 hướng dẫn một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng;
– Quyết định số 24-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương ban hành ngày 30 tháng 7 năm 2021 về thi hành Điều lệ Đảng;
– Quyết định số 57-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành ngày 08/2/2022 về đối tượng, tiêu chuẩn và phân cấp đào tạo lý luận chính trị.