Hạ Lang là một huyện miền núi, vùng cao, biên giới, cách thành phố Cao Bằng khoảng 74 km về phía Đông Bắc (theo tỉnh lộ 207). Với tổng diện tích tự nhiên 463,35 km2, địa hình phức tạp, do kiến tạo địa chất thấp dần từ Tây sang Đông, núi cao, hiểm trở, chia cắt mạnh. Sau đây là bản đồ, các xã phường huyện Hạ Lang ( Cao Bằng ), mời các bạn cùng theo dõi!
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Hạ Lang (Cao Bằng):
2. Các xã phường thuộc huyện Hạ Lang (Cao Bằng):
Hạ Lang là huyện có 13 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc
STT | Xã, phường thuộc huyện Hạ Lang (Cao Bằng) |
1 | Thanh Nhật |
2 | An Lạc |
3 | Đức Quang |
4 | Cô Ngân |
5 | Đồng Loan |
6 | Kim Loan |
7 | Minh Long |
8 | Quan Long |
9 | Lý Quốc |
10 | Thắng Lợi |
11 | Thống Nhất |
12 | Thị Hoa |
13 | Vinh Quý |
3. Giới thiệu huyện Hạ Lang (Cao Bằng):
Hạ Lang là một huyện miền núi, vùng cao, biên giới, cách thành phố Cao Bằng khoảng 74 km về phía Đông Bắc (theo Tỉnh lộ 207). Với tổng diện tích tự nhiên 463,35 km2, địa hình phức tạp, do kiến tạo địa chất thấp dần từ Tây sang Đông, núi cao, hiểm trở, chia cắt mạnh, có nhiều nếp gãy khổng lồ từ 5 đến 10 km tạo nên những khe sâu, hang động có vẻ đẹp kỳ vĩ như động Dơi ở Đồng Loan nay đã được công nhận danh lam thắng cảnh cấp Quốc gia, hang Ngườm Én ở xã Đồng Loan, hang Ngườm Riềm ở thị trấn Thanh Nhật,…
Vị trí địa lý
Vị trí địa lý của huyện tiếp giáp với các khu vực như sau:
- Phía Đông và phía Nam giáp Trung Quốc có đường biên giới dài 72 km.
- Phía Tây giáp các huyện Trùng Khánh và Quảng Hòa.
- Phía Bắc giáp huyện Trùng Khánh và Trung Quốc.
Hạ Lang là huyện nghèo (do địa bàn huyện thuộc vùng núi cao hẻo lánh giao thông đi lại khó khăn vì vậy điều kiện kinh tế chưa phát triển). Huyện cách trung tâm tỉnh Cao Bằng 75 km về phía Đông Bắc. Theo hướng tỉnh lộ 207, ngoài ra còn có tuyến giao thông kết nối tỉnh lộ 206 từ huyện Trùng Khánh sang và nhiều đường liên xã – huyện, đường cửa khẩu đang được mở mang. Tạo điều kiện cho hàng hóa giao lưu với các huyện, tỉnh và thương thông với bên ngoài.
Diện tích, dân số
Huyện có dân số khoảng hơn 25.000 người, gồm 3 dân tộc chính là: Tày, Nùng, Kinh, trong đó dân tộc Tày, Nùng chiếm khoảng 95%; cư trú xen kẽ bên nhau thành làng, bản, khu dân cư, tạo nên một bức tranh đa dạng, thống nhất về văn hóa đặc sắc giữa các dân tộc cũng như từng dân tộc riêng biệt.
Địa hình
Huyện Hạ Lang là một huyện vùng cao có địa hình phức tạp, xen kẽ giữa các dải núi là những thung lũng tương đối nhỏ hẹp. Vì địa hình huyện Hạ Lang không phân chia thành những vùng rõ rệt. Tỷ lệ núi đá vôi khá lớn gây khó khăn cho việc xây dựng đường giao thông và cơ sở hạ tầng.
Do nằm sát chí tuyến Bắc trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, nên khí hậu ở huyện Hạ Lang mang tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có 2 mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa:
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm; mùa này nóng ẩm, mưa nhiều, thường có gió xoáy, mưa đá, lũ quét.
- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ thấp, ít mưa, bị ảnh hưởng bởi gió mùa Đông bắc.
Nền nhiệt của vùng khá phong phú, theo số liệu đo tại Cao Bằng nhiệt độ trung bình năm là 21,60C. Nhiệt độ tối cao trung bình là 26,60C, nhiệt độ tối thấp trung bình là 18,20C.
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.400 – 1.600 mm, số ngày mưa trong năm là 128,3 ngày, từ tháng 11- 4 rất ít mưa, lượng mưa từ 20 – 30 mm/tháng, trong khi đó lượng bốc hơi trong những tháng này rất lớn gây nên khô hạn gay gắt. Với đặc điểm khí hậu như trên, cho phép phát triển đa dạng cây trồng và gieo cấy nhiều vụ trong năm. Song khô hạn, gió xoáy, lũ quét,… là những rủi ro trong sản xuất của huyện.
Huyện Hạ Lang có sông Bắc Vọng chảy từ huyện Trùng Khánh sang với chiều dài khoảng 10 km, sông Quây Sơn chảy dọc theo biên giới Việt – Trung với chiều dài khoảng 12 km đó là tiềm năng nước ngọt rất thuận lợi cho huyện nhưng khả năng khai thác 2 con sông này còn rất hạn chế. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có hệ thống suối nhỏ phân bố khá đều trên địa bàn huyện và một số hồ chứa như hồ Khưa Sâu, hồ Thôm Rảo, với nguồn tài nguyên này có thể phát triển thêm về nuôi trồng thuỷ sản. Vì hệ thống sông suối của huyện có chế độ nước hai mùa rõ rệt, lưu lượng phụ thuộc vào chế độ mưa, nên trong mùa mưa lưu lượng lớn đủ nước cung cấp cho sản xuất, đời sống cư dân; song mùa khô sông suối thường cạn, khai thác hạn chế.
Lịch sử hình thành
Vào thời nhà Lý Hạ Lang là vùng đất Hạ Tư Lang của châu Tư Lang. Châu Tư Lang nhà Lý sau chia thành Hạ Tư Lang (phần phía Đông Nam) và Thượng Tư Lang (phần phía tây bắc của châu Tư Lang, nay là khoảng huyện Trùng Khánh). Châu Tư Lang ôm phía ngoài hướng đông bắc châu Quảng Nguyên nhà Lý (huyện Quảng Hòa ngày nay). Năm 1886, thực dân Pháp chiếm đóng Cao Bằng, năm 1887 tiến vào chiếm đóng Hạ Lang. Đầu tiên, chúng chiếm đóng các điểm cao như Phò Sèn (sau làng Đoỏng Hoan), núi Phja Kến (ở trước làng Lũng Đốn), đồng thời tuyển mộ binh lính người Việt. Xã Thanh Nhật có cơ sở Việt Minh từ tháng 4/1945 ở xóm Kéo Sy, sau đó phát triển đến xóm Sộc Quân.
Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật – Pháp bắn nhau. Sau một tuần, bọn phỉ ở biên giới Trung Quốc do Lương Xuân Thành (tức Sắn Sình) cầm đầu đến chiếm đồn Hạ Lang, hệ thống chính quyền của thực dân Pháp còn lại rơi vào tay của bọn phỉ Lương Xuân Thành. Sau khi Nhật đảo chính Pháp, phong trào cách mạng lan tới các xã Đức Quang, Kim Loan,… Cuối tháng 4 năm 1945, bộ đội ta tấn công lần đầu tiên vào sào huyệt của bọn phỉ, nhưng lần này ta chưa chiếm được trận địa vì điều kiện chưa chín muồi.
Đến cuối tháng 6 đầu tháng 7 âm lịch cùng năm lại đánh lần thứ hai, lần này ta chuẩn bị mọi mặt tương đối đầy đủ, có sự hỗ trợ của dân quân, du kích các xã Thắng Lợi, Kim Loan, Đức Quang, An Lạc và một tiểu đội do huyện cử đến, được sự giúp đỡ của nhân dân các xóm Sộc Quân, Kéo Sy, Đoỏng Hủ, Lũng Đốn. Cuộc tấn công kéo dài 10 ngày, buộc địch phải rút xuống chiếm đóng một số xã biên giới như Thị Hoa, Thái Đức, Việt Chu.
Ngày 20 tháng 10 năm 1945, quân ta tiếp quản đồn Hạ Lang. Ngày 30 tháng 10 năm 1945, Ủy ban nhân dân lâm thời huyện Hạ Lang được thành lập. Ngày 15 tháng 9 năm 1969, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 176-CP. Theo đó, giải thể huyện Hạ Lang; sáp nhập 8 xã: Thanh Nhật, Thái Đức, Việt Chu, Quang Long, An Lạc, Thị Hoa, Cô Ngân, Vinh Quý vào huyện Quảng Hòa và sáp nhập 5 xã: Minh Long, Lý Quốc, Đức Quang, Thắng Lợi, Kim Loan nhập vào huyện Trùng Khánh.
Năm 1975, hợp nhất 2 tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn thành tỉnh Cao Lạng, huyện Hạ Lang (tương ứng với phần đất của 2 huyện Quảng Hòa và Trùng Khánh) thuộc tỉnh Cao Lạng và đến năm 1978, lại tách ra thành 2 tỉnh như cũ. Ngày 1 tháng 9 năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 44-HĐBT. Theo đó, tái lập huyện Hạ Lang trên cơ sở tách 6 xã: Minh Long, Lý Quốc, Thắng Lợi, Kim Loan, Đức Quang, Đồng Loan thuộc huyện Trùng Khánh và 8 xã: An Lạc, Vĩnh Quý, Cô Ngân, Thị Hoa, Thái Đức, Việt Chu, Quang Long, Thanh Nhật thuộc huyện Quảng Hòa.
Sau khi tái lập, huyện Hạ Lang bao gồm 14 xã: An Lạc, Cô Ngân, Đức Quang, Đồng Loan, Kim Loan, Lý Quốc, Minh Long, Quang Long, Thái Đức, Thắng Lợi, Thanh Nhật (trung tâm huyện lỵ), Thị Hoa, Việt Chu và Vinh Quý. Ngày 27 tháng 10 năm 2006, chuyển xã Thanh Nhật thành thị trấn Thanh Nhật, thị trấn huyện lỵ huyện Hạ Lang.
Ngày 10 tháng 1 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 864/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Cao Bằng (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 2 năm 2020. Theo đó, sáp nhập xã Thái Đức và xã Việt Chu thành xã Thống Nhất.
Huyện Hạ Lang có 1 thị trấn và 12 xã như hiện nay.
THAM KHẢO THÊM: