Quy định về Khiếu nại và Tố cáo? Sự khác nhau giữa khiếu nại và tố cáo? Vai trò của khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo?
Khiếu Nại và tố cáo là hai hình thức để nhân dân thực hiện quyền của mình về quản lý nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau và dựa trên quy định của pháp luật hiện hành. Trên thực tế khiếu nại và tố cáo có các vai trò quan trọng đối với việc phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm, vậy Vai trò của khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo cụ thể như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về vấn đề này
Cơ sở pháp lý:
Luât Tố Cáo 2018
Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
1. Quy định về Khiếu nại và Tố cáo
1.1. Khiếu Nại là gì?
1. Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình ( Khoản 1 điều 2 Luật Khiếu Nại 2011)
Ví dụ về khiếu nại như Chị Hoa khiếu nại anh Huy vị đã lấn chiếm đất nhà chị Hoa để xây nhà
1.2. Tố cáo là gì?
1. Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:
a) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
b) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
Theo đó thì việc tố cáo cần được thực hiện theo các quy định của pháp luật đề ra, nhưng việc tố cáo cần phải được lưu ý để tránh nhầm lẫn và gây mất uy tín và danh dự nhân phẩm của các cá nhân hay tổ chức Ví dụ như Bà A Tố Cáo ông B trưởng thôn Vì ông B có hành vi đánh bạc ở trong nhà của mình cùng một số người khác
2. Sự khác nhau giữa khiếu nại và tố cáo
Tiêu chí | Khiếu nại | Tố cáo |
Luật điều chỉnh | Áp dung Luật khiếu nại 2011 | Áp dụng |
Khái niệm | Khiếu nại Là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. | Tố cáo Là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. |
Chủ thể có quyền | Công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại. | Cá nhân. |
Đối tượng | Đối tượng bị khiếu nại: – Quyết định hành chính. – Hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước. – Quyết định kỷ luật cán bộ, công chức. | Đối tượng bị tố cáo: – Hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; – Hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực. |
Yêu cầu về tính chính xác của thông tin khiếu nại, tố cáo | Không có quy định. | Người tố cáo phải: – Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được. – Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo. – Nếu tố cáo sai có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội vu khống tại |
Thời hiệu | – Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính. – Đối với trường hợp khiếu nại Quyết định kỷ luật cán bộ, công chức: + Khiếu nại lần đầu thì thời hiệu là 15 ngày kể từ ngày nhận quyết định. + Khiếu nại lần hai là 10 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu. + Đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc thì thời hiệu khiếu nại lần hai là 30 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu. | Không quy định vì nó phụ thuộc vào ý chỉ chủ quan của người tố cáo. |
Về việc rút đơn khiếu nại, tố cáo | Người khiếu nại có thể rút khiếu nại tại bất cứ thời điểm nào trong quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại. | Người tố cáo chỉ có quyền rút toàn bộ nội dung tố cáo hoặc một phần nội dung tố cáo trước khi người giải quyết tố cáo ra kết luận nội dung tố cáo. |
Cơ quan nhà nước đình chỉ việc giải quyết khi người khiếu nại rút đơn
| Cơ quan Nhà nước vẫn tiếp tục giải quyết vụ việc tố cáo nếu có căn cứ cho rằng hành vi bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật, hoặc người tố cáo bị uy hiếp, mua chuộc. |
Dựa vào bảng này có thể thấy cơ bản về Khái niệm, Đối tượng, Chủ thể có quyền khiếu nại và tố cáo và Yêu cầu về tính chính xác của thông tin khiếu nại, tố cáo, Thời hiệu và tiêu chí Về việc rút đơn khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật thì các tiêu chí này giúp bạn đọc phân biệt, tránh nhầm lẫn giữa khiếu nại và tố cáo theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Vai trò của khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo
Có thể nói, trong xã hội hiện nay thì khiếu nại, và tố cáo là một trong những hình thức đặc biệt quan trọng để nhân dân trực tiếp tham gia vào hoạt động quản lí nhà nước và quản lí xã hội phát huy vai trò của quần chúng nhân dân
Đối vói việc Công dân vừa có quyền, hay công dân vừa có nghĩa vụ thực hiện hoạt động khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật Việt nam. Từ việc thực hiện quyền và nghĩa vụ này, đối với pháp luật xác định trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng bộ máy nhà nước và có năng lực cũng như bổn phận của họ trong xã hội. thông Qua đó có thể thấy, vai trò quan trọng của khiếu nại và tố cáo trong việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước với một số đặc điểm như sau:
– Việc khiếu nại tố cáo theo quy định của pháp luật Việt nam, khiếu nại, tố cáo tạo điều kiện thuận lợi để công dân, tạo điều kiện cho các tổ chức bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại bởi quyết định hành chính, hay hành chính của cơ quan hành chính, cá nhân có thẩm quyền và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại bởi các nhân, tổ chức khác theo quy định của pháp luật viêt nam
Ví dụ: Công dân M có hành vi vi phạm đèn tín hiệu giao thông với biểu hiện là vượt đèn đỏ, hình thức xử phạt đối với M là phạt tiền (theo quy định của pháp luật là phạt tiền với khung phạt là từ 350.000 đồng đến 500.000 đồng). Tuy nhiên, cảnh sát giao thông đã lập biên bản và ra quyết định phạt tiền là 750.000 đồng. Như vậy, công dân M có thể khiếu nại đến thủ trưởng đơn vị cảnh sát giao thông đó về quyết định xử phạt trên đã vi phạm quy định của pháp luật theo quy định. Điều này vừa đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân M Theo đó còn giúp cho cơ quan quản lý nhà nước có điều kiện để khẳng định tính đúng đắn trong hoạt động quản lý theo thẩm quyền của mình theo quy định của pháp luật
+ Hai là, khiếu nại, tố cáo giúp cơ quan hành chính nhà nước kịp thời phát hiện, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật.
Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cơ sở góp phần khôi phục lại những quyền và lợi ích chính đáng của công dân, mặt khác kịp thời phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật nhằm giữ gìn kỷ cương, trật tự tại cơ sở, tạo lòng tin của người dân vào chính quyền và cơ quan quản lý Nhà nước nơi mình đang sinh sống và lao động, động viên nhân dân tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước, thúc đẩy mọi người hoàn thành tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội. Cho nên, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác này và không ngừng đẩy mạnh, nâng cao tính hiệu quả của nó. Ngoài ra, thực hiện tốt công tác này còn giúp các cơ quan Nhà nước kịp thời phát hiện những sai lầm, hạn chế trong hoạt động của mình để uốn nắn, sửa chữa nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
Trên đây là toàn bộ thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Vai trò của khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo và các thông tin pháp lý khác dựa trên các quy định của pháp luật hiện hành.