Huyện Quỳnh Nhai của tỉnh Sơn La là một huyện miền núi có vị trí địa lý quan trọng và đặc thù kinh tế - xã hội riêng biệt. Bài viết dưới đây với chủ đề: Bản đồ và các xã phường thuộc huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) sẽ cung cấp cho các bạn đọc thông tin khái quát về huyện, mời các bạn cùng theo dõi.
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Quỳnh Nhai (Sơn La):
2. Huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) có bao nhiêu xã, phường?
Huyện Quỳnh Nhai có tất cả 11 xã.
STT | Danh sách xã, phường thuộc huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) |
1 | Mường Giáng (huyện lỵ) |
2 | Cà Nàng |
3 | Chiềng Bằng |
4 | Chiềng Khay |
5 | Chiềng Khoang |
6 | Chiềng Ơn |
7 | Mường Chiên |
8 | Mường Giôn |
9 | Mường Sại |
10 | Nặm Ét |
11 | Pá Ma Pha Khinh |
3. Giới thiệu về huyện Quỳnh Nhai (Sơn La):
Vị trí địa lý:
Quỳnh Nhai là một huyện miền núi nằm ở phía Bắc tỉnh Sơn La, có dòng sông Đà chảy qua và phần lớn hồ thủy điện Sơn La nằm trên địa bàn huyện. Trung tâm huyện các thành phố Sơn La 60 km về phía Bắc. Huyện có đường quốc lộ 279 đi qua địa bàn huyện theo hướng Tây Nam – Đông Bắc đến huyện Than Uyên (Lai Châu). Ngoài ra, còn có được tỉnh lộ 107 từ trung tâm huyện đi về phía Nam.
-
Phía Đông của huyện Quỳnh Nhai tiếp giáp huyện Mường La và huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu.
-
Phía Tây của huyện Quỳnh Nhai tiếp giáp huyện Tủa Chùa và huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.
-
Phía Nam của huyện Quỳnh Nhai tiếp giáp huyện Thuận Châu.
-
Phía Bắc của huyện Quỳnh Nhai tiếp giáp huyện Sìn Hồ và huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.
Diện tích và dân số:
Huyện Quỳnh Nhai có tổng diện tích đất tự nhiên 1.049,07 km², dân số năm 2018 là 65.155 người. Mật độ dân số đạt khoảng 56 người/km2. Huyện là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số như Dao, Thái, Kháng, La Ha, Mông, Kinh, Mường,… mang đến sự phong phú về văn hóa và truyền thống.
Địa hình:
Địa hình huyện chủ yếu là núi và đồi, độ cao trung bình từ 800m đến 900m so với mặt nước biển, cao nhất là đỉnh Khâu Pùm với độ cao 1.823m. Quỳnh Nhai còn nổi tiếng với vùng hồ thủy điện rộng lớn, chiếm hơn 10.000 ha tạo nên một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ và tráng lệ.
Khí hậu:
Huyện Quỳnh Nhai của tỉnh Sơn La nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng là hai mùa rõ rệt: M ùa khô lạnh và mùa mưa nóng. Mùa đông ở Quỳnh Nhai thường bắt đầu từ tháng 10 và kéo dài đến tháng 3 năm sau, trong khi mùa hè nóng bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 9. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 22°C với tháng 5, 6, 7 thường nóng nhất và tháng 12, 1 lạnh nhất. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.419 mm, tập trung chủ yếu vào các tháng 6, 7, 8, khiến cho khu vực này có một mùa mưa rất ẩm ướt.
Tài nguyên:
Huyện Quỳnh Nhai được biết đến với những nguồn tài nguyên đặc biệt và tiềm năng phong phú. Điều kiện tự nhiên thuận lợi với đất đai màu mỡ đã tạo điều kiện cho sự phát triển của nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ. Huyện cũng có tiềm năng lớn trong việc phát triển kinh tế trang trại, gia trại, cũng như nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.
Một trong những nguồn tài nguyên quan trọng nhất của Quỳnh Nhai là lòng hồ Thủy điện Sơn La được mệnh danh là “Biển hồ Sơn La”, không chỉ cung cấp nguồn nước phong phú cho hoạt động nông nghiệp mà còn là điểm đến du lịch hấp dẫn với khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ và đa dạng về sinh thái.
Ngoài ra, Quỳnh Nhai còn nổi tiếng với việc trồng dứa với hơn 100 ha dứa được phát triển, đặc biệt là tại các xã Mường Giôn, Chiềng Ơn, Mường Sại và Mường Giàng góp phần tạo nên một vùng nguyên liệu trọng điểm cho cây dứa ở Sơn La.
4. Các lễ hội truyền thống ở huyện Quỳnh Nhai (Sơn La):
Lễ hội “Kin Pang then” của dân tộc dòng Thái Trằng:
Lễ hội mang tính cộng đồng cao với hình thức diễn xướng dân gian độc đáo; cầu phúc lộc cho làng, bản, dòng họ, gia đình và các con nuôi của Then đến tạ lễ. Thời gian tổ chức Lễ Kin Pang Then thường vào tháng Chạp hoặc Riêng hàng năm.
Lễ hội Gội đầu của dân tộc Thái:
Là lễ hội có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tâm linh của bà con dân tộc Thái, thể hiện tình thần đoàn kết, tương thân tương ái mang tính nhân văn sâu sắc thân thiện con người với thiên nhiên. Khi hết một năm cũ chuẩn bị bước vào năm mới mọi người trong thôn bản đều phải gội đầu để rửa trôi những cái vất vả, bệnh tật, điều không may mắn của năm cũ, nhọc nhằn, bệnh tật xuôi theo dòng nước (sông, suối), cầu mong năm mới tốt lành, gặp điều hay, làm ăn phát đạt. Lễ hội được tổ chức vào buổi trưa ngày 30 tết (hay còn gọi là ngày cuối cùng của năm cũ).
Lễ hội đua thuyền truyền thống của dân tộc Thái:
Là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng hết sức độc đáo và ý nghĩa lớn trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống cao đẹp của dân tộc, cũng là lễ hội đặc trưng của cư dân vùng sông nước bên dòng sông Đà hùng vĩ, thể hiện sức mạnh chinh phục thiên nhiên, duy trì nét đẹp và bản sắc văn hóa truyền thống, tạo bầu không khí thi đua sôi nổi, đoàn kết dân tộc được tổ chức vào ngày mồng 10 tháng Giêng hàng năm dưới chân cầu Pá Uôn. Bên cạnh nội dung đua thuyền, các trò chơi dân gian cũng được tổ chức trên bờ để tạo không khí sôi động cho người tham gia.
Lễ cúng vía trâu của dân tộc Thái:
Với quan niệm con trâu là đầu cơ nghiệp của người nông dân, họ quan niệm sau mỗi vụ mùa màng cày bừa mệt nhọc, hàng năm cứ đến 14 tháng 7 Âm lịch, là tết “Xíp xí”, trước khi sẽ tổ chức ăn tết “Xíp xí” nông dân làm lễ cúng vía trâu, để chuẩn bị thả trâu vào rừng khu chăn nuôi đã được bản khoanh vùng và quy định, cầu mong cho con trâu trong thời gian thả trong rừng luôn mạnh khoẻ, không gặp nạn, chó sói, hổ ăn thịt, bệnh tật. Đến mùa sản xuất người dân lại đi tìm trâu về, tiếp tục cày cấy cho vụ tiếp theo.
Lễ hội “Kin Pang ả” của dân tộc Kháng:
Đây là Lễ hội thể hiện lòng biết ơn đối với Thầy cúng, thầy mo của những người đã được Thầy mo cầu cho mọi điều tốt lành trong cuộc sống thường ngày. Được tổ chức vào tháng Chạp hoặc Riêng hàng năm.
Lễ hội “Xên bản, xên mường”của dân tộc Thái:
Với quan niệm của người dân là đất có thổ công, sông có hà bá, con người sống có cộng đồng, dân cư, họ hàng, thành lập nên bản mường, để an cư lập nghiệp lâu dài. Chính vì vậy người ta tổ chức Lễ “Sên bản, Sên mường” cầu mong cho các thần linh phù hộ cho làng bản, cộng đồng người dân trong bản được mạnh khoẻ, bình an, hạnh phúc, làm ăn phát đạt, mùa màng bội thu, tưởng nhớ đến những người đã có công khai phá xây dựng bản mường từ xưa, tạ ơn các thần linh, thần sông, thần núi. Được tổ chức vào tháng Chạp hoặc Riêng hàng năm.
Lễ cấp Sắc của dân tộc Dao Đỏ:
Là nghi lễ truyền phép thuật cho những người đàn ông làm chủ trong gia đình để sẵn sàng trừ ma diệt quỷ và được gọi là lễ Cấp sắc. Trong sinh hoạt xã hội và gia đình của người Dao “Cấp sắc” là một tục lệ phổ biến và bắt buộc tất cả đàn ông Dao đều phải làm qua lễ này, thậm chí lúc còn sống chưa được cấp sắc, sau khi qua đời con cháu phải làm lễ cho. Lễ cấp sắc thường được tổ chức vào những tháng cuối năm, hoặc đầu năm mới vì đây là thời điểm nông nhàn của công việc sản xuất đồng áng, cho đến nay nghi lễ vẫn được duy trì và phát huy.
5. Quá trình thành lập và phát triển huyện Quỳnh Nhai (Sơn La):
Quỳnh Nhai được biết đến là địa bàn có con người cư trú sớm, thời Hùng Vương thuộc bộ Tân Hưng, thời Lý thuộc bộ Đà Gang, thời Trần thuộc châu Ninh Viễn, thời Lê thuộc trấn Gia Hưng, khoảng giữa thế kỷ XV, châu Quỳnh Nhai thuộc phủ An Tây, đến triều Nguyễn thuộc tỉnh Hưng Hóa.
Năm 1955, thành lập khu tự trị Thái Mèo (sau đổi là Khu Tây Bắc), châu Quỳnh Nhai trực thuộc khu. Trải qua quá trình phát triển đến năm 1962 sau khi khu tự trị Tây Bắc giải thể, Quỳnh Nhai là một huyện thuộc tỉnh Sơn La.
Từ năm 2006 đến năm 2010, thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về khởi công công trình nhà máy thủy điện Sơn La – nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất Đông Nam Á, Quỳnh Nhai là vùng trọng điểm của Dự án di dân TĐC thủy điện Sơn La phải di chuyển trung tâm hành chính, chính trị ra Phiêng Lanh xã Mường Giàng trên trục đấu nối Quốc lộ 279 với tỉnh lộ 107 (Sơn La) nay là quốc lộ 6B cùng với di chuyển 09 xã, 99 bản và 8.435 hộ dân, hơn 38.000 nhân khẩu.
Ngày 21 tháng 2 năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 10/NQ-CP. Theo đó:
-
Giải thể xã Liệp Muội (do nằm trong lòng hồ thủy điện Sơn La), điều chỉnh 872,25 ha diện tích tự nhiên và 919 người của xã Liệp Muội về xã Chiềng Bằng quản lý, điều chỉnh 1.212,75 ha diện tích tự nhiên và 1.238 người còn lại về xã Nậm Ét quản lý.
-
Điều chỉnh 613,8 ha diện tích tự nhiên và 1.494 người của xã Mường Sại về xã Chiềng Bằng quản lý.
-
Điều chỉnh 957,4 ha diện tích tự nhiên và 375 người của xã Chiềng Ơn về xã Mường Giàng quản lý.
-
Thành lập xã Pá Ma Pha Khinh trên cơ sở sáp nhập toàn bộ 4.948 ha diện tích tự nhiên và 1.629 nhân khẩu xã Pha Khinh, 5.544 ha diện tích tự nhiên và 1.453 nhân khẩu của xã Pắc Ma.
Huyện Quỳnh Nhai có 11 xã như hiện nay.
THAM KHẢO THÊM: