Thuận Châu không chỉ là một huyện có tiềm năng phát triển kinh tế, mà còn là điểm đến du lịch với nhiều lễ hội truyền thống và phong tục đặc sắc của các dân tộc bản địa. Xin mời bạn đọc cùng tìm hiểu về huyện thông qua bài viết sau đây: Bản đồ và các xã phường thuộc huyện Thuận Châu (Sơn La).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Thuận Châu (Sơn La):
2. Huyện Thuận Châu (Sơn La) có bao nhiêu xã, phường?
Huyện Thuận Châu có 29 đơn vị hành chính cấp phường xã. Trong đó bao gồm 1 thị trấn, 28 xã.
STT | Danh sách xã, phường thuộc huyện Thuận Châu (Sơn La) |
1 | Thị trấn Thuận Châu (huyện lỵ) |
2 | Xã Bản Lầm |
3 | Xã Bó Mười |
4 | Xã Bon Phặng |
5 | Xã Chiềng Bôm |
6 | Xã Chiềng La |
7 | Xã Chiềng Ly |
8 | Xã Chiềng Ngàm |
9 | Xã Chiềng Pấc |
10 | Xã Chiềng Pha |
11 | Xã Co Mạ |
12 | Xã Co Tòng |
13 | Xã É Tòng |
14 | Xã Liệp Tè |
15 | Xã Long Hẹ |
16 | Xã Muổi Nọi |
17 | Xã Mường Bám |
18 | Xã Mường É |
19 | Xã Mường Khiêng |
20 | Xã Nậm Lầu |
21 | Xã Nong Lay |
22 | Xã Pá Lông |
23 | Xã Phổng Lái |
24 | Xã Phổng Lăng |
25 | Xã Phổng Lập |
26 | Xã Púng Tra |
27 | Xã Thôm Mòn |
28 | Xã Tông Cọ |
29 | Xã Tông Lạnh |
3. Thông tin chung về huyện Thuận Châu (Sơn La):
Vị trí địa lý:
Thuận Châu là một huyện miền núi nằm ở phía Tây tỉnh Sơn La, nằm dọc trên đường Quốc lộ 6 (Hà Nội – Hoà Bình – Sơn La – Điện Biên), cách thành phố Sơn La 34km, cách huyện Tuần Giáo tỉnh Điện Biên 52km. Có toạ độ địa lý: 21°12’ đến 21°41’ vĩ độ bắc, 103°20’đến 103°59’ kinh độ đông.
Huyện có địa giới hành chính như sau:
-
Phía Đông của huyện Thuận Châu tiếp giáp huyện Mường La và Thành phố Sơn La.
-
Phía Tây của huyện Thuận Châu tiếp giáp huyện Điện Biên Đông, huyện Mường Ảng và huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.
-
Phía Nam của huyện Thuận Châu tiếp giáp huyện Mai Sơn và huyện Sông Mã.
-
Phía Bắc của huyện Thuận Châu tiếp giáp huyện Quỳnh Nhai.
Diện tích và dân số:
Huyện Thuận Châu có tổng diện tích đất tự nhiên là 154.126 ha. Trong đó đất nông nghiệp 91.195,54 ha (chiếm 59,17%), đất phi nông nghiệp 3.143,93 ha (chiếm 2,04%), đất chưa sử dụng 59.786,53 (chiếm 38,79%).
Dân số vào năm 2019 đạt 153.000 người, bao gồm 6 dân tộc anh em cùng chung sống. Trong đó dân tộc Thái: 102.788 người; dân tộc Mông: 15.643 người; dân tộc Kinh: 5019 người; dân tộc Khơ Mú: 1956 người; dân tộc Kháng: 3388 người; dân tộc La Ha: 2399 người; dân tộc khác: 137 người.
Địa hình:
Địa hình Thuận Châu phức tạp và hiểm trở, bị chia cắt nhiều bởi các dãy núi cao và suối sâu, có núi đá vôi xen lẫn thung lũng, đồi, lòng chảo,… tạo thành hai tiểu vùng: Vùng núi cao bao gồm các xã Co Tòng, É Tòng, Mường Bám, Long Hẹ, Co Mạ, Pá Lông, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế rừng, chăn nuôi đại gia súc. Vùng thấp bao gồm thị trấn và các xã còn lại, vùng này đất đai rộng rãi, màu mỡ thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp, đặc biệt trồng các loại cây công nghiệp như chè, cà phê, cây ăn quả,…
Khí hậu:
Thuận Châu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm được chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Địa hình chia cắt mạnh đã tạo cho Thuận Châu có 3 tiểu vùng khí hậu khác nhau. Nhiệt độ trung bình trong năm là 21,4⁰C. Mùa hè nhiệt độ trung bình từ 24°C đến 26⁰C, mùa đông nhiệt độ trung bình từ 16⁰C đến 18⁰C. Nhiệt độ cao nhất là 30,6⁰C vào tháng 5, thấp nhất là 11⁰C vào tháng 12.
4. Quá trình hình thành huyện Thuận Châu (Sơn La):
Thuận Châu tên địa phương còn gọi là Mường Muổi là một mảnh đất hình thành từ rất sớm. Một loạt các di chỉ khảo cổ thuộc loại hình di chỉ thềm sông, hang động, mái đá được phát hiện ở Thuận Châu cho ta thấy những đặc điểm cư trú của các bộ lạc săn bắn, hái lượm của thời đại đá mới, điều đó chứng tỏ nơi đây đã có người Việt cổ sinh sống.
Dưới thời Pháp thuộc, có một thời gian Thuận Châu bị đặt dưới chế độ quân quản. Năm 1895, Thuận Châu thuộc tỉnh Vạn Bú (được tách từ tỉnh Hưng Hoá). Năm 1904 tỉnh Vạn Bú đổi thành tỉnh Sơn La. Sau chiến dịch Tây Bắc 1952, Thuận Châu trực thuộc tỉnh Lai Châu. Đến tháng 2 năm 1954, Thuận Châu trực thuộc tỉnh Sơn La.
Đến năm 1955 thành lập khu Tự trị Thái – Mèo, bỏ cấp tỉnh, Thuận Châu trực thuộc khu tự trị.
Ngày 27/12/1962, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa II đã ra Nghị quyết đổi tên khu Tự trị Thái – Mèo thành khu tự trị Tây Bắc, lập lại 2 tỉnh Sơn La, Lai Châu và thành lập tỉnh Nghĩa Lộ, huyện Thuận Châu thuộc tỉnh Sơn La.
Ngày 25 tháng 7 năm 1978, đổi tên xã Tranh Đấu thành xã Nậm Lầu và đổi tên xã Chiềng An thành xã Phổng Lập.
Đến năm 2003 toàn huyện có 34 xã và 1 thị trấn, huyện lỵ đặt tại Thị trấn Thuận Châu.
Thực hiện Nghị định 148/2003/NĐ-CP ngày 02/12/2003 của Chính phủ về việc thành lập huyện Sốp Cộp và điều chỉnh địa giới các huyện Thuận Châu, Quỳnh Nhai tỉnh Sơn La, ngày 2 tháng 12 năm 2003, chuyển 25.911 ha diện tích tự nhiên và 26.659 nhân khẩu gồm toàn bộ các xã Mường Giàng, Chiềng Bằng, Mường Sại, Liệp Muội, Nặm Ét, Chiềng Khoang của huyện Thuận Châu về huyện Quỳnh Nhai quản lý.
Thực hiện Nghị định 03/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện Mường La, Thuận Châu,Mộc Châu, chuyển 253 hecta diện tích tự nhiên của xã Liệp Tè về huyện Mường La và thành lập thị trấn Ít Ong.
Ngày 2 tháng 12 năm 2003, chuyển 25.911 ha diện tích tự nhiên và 26.659 người (gồm toàn bộ diện tích và dân số của 6 xã: Mường Giàng, Chiềng Bằng, Mường Sại, Liệp Muội, Nặm Ét và Chiềng Khoang) về huyện Quỳnh Nhai quản lý.
Sau điều chỉnh, huyện Thuận Châu có 29 đơn vị hành chính trực thuộc.
5. Các di tích lịch sử tiêu biểu ở huyện Thuận Châu:
Di tích lịch sử kỳ đài Thuận Châu:
Di tích nằm ở phía Tây Bắc của huyện, cách trung tâm huyện lỵ 1km về phía Tây. Đây là một di tích lịch sử quan trọng của Thuận Châu nói riêng và khu Tây Bắc nói chung, bởi nơi đây đã từng chứng kiến, lưu giữ những kỷ niệm sâu sắc về Bác Hồ với nhân dân các dân tộc Sơn La. Kỳ đài Thuận Châu, đã trở thành di tích lịch sử, nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ. Di tích được xếp hạng quốc gia ngày 20 tháng 4 năm 1995.
Di tích quốc gia Tháp Mường Bám:
Nằm cách trung tâm thị trấn Thuận Châu hơn 70 km về phía Tây- Nam, ở vị trí trung tâm xã Mường Bám, “Tháp mường Bám” gọi theo địa danh xã mường Bám được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVI. Xã Mường Bám. Tháp được xây trên một quả đồi thiên tạo có bề mặt rộng khoảng 1ha, cách bờ suối Nậm Húa khoảng 300m, gồm một quần thể 5 tháp, một tháp to ở giữa và 4 tháp con ở 4 cạnh tháp to. Mặt Tháp nhìn ra ngã ba suối Nậm Húa trải dài uốn lượn, Quần thể Tháp có vị thế rất tĩnh lặng, uy nghi. Tất cả 5 tháp đều được xây bằng một loại vật liệu chủ yếu là gạch vồ màu đỏ, được gắn kết với nhau bằng vôi, cát, và mật. Các hoạ tiết hoa văn được làm bằng vữa đắp nổi, nhiều chỗ gắn thêm vào những hình đất nung trang trí.
Đến thăm di tích kiến trúc cổ Tháp Mường Bám, khách thập phương còn được tận hưởng một không khí vùng núi yên tĩnh với những con người sống chân chất, bình dị mà rất mộc mạc, thân thiện, gần gũi, với nhiều món ăn mang đậm nét vùng Tây Bắc,…Chắc hẳn sẽ rất lưu luyến và muốn trở lại thăm nhiều lần sau nữa.
Khu căn cứ du kích xã Long Hẹ:
Di tích lịch sử khu căn cứ du kích Long Hẹ nằm tại thung lũng đá hẹp thuộc bản Long Hẹ – xã Long hẹ – huyện Thuận Châu – Tỉnh Sơn La. Du khách đi đến di tích bằng ô tô, xe máy. Từ thị trấn Thuận Châu 0,5km đi theo đường tỉnh lộ 108, đi 45km tới trung tâm xã Co Mạ, từ trung tâm xã Co Mạ đi 18km là tới di tích.
Khu căn cứ Long Hẹ là một trong những căn cứ địa cách mạng vững chắc, tiêu biểu của tỉnh Sơn La, là dấu tích minh chứng cho Đảng bộ và chính quyền Sơn La thực hiện chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược đó chính là chính sách đại đoàn kết dân tộc, phát huy phong trào yêu nước, xây dựng hậu phương căn cứ, tạo mọi điều kiện cho bộ đội chủ lực tấn công tiêu diệt địch, góp phần giải phóng Sơn La và chiến thắng Điện Biên Phủ.
Hiện nay di tích đang được chính quyền và nhân dân địa phương quản lý, bảo vệ tốt, di tích cần được xem xét, xếp hạng để làm cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ, phát huy giá trị.
THAM KHẢO THÊM: