Đồ Sơn là một quận nội thành thuộc thành phố Hải Phòng, cũng là một bán đảo nhỏ do dãy núi Rồng vươn dài ra biển 5 km với hàng chục mỏm đồi cao từ 25 đến 130 m. Quận nằm ở phía Đông Nam thành phố Hải Phòng, cách trung tâm thành phố khoảng 22 km. Để biết thêm thông tin, mời các bạn tham khảo bài viết: Bản đồ và các xã phường thuộc quận Đồ Sơn (Hải Phòng).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng:
Trên đây là bản đồ hành chính quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng cũ.
Ngày 12 tháng 9 năm 2007, thị xã Đồ Sơn sáp nhập thêm xã Hợp Đức thuộc huyện Kiến Thụy và được chuyển thành quận Đồ Sơn theo Nghị định số 145/2007/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam. Đồng thời, chuyển xã Bàng La thành phường Bàng La; chia xã Hợp Đức thành 2 phường: Hợp Đức và Minh Đức.
Ngày 1 tháng 2 năm 2020, sáp nhập phường Ngọc Hải và phường Vạn Sơn thành phường Hải Sơn.
Từ đó, Quận Đồ Sơn có 6 phường như hiện nay.
2. Quận Đồ Sơn (Hải Phòng) có bao nhiêu xã, phường?
Quận Đồ Sơn có 6 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 6 phường.
STT | Danh sách các xã phường thuộc quận Đồ Sơn |
1 | Phường Ngọc Xuyên |
2 | Phường Hải Sơn |
3 | Phường Vạn Hương |
4 | Phường Minh Đức |
5 | Phường Bàng La |
6 | Phường Hợp Đức |
3. Giới thiệu về quận Đồ Sơn (Hải Phòng):
- Lịch sử
Đồ Sơn là bãi biển nổi tiếng từ thời nhà Nguyễn và thời Pháp thuộc. Cũng được nhắc đến trong truyện Trống mái (1936) của nhà văn Khái Hưng.
Thị xã Đồ Sơn được thành lập ngày 14 tháng 3 năm 1963 trên cơ sở tách khu vực Đồ Sơn và 2 xã: Vạn Sơn, Ngọc Hải thuộc huyện Kiến Thụy; cũng từ đó, thành lập 4 tiểu khu Vạn Hương, Vạn Sơn, Ngọc Hải, Ngọc Xuyên.
Ngày 7 tháng 4 năm 1966, chuyển xã Bàng La thuộc huyện Kiến Thụy vào thị xã Đồ Sơn.
Ngày 26 tháng 12 năm 1970, giải thể xã Bàng La, chuyển các thôn của xã Bàng La thành các tiểu khu trực thuộc thị xã Đồ Sơn.
Ngày 5 tháng 3 năm 1980, thị xã Đồ Sơn nhập với 21 xã của huyện An Thụy là: Tú Sơn, Đại Hợp, Đoàn Xá, Hợp Đức, Hòa Nghĩa, Anh Dũng, Minh Tân, Tân Phong, Đông Phương, Đại Đồng, Hưng Đạo, Đa Phúc, Ngũ Đoan, Đại Hà, Tân Trào, Thụy Hương, Kiến Quốc, Ngũ Phúc, Thanh Sơn, Hữu Bằng, Thuận Thiên thành huyện Đồ Sơn, nội thị của thị xã Đồ Sơn trở thành thị trấn Đồ Sơn thuộc huyện cùng tên, tái lập xã Bàng La. Từ đó, huyện Đồ Sơn gồm 1 thị trấn Đồ Sơn và 24 xã: Bàng La, Anh Dũng, Hưng Đạo, Đa Phúc, Hải Thành, Tân Thành, Hòa Nghĩa, Hợp Đức, Đông Phương, Đại Đồng, Hữu Bằng, Thuận Thiên, Ngũ Phúc, Kiến Quốc, Thụy Hương, Thanh Sơn, Đại Hà, Ngũ Đoan, Tân Trào, Đoàn Xá, Đại Hợp, Tú Sơn, Tân Phong, Minh Tân. Tuy nhiên, thị trấn Đồ Sơn không phải là huyện lỵ của huyện cùng tên Đồ Sơn, huyện lỵ của huyện đặt tại xã Thanh Sơn.
Ngày 14 tháng 2 năm 1987, thành lập thị trấn Núi Đối, thị trấn huyện lỵ huyện Đồ Sơn trên cơ sở một phần các xã Minh Tân và Thanh Sơn.
Tháng 6 năm 1988, huyện Đồ Sơn chia lại thành thị xã Đồ Sơn và huyện Kiến Thụy. Thị xã Đồ Sơn được tái lập gồm 4 phường: Ngọc Hải, Vạn Sơn, Vạn Hương, Ngọc Xuyên và xã Bàng La.
Ngày 12 tháng 9 năm 2007, thị xã Đồ Sơn sáp nhập thêm xã Hợp Đức thuộc huyện Kiến Thụy và được chuyển thành quận Đồ Sơn theo Nghị định số 145/2007/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam. Đồng thời, chuyển xã Bàng La thành phường Bàng La; chia xã Hợp Đức thành 2 phường: Hợp Đức và Minh Đức.
Ngày 1 tháng 2 năm 2020, sáp nhập phường Ngọc Hải và phường Vạn Sơn thành phường Hải Sơn.
Từ đó, Quận Đồ Sơn có 6 phường như hiện nay.
- Vị trí địa lý
Đồ Sơn là một quận nội thành thuộc thành phố Hải Phòng, cũng là một bán đảo nhỏ do dãy núi Rồng vươn dài ra biển 5 km với hàng chục mỏm đồi cao từ 25 đến 130 m. Quận nằm ở phía Đông Nam thành phố Hải Phòng, cách trung tâm thành phố khoảng 22 km về hướng Đông Nam.
Ở cửa phía Bắc và phía Nam của quận là hai cửa sông Lạch Tray và Văn Úc thuộc hệ thống sông Thái Bình đổ ra biển đem theo nhiều phù sa, cộng thêm việc quai đê lấn biển ở Đảo Hòn Dấu để xây dựng khu Resort cao cấp, nên nước biển ở khu vực này đục (nhất là khu II) nhưng vẫn có sức thu hút du khách.
+ Phía Đông và phía Nam của quận Đồ Sơn tiếp giáp vịnh Bắc Bộ.
+ Phía Tây của quận Đồ Sơn tiếp giáp huyện Kiến Thụy.
+ Phía Bắc của quận Đồ Sơn tiếp giáp quận Dương Kinh.
- Diện tích và dân số
Quận Đồ Sơn có tổng diện tích đất tự nhiên là 42,37 km², dân số là 102.234 người. Mật độ dân số đạt khoảng 1.157 người/km².
- Địa hình
Địa hình quận Đồ Sơn thuộc dạng đồi, cấu tạo chủ yếu là đá cát kết và đá phiến sét, kết quả của cuộc vận động kiến tạo kéo dài làm đá núi biến chất, có dạng đất Feralitic, thích hợp trồng cây thân nhỏ. Vùng đất chân núi, cánh đồng, ruộng muối,… Phần còn lại là cát ven biển.
- Khí hậu
Khí hậu Đồ Sơn mang đặc trưng miền ven biển vịnh Bắc Bộ, nhưng là một bán đảo nên mùa đông ấm hơn và mùa hè mát hơn những nơi khác. Đầu tháng 8 âm lịch thường có đợt gió mùa đông bắc (mùa lễ hội chọi trâu) và kết thúc mùa lễ hội thường có mưa rào.
- Du lịch
Đồ Sơn là khu nghỉ mát lớn nhất miền Bắc. Đồ Sơn rất đông du khách từ khắp mọi miền Việt Nam cũng như khách quốc tế về đây tắm biển, nghỉ ngơi và leo núi, cắm trại, ngắm nhìn phong cảnh biển đẹp buổi chiều tà:
Đồ Sơn là khu nghỉ mát và tắm biển nổi tiếng ở miền Bắc Việt Nam, nơi đây có sự kết hợp hài hòa giữa một bên là cát trắng mịn màng, biển cả mênh mông đậm màu phù sa và một bên là những ngọn núi đồi thông, phi lao,… Trong thời kỳ phong kiến, Đồ Sơn là nơi lui tới nghỉ ngơi, hưởng thụ của vua chúa, quan lại đô hộ. Đồ Sơn có ba bãi tắm chính: khu Một, khu Hai và khu Ba.
Khu du lịch đảo Dáu với bể bơi nhân tạo thuộc hàng lớn nhất Châu Á, có vườn chim, vườn thú, khu vui chơi giải trí, các khách sạn đẳng cấp 3 đến 5 sao, đặc biệt không thể thiếu ngọn hải đăng cổ kính hơn trăm năm tuổi. Kể từ khi được tu sửa khang trang, nơi đây còn có thêm khu “Đà Lạt thu nhỏ”, hằng năm được rất đông du khách đến vui chơi giải trí vào những ngày hè.
Ngoài ra,khu du lịch Đồ Sơn còn vinh dự là nơi có hòn đảo nhân tạo đầu tiên của Việt Nam – đảo Hoa Phượng, toạ lạc tại trung tâm khu du lịch, được trang bị đầy đủ các tiện nghi hiện đại cực kỳ sang trọng như trung tâm thương mại cao cấp ở giữa đảo, bể bơi nhân tạo, phố ăn uống, khách sạn đẳng cấp 5 sao, khu biệt thự, bến du thuyền,… là nơi lý tưởng để khách du lịch đến dừng chân và nghỉ dưỡng:
Đến với Đồ Sơn, du khách có thể đến thăm di tích bến tàu không số, nằm ở chân đồi Nghĩa Phong,tìm hiểu về con đường Hồ Chí Minh trên biển đầy gian khổ.
Tại đây hiện nay có sòng bạc Do Son Casino, là nơi rất nhiều du khách quốc tế đến chơi, đặc biệt là người Trung Quốc, tuy nhiên sòng bạc không cho phép người dân nội địa vào giải trí.
Từ Đồ Sơn bằng tàu cao tốc du khách có thể đi ra đảo Cát Bà, Tuần Châu (TP Hạ Long) hoặc vịnh Hạ Long,để thăm thú hết những tinh hoa của Hải Phòng nói riêng, Việt Nam nói chung.
- Văn hóa
Trong dịp Tết, người dân khắp nơi đổ về Đồ Sơn viếng thăm đền Bà Đế, cầu phúc cho mưa thuận gió hoà. Ngoài ra hàng năm ở Đồ Sơn còn lễ hội đảo Dấu. Vào ngày này, người dân Đồ Sơn nói riêng và người dân buôn bán khắp nơi đi thuyền ra đảo cúng và thắp hương cầu may cho một năm buôn bán thuận lợi và sức khỏe bình an.
Một trong các hoạt động văn hóa nổi bật là Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn. Lễ hội được tổ chức 2 vòng: Vòng sơ loại vào ngày 8 tháng 6 âm lịch và vòng chung kết vào ngày 9 tháng 8 âm lịch, thu hút rất đông du khách cả ở trong và ngoài nước. Các trận đấu vòng chung kết được truyền hình trực tiếp trên sóng truyền hình Hải Phòng.
THAM KHẢO THÊM: