Hiệp Hòa là một huyện trung du nằm ở phía Tây tỉnh Bắc Giang, cách thành phố Bắc Giang 30 km về phía Tây, cách trung tâm Hà Nội 50 km. Hiệp Hòa là vùng chuyển tiếp giữa đồi núi và đồng bằng. Sau đây là bài viết về Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Hiệp Hòa ( Bắc Giang ), mời các bạn cùng theo dõi!
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang):
Năm 1954, chia xã Trung Nghĩa thành 2 xã: Mai Trung và Xuân Cẩm.
Ngày 1/1/2020, sáp nhập xã Đức Thắng vào thị trấn Thắng.
Ngày 1/7/2022, thành lập thị trấn Bắc Lý trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của xã Bắc Lý.
Huyện Hiệp Hòa có 2 thị trấn và 23 xã như hiện nay.
2. Các xã phường thuộc huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang):
STT | Xã, phường thuộc huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) |
1 | Thắng |
2 | Bắc Lý |
3 | Châu Minh |
4 | Danh Thắng |
5 | Đại Thành |
6 | Đoan Bái |
7 | Đông Lỗ |
8 | Đồng Tâm |
9 | Hòa Sơn |
10 | Hoàng An |
11 | Hoàng Lương |
12 | Hoàng Thanh |
13 | Hoàng Vân |
14 | Hợp Thịnh |
15 | Hùng Sơn |
16 | Hương Lâm |
17 | Lương Phong |
18 | Mai Đình |
19 | Mai Trung |
20 | Ngọc Sơn |
21 | Quang Minh |
22 | Thái Sơn |
23 | Thanh Vân |
24 | Thường Thắng |
25 | Xuân Cẩm |
3. Giới thiệu huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang):
Vị trí địa lý
Hiệp Hòa là một huyện trung du nằm ở phía Tây tỉnh Bắc Giang, cách thành phố Bắc Giang 30 km về phía Tây, cách trung tâm Hà Nội 50 km. Khu vực này gắn liền với truyền thuyết về Đức Thánh Tam Giang và hai cuộc kháng chiến chống quân Tống vào năm 981 và 1077.
Huyện Hiệp Hòa có vị trí địa lý:
- Phía Đông giáp thị xã Việt Yên và huyện Tân Yên.
- Phía Tây giáp thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên và huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
- Phía Nam giáp huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
- Phía Bắc giáp huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
Diện tích và dân số
Huyện Hiệp Hòa có diện tích 201,10 km². Năm 2009, dân số của huyện là 213.002 người, số người trong độ tuổi lao động chiếm 44,8% dân số, tuy nhiên chủ yếu là lao động nông nghiệp. Theo tổng điều tra dân số và nhà ở thì dân số của huyện Hiệp Hòa tính đến ngày 01/04/2019 là 247.460 người là huyện đông dân nhất tỉnh Bắc Giang. Hiệp Hòa là vùng chuyển tiếp giữa đồi núi và đồng bằng, độ nghiêng theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam, địa hình mấp mô và gò thấp ở một số xã phía bắc vùng đồng bằng tập trung ở phía Đông Nam và giữa huyện. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 20.110 ha (tức 201 km²), trong đó đất nông nghiệp là 13.479 ha chiếm 67%, đất lâm nghiệp 190,3 ha chiếm 0,9%, đất chưa sử dụng 1.653,2 ha chiếm 8,2%. Đất đai đa dạng, thích nghi với nhiều loại cây trồng về lương thực, thực phẩm, công nghiệp.
Địa hình
Hiệp Hòa là vùng chuyển tiếp giữa đồi núi và đồng bằng, độ dốc từ Tây Bắc xuống Đông Nam, địa hình gập ghềnh và trũng ở một số xã phía Bắc, đồng bằng tập trung ở Đông Nam và trung tâm huyện. Hiệp Hòa không còn rừng tự nhiên, rừng trồng rải rác ở các xã phía Bắc huyện và được giao cho các hộ, các tổ chức quản lý. Tổng diện tích rừng toàn huyện là 167ha.
Khí hậu Huyện Hiệp Hòa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng Bắc Bộ. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, khí hậu lạnh, khô hanh và ít mưa. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, nóng và mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình của không khí 23 độ C đến 25 độ C. Nhiệt độ cao nhất năm: 39,1 độ C. Nhiệt độ thấp nhất năm: 2,8 độ C.
Nước sông Cầu và hệ thống mương máng của huyện (cũng lấy từ nước sông Cầu) trong vài chục năm gần đây bị ô nhiễm nặng do các nhà máy công nghiệp của Thái Nguyên thải ra. Nhiều dự án cải tạo ô nhiễm sông Cầu đưa ra nhưng vẫn chỉ nằm trên giấy. Một đặc sản nổi tiếng một thời của Hiệp Hòa là Cá Cháy của sông Cầu (như cá Anh Vũ của sông Thao) hiện nay hoàn toàn không còn. Việc sản xuất nông nghiệp dùng nhiều thuốc trừ sâu, phân hóa học, thuốc diệt cỏ nên các động vật sống ở ruộng như ếch, nhái, cá, tôm, cua, rắn, đỉa gần như không còn.
Giao thông
Huyện Hiệp Hòa nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Bắc Giang, có vị trí địa lý tương đối thuận lợi. Hệ thống giao thông bao gồm đường thủy và đường bộ. Huyện Hiệp Hòa có vị trí thuận lợi, cách thành phố Bắc Giang khoảng 30 km và cách thủ đô Hà Nội khoảng 50km. Phía Đông Bắc giáp huyện Tân Yên, phía Đông giáp huyện Việt Yên, phía Nam giáp vùng đồng bằng châu thổ Yên Phong của tỉnh Bắc Ninh, phía Tây Nam giáp huyện Sóc Sơn, phía Tây Bắc giáp Đô thị Hiệp Hòa và huyện Phú Bình. Hiệp Hòa có tiềm năng để kết nối rất thuận tiện với các công trình giao thông quốc gia như Sân bay Nội Bài, các tuyến đường cao tốc bao gồm: Cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên chạy sát khu vực về phía Tây, kết nối với Hiệp Hòa qua tuyến đường vành đai 4 và đường BOT Quốc lộ 37 (đã có chủ trương xây dựng mới); Cao tốc Hà Nội – Hạ Long nằm phía Nam khu vực, kết nối với Hiệp Hòa qua đường tỉnh 295, khoảng cách từ đường cao tốc đến trung tâm Hiệp Hòa khoảng 20km; Cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn nằm ở phía Đông Nam khu vực, kết nối với Hiệp Hòa qua quốc lộ 37; khoảng cách từ đường cao tốc đến trung tâm Hiệp Hòa khoảng 18km; Tuyến đường Vành đai 5 vùng Hà Nội (dự kiến xây mới) nằm ở phía Bắc của huyện Hiệp Hòa, kết nối với Hiệp Hòa thông qua Quốc lộ 37, đường tỉnh 295 và 297.
Đường bộ của Hiệp Hòa khá thuận tiện, có ba tuyến chính: Quốc lộ 37 từ Đình Trám qua Thắng (huyện Hiệp Hòa) dài 17 km), tỉnh lộ 295 Đông Xuyên – Thắng lên Cao Thượng (đoạn qua huyện dài 20 km), đường 296 nối Thắng qua cầu Vát tới phố Nỉ (đoạn qua huyện dài 9,5 km). Ngoài ra còn hai tuyến chỉ ở trong nội huyện: tỉnh lộ 288 từ Thắng đi Lữ và bến Gầm dài 9 km, từ Thắng đi bến đò Quế Sơn dài 5 km. Năm tuyến đường trên đều đã trải nhựa. Tỉnh lộ 295 đoạn Thắng – Đông Xuyên đã được cải thiện, đặc biệt Cầu Mai Đình – Đông Xuyên đã được hoàn thành.
Cơ sở hạ tầng
- Điện lưới: Tính đến năm 2003 điện lưới quốc gia đã đến tất cả các xã, mọi hộ gia đình được sử dụng điện. Toàn huyện hiện có 124 máy biến áp.
- Thông tin: Đường dây điện thoại cố định đã tới tất cả các thôn xóm trong huyện, mỗi gia đình đều có vô tuyến. Điện thoại di động được dùng rất phổ biến trong người dân. Tại trung tâm các xã đều có cơ sở bưu điện và Nhà văn hóa xã.
- Nước sinh hoạt: Dân cư chủ yếu dùng nước sinh hoạt từ giếng đào còn một phần từ sông và nước mưa. Nước giếng vùng đồi núi của Hiệp Hòa nổi tiếng trong và mát. Khoảng trên 70% dân cư có nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Khu vực thị trấn được dùng nước máy.
- Y tế: Toàn huyện có một bệnh viện lớn, các xã đều có trạm y tế xã, các thôn đều có y tá chăm sóc sức khỏe cho người dân. Ngoài ra còn có các phòng khám tư nhân.
- Thương mại và dịch vụ: Hiện nay toàn huyện có 17 chợ và trên 6.000 cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh cá thể. Hệ thống chợ được quy hoạch và một số chợ đang được đầu tư nâng cấp, đặc biệt là chợ trung tâm huyện đã xây dựng đáp ứng nhu cầu kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa của nhân dân trong huyện
- Giáo dục – đào tạo và dạy nghề: Trên địa bàn Huyện hiện có 4 trường Phổ thông trung học công lập, 2 trường phổ thông trung học dân lập, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên – dạy nghề, 1 trung tâm bồi dưỡng chính trị
Đặc sản
Mít, vải thiều, sắn, lạc, đỗ ở các xã phía Bắc huyện có nhiều đồi núi như trám đen ở xã Hoàng Vân, bánh chưng Hoàng An, Hoàng Vân, rau cần Hoàng Lương. Một số đặc sản nổi tiếng đã vào ca dao và bài hát nhưng hiệp nay không còn: Lụa làng Cẩm Xuyên, cá cháy sông Cầu, quýt bộp trồng ở các soi bãi dọc sông Cầu, cải Tiếu của làng Tiếu, trầu không làng Gia Cát, quả sở dùng để ép dầu ăn ở làng Thù Sơn.
THAM KHẢO THÊM: