Huyện Hà Trung được hình thành từ rất sớm, là một trong những cái nôi của dân tộc Việt Nam. Huyện Hà Trung là một huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Thanh Hóa, nằm bên sườn núi Tam Điệp, đây là địa phương có tuyến đường cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 đi qua. Mời các bạn theo dõi bài viết: Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Hà Trung (Thanh Hóa).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa:
Đây là bản đồ hành chính cũ của huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Cụ thể:
- Sáp nhập hai xã Hà Lâm và Hà Ninh thành xã Yến Sơn.
- Sáp nhập hai xã Hà Toại và Hà Phú thành xã Lĩnh Toại.
- Sáp nhập hai xã Hà Thanh và Hà Vân thành xã Hoạt Giang.
- Sáp nhập hai xã Hà Yên và Hà Dương thành xã Yên Dương.
- Sáp nhập xã Hà Phong vào thị trấn Hà Trung.
2. Huyện Hà Trung (Thanh Hóa) có bao nhiêu xã phường?
Huyện Hà Trung có 20 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 1 thị trấn và 19 xã. Danh sách cụ thể được liệt kê tại bảng dưới đây:
STT | Danh sách thị trấn, xã thuộc huyện Hà Trung (Thanh Hóa) |
1 | Thị trấn Hà Trung (huyện lị) |
2 | Xã Hà Bắc |
3 | Xã Hà Bình |
4 | Xã Hà Châu |
5 | Xã Hà Đông |
6 | Xã Hà Giang |
7 | Xã Hà Hải |
8 | Xã Hà Lai |
9 | Xã Hà Lĩnh |
10 | Xã Hà Long |
11 | Xã Hà Ngọc |
12 | Xã Hà Sơn |
13 | Xã Hà Tân |
14 | Xã Hà Thái |
15 | Xã Hà Tiến |
16 | Xã Hà Vinh |
17 | Xã Hoạt Giang |
18 | Xã Lĩnh Toại |
19 | Xã Yên Dương |
20 | Xã Yến Sơn |
3. Giới thiệu huyện Hà Trung (Thanh Hóa):
3.1. Vị trí địa lý:
Huyện Hà Trung nằm ở phía Bắc của tỉnh Thanh Hóa, nằm bên sườn núi Tam Điệp, có vị trí địa lý:
- Phía Đông của huyện Hà Trung giáp thị xã Bỉm Sơn và huyện Nga Sơn.
- Phía Tây của huyện Hà Trung giáp huyện Thạch Thành và huyện Vĩnh Lộc.
- Phía Nam của huyện Hà Trung giáp huyện Hậu Lộc.
- Phía Bắc của huyện Hà Trung giáp thành phố Tam Điệp và huyện Yên Mô thuộc tỉnh Ninh Bình.
Thị xã Bỉm Sơn và huyện Nga Sơn ngăn cách xã Hà Vinh với phần còn lại của huyện Hà Trung. Huyện Hà Trung có diện tích tự nhiên là 243,94 km2. Dân số năm 2022 là 131.568 người, mật độ dân số đạt 539 người/km2. Đây là địa phương có tuyến đường cao tốc Mai Sơn – Quốc lộ 45 đi qua.
3.2. Điều kiện tự nhiên:
- Địa hình:
Địa hình của huyện Hà Trung nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Phía Tây Bắc được bao bọc bởi nhiều dãy đồi búi cao đã làm cho địa hình huyện Hà Trung tuy là huyện đồng bằng nhưng mang tính chất đa dạng hơn. Do địa hình tạo thành nhiều tiểu vùng dạng lòng chảo nên mùa mưa thường hay ngập úng cục bộ gây khó khăn cho sản xuất và đời sống của nhân dân.
- Khí hậu:
Nhiệt độ bình quân hàng năm là 23 độ C, cao nhất là 41 độ C, thấp nhất là 6 độ C. Tổng lượng nhiệt độ trung bình hàng năm từ 8500 – 8700 độ C. Biên độ nhiệt giữa các ngày là từ 6 – 7 độ C. Độ ẩm không khí là từ 85 – 87%, cao nhất là 92 % vào các ngày của tháng 1 và tháng 2, thấp nhất vào tháng 6 và 7.
Lượng mưa trung bình năm là 1700 mm, năm mưa lớn nhất là 2800 mm, lượng mưa thấp nhất là 1100mm. Lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Hàng năm mùa mưa kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, hầu hết lượng mưa chỉ đạt 15% tổng lượng mưa hàng năm, tháng 1 mưa nhỏ nhất có khi chỉ đạt 10 mm.
Sương mù thì có trong năm từ 22 – 26 ngày, thường xuất hiện tập trung vào các tháng 10,11,12 làm tăng độ ẩm không khí và đất. Những năm rét nhiều, sương muối xuất hiện vào các tháng 1 và tháng 2 gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống.
- Tài nguyên thiên nhiên:
+ Tài nguyên đất:
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 24.450,48 ha đang được đưa vào sử dụng với nhiều mục đích như: Đất nông nghiệp (15.197,35 ha), Đất phi nông nghiệp (5.747,95 ha), Đất chưa sử dụng (3.505,18 ha).
+ Tài nguyên rừng:
Hà Trung là huyện có diện tích rừng khá lớn, đủ các chủng loại rừng. Tổng diện tích đất lâm nghiệp tính đến ngày 1 tháng 1 năm 2009 là 5.430,78 ha, trong đó: Đất rừng sản xuất là 3.436,39 ha; Đất rừng phòng hộ là 1.701,53 ha; Đất rừng đặc dụng (Rừng sến quốc gia) là 292,86 ha. Nguồn tài nguyên rừng có ý nghĩa rất lớn đến môi trường và phát triển du lịch sinh thái.
+ Tài nguyên khoáng sản:
Huyện Hà Trung có nguồn khoáng sản đa dạng, dễ khai thác và đang có thị trường tiêu thụ tốt: Quặng Silic, Spilit, quặng sắt làm nguyên vật liệu phụ gia xi măng, đá ốp lát, đá xây dựng,… Nguồn tài nguyên này được phân bố rộng ở 17 xã đó là: Hà Đông, Hà Sơn, Hà Lĩnh, Hà Ngọc, Hà Lâm, Hà Phú, Hà Lai, Hà Thái, Hà Châu, Hà Vinh, Hà Thanh, Hà Dương, Hà Tân, Hà Tiến, Hà Bình, Hà Long, Hà Ninh.
+ Tài nguyên nước:
Huyện Hà Trung nằm trong tiểu vùng hạ lưu sông Mã, nguồn nước mặt có hai con sông chính là sông Lèn và sông Hoạt, chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều và một số hồ, đập chứa nước, đủ khả năng cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.
3.3. Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật:
- Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải:
Trong những năm qua huyện đã tập trung đầu tư xây dựng nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật trên nhiều lĩnh vực như: Giao thông, y tế, giáo dục, văn hóa xã hội nhằm phục vụ đời sống và phát triển kinh tế. Nhưng do đặc thù Hà Trung là một huyện đồng bằng chiêm trũng nên hệ thống hạ tầng kỹ thuật vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống dân sinh trong giai đoạn mới. Trên địa bàn huyện có 20 km quốc lộ chạy qua, trong đó có 8,8 km quốc lộ 1A nối từ cầu Tống Giang đến Cầu Lèn và 11,2 km quốc lộ 217 nối từ quốc lộ 1A lên Vĩnh Lộc. Có 27 km tỉnh lộ đã được nhựa hóa. Tuyến 508 nối từ quốc lộ 1A đi Nga Sơn dài 9 km, tuyến 522 nối từ quốc lộ 1A lên chiến khu Ngọc Trạo dài 10 km, tuyến 523 nối từ quốc lộ 1A lên Thạch Bàn 8 km. Đường huyện có tổng chiều dài 96 km đã được nhựa hóa 67,8 km còn lại đã được dải đá cấp khối. Đường liên thôn, liên xóm có tổng chiều dài là 182 km trong đó đã được nhựa hóa 64 km và bê tông hóa được 118 km. Ngoài ra trên địa bàn huyện Hà Trung còn có hệ thống đường thủy nội địa dài 64 km. Dọc sông Lèn từ ngã ba Bông xã Hà Sơn đến Chế thôn Hà Toại dài 20km, sông Hoạt từ Hà Tiến đến Tư Tuần Hà Châu và từ Chế thôn Hà Toại đến Mỹ Quan Hà Vinh có chiều dài 40 km. Phương tiện vận tải trên địa bàn huyện hiện có 319 phương tiện vận tải đường bộ và 150 phương tiện vận tải đường thủy.
- Hệ thống cấp nước:
Hệ thống cấp nước sạch sinh hoạt với tổng số vốn đầu tư ban đầu là 12,9 tỷ đồng, công suất 2.000 m2/ngày đêm để hiện tại phục vụ cho 1.500 hộ dân trên địa bàn thị trấn và huyện Hà Trung.
- Hệ thống điện:
Trên địa bàn huyện Hà Trung có tổng số 105 trạm biến áp trong đó có 106 máy công suất 30.000 KVA và có 501,7 km đường dây trong đó loại trung thế là 149,7 km và 352 km loại hạ thế.
3.4. Giáo dục:
Huyện giữ vững phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập THCS. Chất lượng dạy và học không ngừng được nâng cao. Số học sinh đỗ đại học, cao đẳng ngày càng tăng cao so với năm trước. Hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng và hội khuyến học được đẩy mạnh, chú trọng các nội dung chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, tuyên truyền, gióa dục pháp luật cho nhân dân. 110/202 khu dân cư đăng ký xây dựng khu dân cư hiếu học, trong đó 49 khu dân cư được công nhận. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được tăng cường, tỷ lệ phòng học kiên cố, bán kiên cố chiếm 83%, đạt 100% kế hoạch đề ra, 5 trường học được công nhận là Trường chuẩn Quốc gia.
THAM KHẢO THÊM: