Văn Chấn cách trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa tỉnh Yên Bái cách thị xã Nghĩa Lộ 10 km, cách Hà Nội 200 km. Huyện Văn Chấn là cửa ngõ đi vào thị xã Nghĩa Lộ, huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, huyện Phù Yên, Bắc Yên tỉnh Sơn La. Để biết thêm thông tin, mời bạn tham khảo bài viết: Bản đồ và các xã phường thuộc huyện Văn Chấn (Yên Bái).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái:
2. Huyện Văn Chấn (Yên Bái) có bao nhiêu xã, phường?
Huyện Văn Chấn có 24 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 3 thị trấn và 21 xã.
STT | Danh sách các xã phường thuộc huyện Văn Chấn |
1 | Thị trấn NT Liên Sơn |
2 | Thị trấn NT Trần Phú |
3 | Xã Tú Lệ |
4 | Xã Nậm Búng |
5 | Xã Gia Hội |
6 | Xã Sùng Đô |
7 | Xã Nậm Mười |
8 | Xã An Lương |
9 | Xã Nậm Lành |
10 | Xã Sơn Lương |
11 | Xã Suối Quyền |
12 | Xã Suối Giàng |
13 | Xã Nghĩa Sơn |
14 | Xã Suối Bu |
15 | Thị trấn Sơn Thịnh |
16 | Xã Đại Lịch |
17 | Xã Đồng Khê |
18 | Xã Cát Thịnh |
19 | Xã Tân Thịnh |
20 | Xã Chấn Thịnh |
21 | Xã Bình Thuận |
22 | Xã Thượng Bằng La |
23 | Xã Minh An |
24 | Xã Nghĩa Tâm |
3. Giới thiệu về huyện Văn Chấn (Yên Bái):
- Vị trí địa lý
Huyện Văn Chấn là một huyện miền núi, nằm ở phía Tây Nam tỉnh Yên Bái, phía Tây Bắc của Tổ quốc, trên tọa độ địa lý: Từ 20o20’ đến 21o45’ vĩ độ Bắc; từ 104o20’ đến 104o53’ kinh độ Đông. Có tổng diện tích tự nhiên 1.129,90 km2.
+ Phía Bắc của huyện Văn Chấn tiếp giáp huyện Văn Yên và huyện Trấn Yên.
+ Phía Tây của huyện Văn Chấn tiếp giáp thị xã Nghĩa Lộ và huyện Mù Cang Chải, huyện Trạm Tấu.
+ Phía Đông của huyện Văn Chấn tiếp giáp huyện Yên Lập và huyện Hạ Hòa thuộc tỉnh Phú Thọ.
+ Phía Nam của huyện Văn Chấn tiếp giáp huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La và huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Văn Chấn cách trung tâm chính trị – kinh tế – văn hóa tỉnh Yên Bái cách thị xã Nghĩa Lộ 10 km, cách Hà Nội 200 km, có đường Quốc lộ 32 chạy dọc theo chiều dài của huyện, là cửa ngõ đi vào thị xã Nghĩa Lộ, huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, huyện Phù Yên, Bắc Yên tỉnh Sơn La và tỉnh Lai Châu. Đường Quốc lộ 37 chạy qua 4 xã, thị trấn – đây là điều kiện thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế với các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh và các tỉnh Sơn La, Phú Thọ, Lai Châu.
- Diện tích và dân số
Huyện Văn Chấn có tổng diện tích đất tự nhiên là 1.129,90 km², dân số vào năm 2019 là 116.804 người. Mật độ dân số đạt 103 người/km².
Văn Chấn có tổng diện tích tự nhiên 1.129,12 km2 với 119.840 người, hội tụ 18 dân tộc anh em cùng sinh sống: Kinh, Thái, Tày, Mường, Dao, Mông, Nùng, Hoa, Khơ Mú, Phù Lá, Bố Y,… Trong đó dân tộc Kinh 32,4%; Thái 23,71%; Tày 17,98%; Dao 10,18%; Mường 7,16%; Mông 7,84%; Giáy 1,47%; Khơ Mú 0,77%, chia thành 3 vùng cư trú: Vùng ngoài đại đa số dân tộc Tày, vùng đồng bằng đa số đồng bào Thái, đồng bào Kinh và Mường và vùng cao chủ yếu dân tộc Dao, Mông.
- Địa hình
Văn Chấn nằm ở sườn phía Đông Bắc của dãy Hoàng Liên Sơn. Địa hình phức tạp, có nhiều rừng, núi, hang động, suối khe chằng chịt, thung lũng bằng phẳng. Độ cao trung bình so với mặt nước biển 400m. Tuy địa hình phức tạp nhưng đa dạng, là cơ sở để huyện Văn Chấn xây dựng thành 3 tiểu vùng kinh tế:
- Vùng ngoài gồm 9 xã, thị trấn, có lợi thế về phát triển vườn đồi, vườn rừng và trồng lúa nước, khai thác khoáng sản, du lịch.
- Vùng trong và thượng huyện gồm 15 xã, thị trấn có độ cao trung bình 600 m trở lên, có tiềm năng về đất đai, lâm sản, chăn nuôi đại gia súc, khai thác khoáng sản, thủy điện, du lịch, dược liệu.
Vùng thượng huyện có một bộ phận thuộc dãy Hoàng Liên Sơn hũng vĩ kéo dài quá Đông Bắc Mù Cang Chải về gần đến Tú Lệ hình thành đèo Khau Phạ nổi tiếng. Vùng ngoài có đèo Lũng Lô và dãy núi Đá Xô, đèo ách hùng vĩ, trùng điệp điệp như những con rồng nằm trên trời cao, một biển mây rộng lớn cùng với gió thổi vi vu. Hệ thống hang động là những kiệt tác thiên nhiên, khá nhiều thạch nhũ, măng đá, nhũ đá, viền đá, hoa đá với màu sắc và hình thù đẹp, huyền ảo.
+ Vùng trong (vùng cánh đồng Mường Lò) gồm 12 xã, là vùng tương đối bằng phẳng, có cánh đồng Mường Lò rộng trên 2.400 ha.
+ Vùng ngoài gồm 9 xã, thị trấn có lợi thế về phát triển vườn đồi, vườn rừng và trồng lúa nước.
+ Vùng cao thượng huyện gồm 10 xã, có độ cao trung bình trên 600m, có tiềm năng về đất đai, lâm sản, khoáng sản, chăn nuôi gia súc.
- Khí hậu
Văn Chấn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình 18 – 200C; phía Bắc huyện là tiểu vùng mưa nhiều; phía Nam huyện là vùng mưa ít nhất tỉnh, thích hợp phát triển các loại động, thực vật á nhiệt đới, ôn đới. Tiểu vùng Văn Chấn – Tú Lệ, độ cao trung bình 200 – 400 m, nhiệt độ trung bình 21 – 320C, thích hợp phát triển các loại cây lương thực, thực phẩm, chè vùng thấp, vùng cao, cây ăn quả và cây lâm nghiệp.
Mùa đông rét đậm, nhiệt độ xuống dưới tới -2 đến -3oC. Tổng nhiệt độ cả năm đạt 7.500 – 8.100oC. Lượng mưa được chia thành hai mùa rõ rệt, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa mưa ít, từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm là mùa mưa nhiều. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1200 đến 1600mm. Số ngày mưa trong năm 140 ngày. Độ ẩm bình quân từ 83% – 87%, thấp nhất là 50%.
Thời gian chiếu sáng nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 9, ít nhất từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Lượng bức xạ thực tế đến được mặt đất bình quân cả năm đạt 45%, thích hợp phát triển các loại động thực vật á nhiệt đới, ôn đới và các loại cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, lâm nghiệp.
- Văn hóa
Trên địa bàn huyện Văn Chấn có 12 di tích được công nhận Di tích lịch sử. Trong đó có 02 di tích cấp quốc gia và 10 Di tích lịch sử và văn hóa cấp tỉnh.
- Kinh tế
Kinh tế của huyện Văn Chấn không ngừng phát triển, tốc độ tăng trưởng năm sau luôn cao hơn năm trước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng nông – lâm nghiệp. Cơ sở hạ tầng được quan tâm, đầu tư xây dựng và phát huy hiệu quả. Thu nhập bình quân đầu người tăng lên, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện. An ninh – quốc phòng giữ vững, ổn định, hệ thống chính trị không ngừng được củng cố, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong từng thời kỳ phát triển.
Văn Chấn có nhiều tiềm năng kinh tế về đất đai, lâm nghiệp, cây dược liệu và nhiều loại khoáng sản. Có lợi thế về phát triển vườn đồi, vườn rừng và trồng lúa nước. Thị trấn là vùng chè, cây ăn quả, nuôi ba ba, vườn rừng, tiềm năng khoáng sản lớn, nhất là quặng sắt,…
Về sản xuất công nghiệp của huyện Văn Chấn tiếp tục phát triển đúng hướng. Nhiều dự án đầu tư thủy điện, khoáng sản đi vào sản xuất có hiệu quả tiêu biểu như Nhà máy thủy điện Văn Chấn, Nhà máy tuyển quặng sắt, Nhà máy sản xuất tinh dầu quế xã Sơn Lương.
Về thương mại, dịch vụ, du lịch: Huyện Văn Chấn xúc tiến xây dựng khu du lịch sinh thái Suối Giàng, Bản Hốc (xã Sơn Thịnh), xây dựng các làng bản với những nét riêng biệt về văn hoá, ẩm thực dân tộc độc đáo… kêu gọi đầu tư khu du lịch sinh thái Suối Thia (xã An Lương), suối Hán (xã Thượng Bằng La), đẩy mạnh phát triển các dịch vụ ngân hàng, tín dụng, bưu chính viễn thông, du lịch, dịch vụ vận tải,… đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao của phát triển sản xuất và đời sống của nhân dân.
Văn Chấn có tiềm năng khoáng sản kim loại mà nhiều nhất là sắt phân bố ở nhiều nơi như Sùng Đô, Làng Mỵ,… với trữ lượng đến vài chục triệu tấn nhưng hàm lượng thấp. Ngoài ra về đá kim có chì kẽm ở Tú Lệ và một số khoáng sản khác.
Về nhiên liệu có than đá ở suối Quyền, Thượng Bằng La, Đồng Khê, thị trấn Nông Trường Liên Sơn, nhưng trữ lượng không lớn và nằm rải rác. Than bùn có ở Phù Nham có điều kiện khai thác thuận lợi, hiện đang được khai thác để sản xuất vật liệu xây dựng và phân bón hữu cơ vi sinh.
Văn Chấn còn có tiềm năng về nguồn nước khoáng nóng tại các điểm: Tú Lệ, Sơn Thịnh, Gia Hội.
THAM KHẢO THÊM: