Trấn Yên là một huyện miền núi, nằm ở vùng thấp của tỉnh Yên Bái. Từ ngàn đời nay cộng đồng các dân tộc trên quê hương Trấn Yên, đã bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển nền văn hóa phong phú đa sắc tộc. Cùng bài viết Bản đồ và các xã phường thuộc huyện Trấn Yên (Yên Bái) tìm hiểu nhé.
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Trấn Yên (Yên Bái):
2. Các xã phường thuộc huyện Trấn Yên (Yên Bái):
Huyện Trấn Yên có 21 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Cổ Phúc (huyện lỵ) và 20 xã.
STT | Các xã phường thuộc huyện Trấn Yên (Yên Bái) |
1 | Thị trấn Cổ Phúc |
2 | Xã Tân Đồng |
3 | Xã Báo Đáp |
4 | Xã Đào Thịnh |
5 | Xã Việt Thành |
6 | Xã Hòa Cuông |
7 | Xã Minh Quán |
8 | Xã Quy Mông |
9 | Xã Cường Thịnh |
10 | Xã Kiên Thành |
11 | Xã Nga Quán |
12 | Xã Y Can |
13 | Xã Lương Thịnh |
14 | Xã Bảo Hưng |
15 | Xã Việt Cường |
16 | Xã Minh Quân |
17 | Xã Hồng Ca |
18 | Xã Hưng Thịnh |
19 | Xã Hưng Khánh |
20 | Xã Việt Hồng |
21 | Xã Vân Hội |
3. Giới thiệu huyện Trấn Yên (Yên Bái):
- Đặc điểm tự nhiên:
Trấn Yên là một huyện vùng thấp nằm ở phía Nam tỉnh Yên Bái, trên toạ độ địa lý từ 21031’48’’ đến 21047’38’’ vĩ độ Bắc, từ 104038’37’’ đến 104059’00’’ kinh độ Đông.
+ Phía Bắc Trấn Yên giáp với huyện Văn Yên và huyện Yên Bình.
+ Phía Nam giáp với huyện Văn Chấn.
+ Phía Tây giáp huyện Văn Chấn và huyện Văn Yên.
+ Phía Đông giáp huyện Yên Bình và thành phố Yên Bái và tỉnh Phú Thọ.
Huyện Trấn Yên có diện tích tự nhiên là 62.920,87 ha. Trấn Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm mưa nhiều, nhiệt độ trung bình từ 23,1 – 23,9 độ, nhiệt độ cao nhất là 38,90C, thấp nhất là 3,30C.
Trung tâm huyện là thị trấn Cổ Phúc nằm trên tỉnh lộ 161, cách thành phố Yên Bái 15km về hướng Tây Bắc, cách Hà Nội gần 200km. Có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ rất thuận lợi cho việc đi lại và trao đổi hàng hoá giữa các địa phương trong và ngoài huyện. Các ga Cổ Phúc và Ngòi Hóp của tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai – Côn Minh nằm tại huyện này.
Trấn Yên là địa bàn chuyển tiếp về địa hình từ trung du lên miền núi, phía Đông Bắc là đường sông núi của dãy Púng Luông, thung lũng sông Hồng chạy giữa cắt huyện thành hai phần không đều nhau, hơi lệch về phía núi Con Voi.
Độ cao trung bình toàn huyện là 100m, nơi thấp nhất có độ cao là 20m. Địa hình cao dần từ Đông Nam lên Tây Bắc. Các xã phía Nam phần lớn có địa hình đồi bát úp, đỉnh bằng, sườn thoải. Các xã nằm dưới chân núi Con Voi là Púng Luông có địa hình phức tạp, độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh.
Hệ thống sông ngòi Trấn Yên nằm trong hệ thống sông Hồng. Sông Hồng đoạn chảy trên địa bàn Trấn Yên dài 50km, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Đây là tuyến giao thông đường thuỷ quan trọng nhất của huyện Trấn Yên, song về mùa lũ các diện tích canh tác của các xã ven sông thường hay bị ngập lụt. Trên địa bàn Trấn Yên có 32 ngòi suối đổ vào sông Hồng, phân bố tương đối đều trên địa bàn. Các ngòi suối đều ngắn và dốc, vào mùa mưa thường xảy ra lũ ống và lũ quét gây thiệt hại cho đời sống dân sinh và sản xuất nông nghiệp.
Huyện Trấn Yên có một số khoáng sản có giá trị kinh tế như: Quặng sắt phân bổ ở Việt Hồng, Lương Thịnh, Hưng Thịnh, Hưng Khánh, Hồng Ca, Kiên Thành với tổng trữ lượng trên 91 triệu tấn, riêng mỏ quặng sắt ở Kiên Thành có hàm lượng trên 60%, hiện đang được khai thác, đá thạch anh phân bố tại xã Hoà Cuông, Việt Hồng, Lương Thịnh, Kiên Thành, Y Can trữ lượng trên 52 nghìn tấn, chất lượng đạt yêu cầu cho sản xuất kính và sứ, Quặng Graphit phân bố tại xã Báo Đáp, Đào Thịnh, Nga Quán. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có các mỏ cao lanh tại Cường Thịnh trữ lượng 150.000 tấn, mỏ sét ở Bảo Hưng, Y Can, Đào Thịnh,… Vật liệu xây dựng như đá xây dựng, cát sỏi, vật liệu sản xuất gạch có trữ lượng lớn được phân bố rộng trên địa bàn huyện, đá xây dựng tại Hang Dơi Minh Quán, Việt Cường, Việt Hồng, Kiên Thành.
- Quá trình hình thành:
Trấn Yên mảnh đất cửa ngõ miền Tây Bắc Tổ quốc, một miền núi vùng thấp của tỉnh Yên Bái. Cộng đồng dân tộc Trấn Yên cư trú trên mảnh đất này từ nhiều đời nay. Sự phát hiện di chỉ Đào Thịnh (năm 1959) với hàng trăm hiện vật: Đồng thau, gốm thô và những công cụ đá mài đã khẳng định di chỉ Đào Thịnh là di chỉ đá đồng. Thạp đồng tìm thấy ở Đào Thịnh có tuổi 3000 + 120 năm và những hiện vật khác cho phép ta kết luận cộng đồng dân tộc Trấn Yên đã cư trú và khai phá vùng đất này từ buổi các vua Hùng dựng nước.
Diện tích đất đai của huyện Trấn Yên thay đổi theo quá trình phát triển của lịch sử. Sau cách mạng tháng 8 toàn huyện có 52 xã trong đó thị xã Yên Bái là tỉnh lỵ lại vừa là huyện lỵ. Cuối năm 1953 tỉnh cắt xã Nguyễn Phúc và 4 dãy phố của thị xã Yên Bái ra khỏi Trấn Yên để xây dựng thị xã thành đơn vị hành chính độc lập. Tháng 3 năm 1965 lại tiếp tục cắt 19 xã thuộc vùng thượng huyện từ Ngòi Hóp lên tới Ngòi Hút để thành lập huyện Văn Yên mới. Đầu năm 1980 tỉnh quyết định chuyển 4 xã: Tuy Lộc, Nam Cường, Minh Bảo, Tân Thịnh về thị xã để xây dựng thị xã mới hoàn chỉnh kinh tế nông, lâm, công nghiệp.
- Tiềm năng kinh tế:
Huyện Trấn Yên có một hệ thống giao thông khá thuận lợi. Từ Trấn Yên có thể đi tới các huyện Văn Yên, Lục Yên, Văn Chấn, Nghĩa Lộ, Thành phố Yên Bái và các tỉnh bạn như Phú Thọ, Hà Nội,… Huyện Trấn Yên đã ưu tiên cho việc cứng hóa các tuyến đường giao thông. Hệ thống giao thông đường bộ đã đóng góp tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xây dựng nông thôn mới.
Đường sắt Hà Nội – Lào Cai đi qua địa phận của huyện Trấn Yên với chiều dài 30 km, thuộc địa giới hành chính của 6 xã, có 2 nhà ga trung tâm chuyển hàng hóa và hành khách là ga Cổ Phúc và ga Ngòi Hóp. Đường sắt là mạch máu giao thông quan trọng nối Trấn Yên với mạn thượng du và vùng trung du đồng bằng Bắc Bộ.
Đường thủy trên sông Thao, đoạn chạy qua địa phận huyện Trấn Yên dài 40 km. Đây là tuyến đường thủy cho các loại tàu thuyền trọng tải nhỏ từ Minh Quân tới Ngòi Hóp và Mậu A. Trên sông có 24 bến đò ngang và một số tuyến đò dọc từ thành phố tỉnh lỵ đi Văn Phú – Minh Quân, từ Cổ Phúc đi Quy Mông – Ngòi Hóp.
Trấn Yên có hệ thống ao hồ tương đối phong phú với tổng diện tích là 700 ha, điển hình trong số đó là hồ Đầm Hậu, hồ Vân Hội,… có giá trị cho khai thác tiềm năng du lịch.
Sản xuất chế biến Nông – Lâm sản: Với lợi thế nằm dọc theo hai bên bờ sông Hồng, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các xã ven sông hình thành các cánh đồng rộng và màu mỡ. Hệ thống thuỷ lợi đã và đang được kiên cố hóa, đây là tiền đề cơ bản để Trấn Yên phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Cùng với đó, người dân đã tăng cường đầu tư thâm canh, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để nâng cao năng suất, chất lượng các loại cây trồng.
Công nghiệp: Thời gian qua, huyện Trấn Yên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến tại Khu công nghiệp tập trung Minh Quân, Cụm công nghiệp Hưng Khánh, Báo Đáp. Hiện nay Trấn Yên đã có 01 nhà máy may xuất khẩu quy mô 3.000 công nhân tại thị trấn Cổ Phúc. Toàn huyện có trên 1.000 công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh phần lớn là đăng ký kinh doanh, sản xuất chế biến nông, lâm sản, tuy sản phẩm chỉ là các mặt hàng sơ chế nhưng đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế giải quyết việc làm, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm sản cho nông dân các địa phương trong huyện, nâng cao tỷ trọng sản xuất công nghiệp – xây dựng.
THAM KHẢO THÊM: