Thành phố Vĩnh Yên - tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam - là một trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa quan trọng của vùng Đồng bằng sông Hồng. Bài viết dưới đây với chủ đề: Bản đồ và các xã phường thuộc TP Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) sẽ mang đến cho bạn đọc các thông tin cơ bản về thành phố Vĩnh Yên.
Mục lục bài viết
- 1 1. Bản đồ hành chính thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc):
- 2 2. Thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) có bao nhiêu xã, phường?
- 3 3. Giới thiệu chung về thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc):
- 4 4. Lịch sử và quá trình hình thành huyện Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc):
- 5 5. Các thành tựu kinh tê của thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) trong thời gian qua:
1. Bản đồ hành chính thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc):
2. Thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) có bao nhiêu xã, phường?
Thành phố Vĩnh Yên có 9 đơn vị hành chính cấp phường xã. Trong đó bao gồm 7 phường, 2 xã.
STT | Danh sách xã, phường thuộc TP Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) |
1 | Phường Đống Đa |
2 | Phường Đồng Tâm |
3 | Phường Hội Hợp |
4 | Phường Khai Quang |
5 | Phường Liên Bảo |
6 | Phường Ngô Quyền |
7 | Phường Tích Sơn |
8 | Xã Định Trung |
9 | Xã Thanh Trù |
3. Giới thiệu chung về thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc):
Vị trí địa lý:
Vĩnh Yên là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam. Thành phố Vĩnh Yên là trung tâm kinh tế trọng điểm, là đầu mối giao thông quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 55 km về phía Tây, cách thành phố Việt Trì 30 km về phía Đông Bắc và cách sân bay Quốc tế Nội Bài 25 km.
Thành phố có địa giới hành chính như sau:
-
Phía Tây và phía Bắc tiếp giáp huyện Tam Dương.
-
Phía Nam tiếp giáp huyện Yên Lạc.
-
Phía Đông tiếp giáp huyện Bình Xuyên.
Diện tích và dân số:
Thành phố Vĩnh Yên có tổng diện tích tự nhiên là 50,39 km², dân số vào năm 2019 đạt 114.908 người. Mật độ dân số khoảng 2.262 người/km².
4. Lịch sử và quá trình hình thành huyện Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc):
Ngược dòng thời gian, Vĩnh Yên là vùng đất được hình thành sớm trong lịch sử. Thời Hùng Vương thế kỷ VII TCN đến năm 210 TCN, Vĩnh Yên thuộc Bộ Văn Lang. Thời Thục An Dương Vương năm 221 TCN đến 179 TCN thuộc Bộ Mê Linh. Thời kỳ phong kiến phương Bắc đô hộ, Vĩnh Yên thuộc quận Giao Chỉ, sau đó thuộc quận Phong Châu.
Thời kỳ nhà Trần (Thế kỷ XII đến thế kỷ XIV) thuộc huyện Dương, trấn Tuyên Quang. Năm 1428 nhà Lê đặt Vĩnh Yên nằm trong Bắc Đạo (Bắc Đạo gồm: Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Yên, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng).
Năm 1466, thời Hậu Lê chia lại địa giới hành chính cả nước, Vĩnh Yên được tách làm hai: Một phần nhập vào đạo Bắc Giang (còn gọi là Kinh Bắc), một phần nhập vào đạo Thái Nguyên (còn gọi là Ninh Sóc). Về sau nhà Lê xếp Vĩnh Yên thuộc phủ Đoan Hùng, trấn Sơn Tây.
Thời kỳ nhà Nguyễn, lúc đầu vua Gia Long cắt vùng đất Vĩnh Yên cho các trấn: Thái Nguyên, Kinh Bắc và Sơn Tây. Thời vua Minh Mạng vẫn duy trì tổ chức hành chính đó. Phần lớn vùng đất Vĩnh Yên thuộc phủ Tam Đái, phần nhỏ thuộc phủ Đoan Hùng, còn lại thuộc trấn Sơn Tây. Khi thực dân Pháp xâm lược, chúng thực hiện chính sách chia để trị, cắt xén, chia cắt các tỉnh, thành lập các đơn vị hành chính mới.
Ngày 20/10/1890, thực dân Pháp tách phủ Vĩnh Tường và 5 huyện là Bạch Hạc, Lập Thạch, Tam Dương, Yên Lạc, Yên Lãng của tỉnh Sơn Tây, huyện Bình Xuyên của tỉnh Thái Nguyên, sáp nhập với nhau thành đạo Vĩnh Yên (?), Sáu tháng sau, ngày 12/4/1891 toàn quyền Đông Dương giải thể đạo Vĩnh Yên, chuyển vùng đất này sang tỉnh Sơn Tây.
Ngày 12 tháng 4 năm 1891, đạo Vĩnh Yên giải thể, Vĩnh Yên trở lại thuộc tỉnh Sơn Tây.
Ngày 29 tháng 12 năm 1899, tỉnh Vĩnh Yên được thành lập, trung tâm tỉnh lỵ được đặt tại một vùng đất thuộc xã Tích Sơn: Núi An Sơn (có tên nôm là Đồi Cao ngày nay) được gọi là Vĩnh Yên, cái tên Vĩnh Yên chính thức có từ đó (Tên gọi Vĩnh Yên là tên ghép bởi hai chữ đầu của phủ Vĩnh Tường và huyện Yên Lạc. Nơi đặt trung tâm tỉnh lỵ lúc đó là xã Tích Sơn thuộc huyện Tam Dương, xã có 5 làng cổ là: Đậu – Dẩu, Khâu, Tiếc, Hạ, Sậu
Năm 1903, đô thị Vĩnh Yên được xác lập gồm 2 phố: Vĩnh Thành, Vĩnh Thịnh và 10 làng cổ là: Cổ Độ, Bảo Sơn, Đạo Hoằng, Hán Lữ, Định Trung, Đôn Hậu, Khai Quang, Nhân Nhũng, Xuân Trừng và làng Vĩnh Yên.
Năm 1968, hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ hợp nhất thành tỉnh Vĩnh Phú, thị xã Vĩnh Yên thuộc tỉnh Vĩnh Phú, bao gồm 4 phường: Đống Đa, Liên Bảo, Ngô Quyền và Tích Sơn. Tuy nhiên, thị xã không phải là tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh Phú, mà tỉnh lỵ là thành phố Việt Trì.
Năm 1977, sáp nhập 2 xã Định Trung và Khai Quang thuộc huyện Tam Dương và thị trấn Tam Đảo vào thị xã Vĩnh Yên.
Ngày 26 tháng 11 năm 1996, tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập từ tỉnh Vĩnh Phú và thị xã Vĩnh Yên trở lại là tỉnh lỵ tỉnh Vĩnh Phúc.
Ngày 18 tháng 8 năm 1999, Chính phủ ra Nghị định điều chỉnh địa giới, mở rộng thị xã Vĩnh Yên như sau:
-
Sáp nhập thôn Lai Sơn (xã Thanh Vân, huyện Tam Dương), khu đồi Son (xã Vân Hội, huyện Tam Dương), thôn Lạc Ý (xã Đồng Cương, huyện Yên Lạc) vào thị trấn Tam Dương.
-
Sáp nhập thị trấn Tam Dương (thuộc huyện Tam Dương) vào thị xã Vĩnh Yên; trên cơ sở diện tích và dân số thị trấn Tam Dương, chia thị trấn Tam Dương thành 2 phường: Đồng Tâm và Hội Hợp.
-
Thành lập xã Thanh Trù trên cơ sở diện tích và dân số hai thôn Vị Thanh, Vị Trù (xã Quất Lưu, huyện Bình Xuyên tách ra).
-
Sáp nhập xã Thanh Trù vào thị xã Vĩnh Yên.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thị xã Vĩnh Yên có 5.079,27 ha diện tích tự nhiên và 65.727 nhân khẩu, gồm 10 đơn vị hành chính trực thuộc là các phường: Ngô Quyền, Đống Đa, Liên Bảo, Tích Sơn, Đồng Tâm, Hội Hợp, các xã: Định Trung, Khai Quang, Thanh Trù và thị trấn Tam Đảo.
Ngày 9 tháng 12 năm 2003, thị trấn Tam Đảo được tách khỏi thị xã Vĩnh Yên để sáp nhập vào huyện Tam Đảo mới tái lập. Sau lần điều chỉnh địa giới hành chính này, diện tích tự nhiên thị xã Vĩnh Yên là 50,08 km², dân số trên 100.000 người.
Ngày 23 tháng 11 năm 2004, chuyển xã Khai Quang thành phường Khai Quang.
Tháng 12 năm 2004, thị xã Vĩnh Yên được công nhận là đô thị loại III.
Ngày 1 tháng 12 năm 2006, chuyển thị xã Vĩnh Yên thành thành phố thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Thành phố Vĩnh Yên có 7 phường: Đống Đa, Đồng Tâm, Hội Hợp, Khai Quang, Liên Bảo, Ngô Quyền, Tích Sơn và 2 xã: Định Trung, Khai Quang.
Ngày 23 tháng 10 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định công nhận thành phố Vĩnh Yên là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.
Ngày 10 tháng 4 năm 2023, chuyển xã Định Trung thành phường Định Trung.
Thành phố Vĩnh Yên có 8 phường và 1 xã như hiện nay.
5. Các thành tựu kinh tê của thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) trong thời gian qua:
Từ một tỉnh thuần nông, Vĩnh Phúc đã chuyển mình mạnh mẽ để trở thành một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ và du lịch hàng đầu của cả nước. Đặc biệt, sau 25 năm tái lập tỉnh, Vĩnh Phúc đã xác định hoạt động xúc tiến và thu hút đầu tư là chìa khóa quan trọng để phát triển với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 trở thành tỉnh công nghiệp phát triển. Thành phố Vĩnh Yên đã có những bước tiến vượt bậc trong việc cải thiện môi trường đầu tư, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Trong giai đoạn từ 2011 đến 2015, kinh tế của thành phố tăng trưởng với tốc độ bình quân đạt 17,8%/năm, trong đó dịch vụ tăng 22,9%/năm và công nghiệp – xây dựng tăng 13,4%/năm. Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch tích cực, đúng hướng với công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn, đồng thời nông nghiệp cũng có những bước phát triển vững chắc. Đến năm 2016, thu ngân sách của tỉnh đã tăng 236 lần so với năm 1997, đạt mức 30.800 tỷ đồng, đứng thứ 8 về tổng thu và thứ 6 cả nước về thu nội địa. Sự phát triển này cũng góp phần giải quyết việc làm cho hơn 400.000 lượt lao động, trong đó có hơn 2 vạn lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 9,8% năm 2000 lên 68% năm 2016.
Vĩnh Yên không chỉ phát triển về kinh tế mà còn có những bước tiến vững chắc về cơ sở hạ tầng và đô thị hóa. Đến năm 2015, có 68/112 xã và 2 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, và năm 2016 có thêm 24 xã đạt chuẩn. Đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai, cầu Vĩnh Thịnh, và nhiều tuyến đường tránh đô thị đã được hoàn thành, góp phần vào việc phát triển giao thông và kết nối khu vực. Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm 2024, tình hình kinh tế của TP Vĩnh Yên tăng khoảng 7,1% so với cùng kỳ năm 2023, với tổng giá trị sản xuất ước tính đạt 43.260,7 tỷ đồng. Điều này cho thấy sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ của thành phố sau những khó khăn do đại dịch gây ra.
Nhìn chung, thành tựu kinh tế của Thành phố Vĩnh Yên là minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng và chiến lược phát triển đúng đắn của cả tỉnh Vĩnh Phúc. Với những bước tiến đã đạt được, Vĩnh Yên không chỉ là niềm tự hào của tỉnh mà còn là hình mẫu cho sự phát triển kinh tế địa phương ở Việt Nam.
THAM KHẢO THÊM: