Hiện nay, nhà nước ta đang khuyến khích nhận nuôi trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt làm con nuôi, đảm bảo cho trẻ em có cuộc sống gia đình đầy đủ và sự phát triển lành mạnh, được giáo dục tốt về tâm lý và thể chất. Vậy thành phần hồ sơ của trẻ được nhận làm con nuôi bao gồm những loại giấy tờ gì?
Mục lục bài viết
1. Hồ sơ của trẻ em được nhận làm con nuôi gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 18, Điều 32 của Luật Nuôi con nuôi năm 2010, thành phần hồ sơ của trẻ em được nhận làm con nuôi sẽ bao gồm các loại giấy tờ, tài liệu như sau:
(1) Đối với trường hợp nhận nuôi con nuôi trong nước.
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 của Luật nuôi con nuôi năm 2010 có quy định về thành phần hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi trong nước. Theo đó, thành phần hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi trong nước bao gồm:
-
Giấy khai sinh của người được giới thiệu làm con nuôi;
-
Giấy khám sức khỏe của cơ sở y tế cấp quận, huyện trở lên cung cấp;
-
Ảnh chụp toàn thân, nhìn thẳng, thời gian chụp không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ (số lượng: 02);
-
Biên bản có xác nhận của Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã nơi phát hiện ra trẻ em bị bỏ rơi đối với trẻ em bị bỏ rơi; giấy chứng tử của cha đẻ, giấy chứng tử của mẹ đẻ hoặc quyết định của tòa án có thẩm quyền tuyên bố về việc cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là người đã qua đời đối với trường hợp trẻ em mồ côi; quyết định của tòa án có thẩm quyền tuyên bố về việc cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi đã mất tích đối với trường hợp trẻ em được giới thiệu làm con nuôi có cha đẻ, mẹ đẻ đã mất tích; quyết định của tòa án nhân dân có thẩm quyền tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi đã mất năng lực hành vi dân sự áp dụng đối với trường hợp trẻ em được giới thiệu làm con nuôi có cha đẻ, mẹ đẻ mất năng lực hành vi dân sự;
-
Quyết định tiếp nhận đối với trường hợp trẻ em được nuôi dưỡng tại các cơ sở nuôi dưỡng.
Đồng thời cần phải lưu ý thêm, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ sẽ lập hồ sơ cho người được giới thiệu làm con nuôi sống tại gia đình, hoặc cơ sở nuôi dưỡng sẽ lập hồ sơ cho trẻ em được giới thiệu làm con nuôi khi trẻ em đó sống tại các cơ sở nuôi dưỡng.
(2) Đối với trường hợp nhận nuôi con nuôi có yêu tố nước ngoài.
Căn cứ theo quy định tại Điều 32 của Luật nuôi con nuôi năm 2010 có quy định về thành phần hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài. Bao gồm:
-
Các loại giấy tờ, tài liệu căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật nuôi con nuôi năm 2010 (hồ sơ nuôi con nuôi trong nước như đã phân tích ở trên);
-
Văn bản về đặc điểm, thói quen đáng lưu ý, sở thích của trẻ em được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài;
-
Các loại giấy tờ, tài liệu chứng minh đã thực hiện việc tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ em căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật nuôi con nuôi năm 2010 tuy nhiên không thành.
Cần phải lưu ý thêm, hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài sẽ được lập thành 03 bộ, nộp cho Sở Tư pháp nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú. Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của trẻ em sẽ lập hồ sơ cho người được giới thiệu làm con nuôi khi trẻ em sống tại gia đình, hoặc cơ sở nuôi dưỡng sẽ lập hồ sơ cho trẻ em được giới thiệu làm con nuôi khi trẻ em sinh sống tại cơ sở nuôi dưỡng đó.
2. Mức xử phạt cung cấp thông tin sai sự thật trong hồ sơ của trẻ em đăng ký nhận nuôi con nuôi:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 62 của
-
Có hành vi khai báo không đúng sự thật trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi;
-
Có hành vi phân biệt đối xử giữa con nuôi và con đẻ;
-
Không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ báo cáo tình hình phát triển của con nuôi trong nước tại cơ quan có thẩm quyền;
-
Có hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung của các loại giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền cung cấp để thực hiện thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi.
Như vậy, theo điều luật nêu trên thì cá nhân nào có hành vi cung cấp thông tin, giấy tờ sai sự thật trong thành phần hồ sơ của trẻ em đăng ký nhận nuôi con nuôi thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
3. Quy trình và trình tự thực hiện đăng ký nhận con nuôi:
Căn cứ theo quy định tại Chương 2 của Luật nuôi con nuôi năm 2010 có hướng dẫn về quy trình thực hiện thủ tục đăng ký nhận con nuôi như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ của người nhận nuôi con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi căn cứ theo quy định tại Điều 17, Điều 18 của Luật nuôi con nuôi năm 2010. Sau đó, nộp hồ sơ đăng ký nhận con nuôi tại cơ quan có thẩm quyền căn cứ theo quy định tại Điều 19 của Luật nuôi con nuôi năm 2010. Người nhận con nuôi phải nộp hồ sơ của mình và nộp hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú. Thời gian giải quyết thủ tục đăng ký nhận con nuôi là 30 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ và lấy ý kiến của những người có liên quan căn cứ theo quy định tại Điều 20 của Luật nuôi con nuôi năm 2010. Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp xã khi tiếp nhận hồ sơ cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ kiểm tra thành phần hồ sơ, trong khoảng thời gian 10 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, tiếp tục tiến hành hoạt động lấy ý kiến của những người có liên quan căn cứ theo quy định tại Điều 21 của Luật nuôi con nuôi năm 2010. Quá trình lấy ý kiến của những người có liên quan cần phải được lập thành văn bản và có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của những người được lấy ý kiến.
Bước 3: Cấp giấy chứng nhận nuôi con nuôi. Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ xem xét điều kiện, trong trường hợp nhận thấy người nhận con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì sẽ tổ chức đăng ký nuôi con nuôi. Ủy ban nhân dân cấp xã trao giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ, người giám hộ của trẻ em hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng, tổ chức hoạt động giao nhận con nuôi. Tiếp tục ghi vào sổ hộ tịch trong khoảng thời gian 20 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày có ý kiến đồng ý của những người có liên quan về vấn đề đăng ký nhận nuôi con nuôi. Trong trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã từ chối đăng ký nuôi con nuôi thì trong khoảng thời gian 10 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày có ý kiến của những người có liên quan, cơ quan có thẩm quyền cần phải trả lời bằng văn bản cho người nhận con nuôi, cha mẹ đẻ của trẻ em hoặc người giám hộ, đại diện cơ sở nuôi dưỡng, trong văn bản đó cần phải nêu rõ lý do từ chối.
Giấy chứng nhận nuôi con nuôi sẽ được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người nhận con nuôi hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi để lưu giữ theo quy định của pháp luật. Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 23 của Luật nuôi con nuôi năm 2010 cũng quy định thêm, thời gian 06 tháng/lần trong 03 năm được tính bắt đầu kể từ ngày giao nhận con nuôi trên thực tế, cha mẹ nuôi con phải có trách nhiệm và nghĩa vụ thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi họ thường trú và tình trạng sức khỏe, tình trạng tinh thần, thể chất, sự hòa nhập của con nuôi với cha mẹ nuôi, hòa nhập với gia đình cha mẹ nuôi và với cộng đồng. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cha mẹ nuôi thường trú cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện việc nuôi con nuôi của những người đăng ký nhận con nuôi.
THAM KHẢO THÊM: