Huyện Mai Sơn là một huyện nằm ở trung tâm tỉnh Sơn La. Huyện Mai Sơn rộng 1.410,3 km2 và có 112,8 nghìn người (dân số khu vực thành thị chiếm 8,4%). Huyện có 22 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 1 thị trấn và 21 xã. Mời các bạn đọc theo dõi bài viết về: Bản đồ và các xã phường thuộc huyện Mai Sơn (Sơn La).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La:
2. Huyện Mai Sơn (Sơn La) có bao nhiêu xã phường?
Huyện Mai Sơn có 22 đơn vị hành chính cấp xã phường. Trong đó bao gồm 1 thị trấn, 21 xã. Danh sách cụ thể được liệt kê tại bảng sau:
STT | Danh sách các thị trấn, xã thuộc huyện Mai Sơn |
1 | Thị trấn Hát Lót (huyện lỵ) |
2 | Xã Chiềng Ban |
3 | Xã Chiềng Chăn |
4 | Xã Chiềng Chung |
5 | Xã Chiềng Dong |
6 | Xã Chiềng Kheo |
7 | Xã Chiềng Lương |
8 | Xã Chiềng Mai |
9 | Xã Chiềng Mung |
10 | Xã Chiềng Nơi |
11 | Xã Chiềng Sung |
12 | Xã Chiềng Ve |
13 | Xã Cò Nòi |
14 | Xã Hát Lót |
15 | Xã Mường Bằng |
16 | Xã Mường Bon |
17 | Xã Mường Chanh |
18 | Xã Nà Bó |
19 | Xã Nà Ớt |
20 | Xã Phiêng Cằm |
21 | Xã Phiêng Pằn |
22 | Xã Tà Hộc |
3. Vài nét tìm hiểu về huyện Mai Sơn (Sơn La):
3.1. Lịch sử hình thành:
Sau năm 1945, huyện Mai Sơn lúc đó gồm 17 xã: Chiềng Ban, Chiềng Chăn, Chiềng Chung, Chiềng Dong, Chiềng Kheo, Chiềng Lương, Chiềng Mai, Chiềng Mung, Chiềng Nơi, Chiềng Ve, Chiềng Xôm, Cò Nòi, Hát Lót, Mường Bo, Mường Chanh, Mường Sai và Phiêng Pằn. Ngày 15 tháng 11 năm 1968, thành lập thị trấn nông trường Tô Hiệu. Ngày 13 tháng 4 năm 1977, thành lập thị trấn Hát Lót (thị trấn huyện lỵ huyện Mai Sơn) trên cơ sở một phần diện tích và dân số của xã Hát Lót. Ngày 25 tháng 7 năm 1978, đổi tên xã Chiềng Xôm thành xã Tà Hộc. Ngày 26 tháng 2 năm 1980, chuyển xã Chiềng Sung thành thị trấn nông trường Chiềng Sung. Ngày 16 tháng 5 năm 1998, Chính phủ ban hành Nghị định 31/1998/NĐ-CP theo đó:
- Thành lập xã Phiêng Cằm trên cơ sở 13.825,1 ha diện tích tự nhiên và 3.786 nhân khẩu xủa xã Chiềng Nơi.
- Thành lập xã Nà Ớt trên cơ sở 10.650 ha diện tích tự nhiên và 2.534 nhân khẩu của xã Phiêng Pằn.
Ngày 20 tháng 8 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định 77/1999/NĐ-CP theo đó:
- Tiến hành giải thể thị trấn nông trường Tô Hiệu, sáp nhập vào các xã Hát Lót, Chiềng Mung, Mường Bon, Cò Nòi và thị trấn Hát Lót.
- Thành lập lại xã Chiềng Sung trên cơ sở giải thể thị trấn nông trường Chiềng Sung.
Ngày 17 tháng 4 năm 2008, thành lập xã Nà Bó trên cơ sở điều chỉnh 2.812,68 ha diện tích tự nhiên và 3.815 nhân khẩu của xã Hát Lót; 3.569,45 ha diện tích tự nhiên và 2.508 nhân khẩu của xã Tà Hộc. Huyện Mai Sơn có 1 thị trấn và 21 xã như hiện nay. Ngày 16 tháng 11 năm 2018, thị trấn Hát Lót được Bộ xây dựng công nhận là đô thị loại IV.
Huyện Mai Sơn nằm ở tọa độ từ 20 độ 52 phút 30B đến 21 độ 20 phút 50B; từ 103 độ 41 phút 30Đ đến 104 độ 16Đ và nằm ở trung tâm tỉnh Sơn La có vị trí địa lý:
- Phía Bắc giáp huyện Thuận Châu, Mường La và thành phố Sơn La.
- Phía Đông giáp huyện Bắc Yên và huyện Yên Châu.
- Phía Tây giáp huyện Sông Mã.
- Phía Nam giáp Lào với đường biên giới dài 8km.
3.2. Kinh tế:
Những năm qua, huyện Mai Sơn chủ động phối hợp với các sở, ngành, doanh nghiệp mở rộng các hoạt động kinh tế đối ngoại thông qua các công tác quảng bá, xúc tiến thương mại, giới thiệu tiềm năng hợp tác phát triển kinh tế, chủ động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất – nhập khẩu hàng hóa và đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài.
Mai Sơn tiếp tục tăng cường và củng cố hợp tác với các tổ chức quốc tế khác, đón tiếp và làm việc với các đoàn khách quốc tế đến thăm, làm việc tại huyện. Tích cực tổ chức, tham dự các hội thảo, hội nghị xúc tiến thương mại, quảng bá tiềm năng, thế mạnh của huyện, của tỉnh. Tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế. Bên cạnh đó, thường xuyên cập nhập, cung cấp thông tin chính sách thương mại, thị phần, thị hiếu, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, các quy định về rào cản kỹ thuật, thuế quan cho doanh nghiệp, Hợp tác xã sản xuất, chế biến, kinh doanh trên địa bàn để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hiệu quả. Đồng thời, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký, đưa sản phẩm nông sản của huyện lên các sàn giao dịch thương mại điện tử. Tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia trưng bày các sản phẩm của huyện tại các sự kiện nhằm giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ các sản phẩm OCOP và các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu và chất lượng của huyện Mai Sơn.
Hiện nay, Huyện Mai Sơn có 6 đơn vị có sản phẩm OCOP được cập nhật lên các sàn giao dịch nông sản; 8 sản phẩm đưa lên sàn thương mại điện tử Voso.com, tiếp tục rà soát, cung cấp thông tin các sản phẩm đủ điều kiện quảng bá trên trang thương mại nông sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, từ năm 2023 đến nay, huyện xuất khẩu trên 4000 tấn quả tươi, trị giá đạt gần 2,4 triệu USD, trong đó: Xuất khẩu 2260 tấn xoài sang thị trường Trung Quốc; 685 tấn Thanh Long sang thị trường Cộng hòa Séc và các nước châu Âu; trên 1000 tấn chanh leo sang thị trường một số nước châu Âu; xuất khẩu 64 tấn ngô giống sang thị trường Lào.
3.3. Giao thông:
Huyện Mai Sơn có gần 1.278 km, trong đó có 4 tuyến quốc lộ, tổng chiều dài hơn 130 km; 4 tuyến tỉnh lộ, dài gần 135 km; 27 tuyến đường huyện, dài gần 351 km; 42 tuyến đường đô thị, dài hơn 55 km và 182 tuyến đường xã, dài hơn 607 km. Đảm bảo mạng lưới giao thông trên địa bàn đồng bộ, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội và nhu cầu đi lại của nhân dân. Ban chấp hành Đảng bộ huyện đã ban hành Nghị quyết về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội gắn với quản lý và sử dụng hiệu quả đất đai, giai đoạn 2021 – 2025, trong đó, đặt mục tiêu tập trung đầu tư các công trình, dự án hạ tầng giao thông nông thôn, kết nối trong vùng, giữa các địa phương với trung tâm kinh tế của tỉnh và cả nước. Riêng năm 2023, có 25 công trình giao thông được triển khai. Nhiều tuyến đường được nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới, kết nối các vùng trong huyện. Đến nay 100% đường đến trung tâm xã; 42,6% đường huyện và 34,2% đường xã được cứng hóa. Dự án đường giao thông từ tiểu khu 26/3, xã Cò Nòi đến tiểu khu 10, xã Hát Lót, có tổng diện tích thu hồi 24,5 ha; tổng chiều dài tuyến 8,34 km. Đến nay đã hoàn thành phê duyệt (19 đợt) phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho 237/566 hộ gia đình, cá nhân; số tiền phê duyệt 70,26 tỷ đồng. Thời gian tới, huyện Mai Sơn tiếp tục rà soát, kiểm tra đối với 62 hộ đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ với giá trị 14,3 tỷ đồng để thực hiện chi trả theo quy định. Trên cơ sở kết quả xác minh nguồn gốc đất, loại đất, tài sản trên đất huyện tiếp tục lập dự án đối với các trường hợp đủ điều kiện.
Đường bộ Mai Sơn có Quốc lộ 6 (AH13), Quốc lộ 6C, Quốc lộ 37 và Quốc lộ 4G đi qua. Ngoài ra còn có dự án Đường cao tốc Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La – Điện Biên đi qua đang được triển khai đầu tư xây dựng. Đường hàng không Cảnh hàng không nội địa sân bay Nà Sản trên cao nguyên Nà Sản hay cao nguyên Sơn La (Hiện đang trong giai đoạn trùng tu hay nâng cấp). Mục tiêu quy hoạch đến năm 2020 là sân bay nội địa cấp 4C theo quy định Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO). Đường thủy Cảng thủy nội đại cảng Tà Hộc trên sông Đà.
Để đạt được mục tiêu phát triển hệ thống giao thông đường bộ giao thông đồng bộ, hiện đại, huyện Mai Sơn tiếp tục triển khai kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 – 2025, đảm bảo tiến độ, phát huy nguồn vốn được giao, gắn với thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
THAM KHẢO THÊM: