Hải Hà là huyện miền Đông của tỉnh Quảng Ninh, mang những lợi thế cạnh tranh với định hướng phát triển trở thành trung tâm kinh tế, thương mại, công nghiệp, du lịch, dịch vụ và cảng biển của vùng trung du và miền núi phía Bắc. Để biết thêm thông tin, mời các bạn tham khảo bài viết: Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Hải Hà (Quảng Ninh).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh:
2. Huyện Hải Hà (Quảng Ninh) có bao nhiêu xã phường?
Huyện Hải Hà có 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc.
STT | Danh sách các xã phường thuộc huyện Hải Hà |
1 | Thị trấn Quảng Hà |
2 | Xã Quảng Đức |
3 | Xã Quảng Sơn |
4 | Xã Quảng Thành |
5 | Xã Quảng Thịnh |
6 | Xã Quảng Minh |
7 | Xã Quảng Chính |
8 | Xã Quảng Long |
9 | Xã Đường Hoa |
10 | Xã Quảng Phong |
11 | Xã Cái Chiên |
3. Giới thiệu về huyện Hải Hà (Quảng Ninh):
- Lịch sử
Dưới thời nhà Nguyễn, địa bàn huyện Hải Hà ngày nay thuộc châu Vạn Ninh, phủ Hải Đông, tỉnh Quảng Yên.
Năm 1832, châu Vạn Ninh chuyển sang trực thuộc phủ Hải Ninh mới thành lập.
Đến thời vua Thành Thái, châu Vạn Ninh chia thành hai châu Móng Cái và Hà Cối. Ngày 10 tháng 12 năm 1906, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định tách toàn bộ phủ Hải Ninh (gồm ba châu Hà Cối, Móng Cái, Tiên Yên) của tỉnh Quảng Yên để thành lập tỉnh Hải Ninh.
Từ tháng 3 năm 1948, các cấp hành chính phủ, châu, quận được bãi bỏ[3], gọi chung là huyện. Châu Hà Cối đổi thành huyện Hà Cối thuộc tỉnh Hải Ninh.
Tháng 10 năm 1963, tỉnh Hải Ninh sáp nhập với khu Hồng Quảng thành tỉnh Quảng Ninh, huyện Hà Cối thuộc tỉnh Quảng Ninh, bao gồm thị trấn Hà Cối và 16 xã: Cái Chiên, Chúc Bài Sơn, Đại Lại, Đại Điền Nam, Đại Điền Nùng, Đường Hoa, Hà Cối Nam, Hà Cối Nùng, Lăng Khê, Lập Mã, Mã Tế Nam, Mã Tế Nùng, Phú Hải, Quất Đoài, Tiến Tới, Tấn Mài.
Ngày 4 tháng 6 năm 1969, huyện Hà Cối sáp nhập với huyện Đầm Hà thành huyện Quảng Hà.
Ngày 16 tháng 1 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 17-CP. Theo đó:
+ Đổi tên thị trấn Hà Cối thành thị trấn Quảng Hà
+ Đổi tên xã Hà Cối Nam thành xã Quảng Trung
+ Đổi tên xã Đại Điền Nùng thành xã Quảng Long
+ Đổi tên xã Đại Điền Nam thành xã Quảng Điền
+ Đổi tên xã Đại Lại thành xã Quảng Phong
+ Đổi tên xã Hà Cối Nùng thành xã Quảng Chính
+ Đổi tên xã Mã Tế Nùng thành xã Quảng Minh
+ Đổi tên xã Mã Tế Nam thành xã Quảng Thành
+ Đổi tên xã Lập Mã thành xã Quảng Thắng
+ Đổi tên xã Quất Đoài thành xã Quảng Nghĩa
+ Đổi tên xã Lăng Khê thành xã Quảng Thịnh
+ Đổi tên xã Chúc Bài Sơn thành xã Quảng Sơn
+ Đổi tên xã Tấn Mài thành xã Quảng Đức.
Ngày 10 tháng 9 năm 1981, chuyển xã Quảng Nghĩa về huyện Hải Ninh (nay là thành phố Móng Cái) quản lý.
Ngày 29 tháng 8 năm 2001, Chính phủ ban hành Nghị định 59/2001/NĐ-CP. Theo đó, chia huyện Quảng Hà thành hai huyện Hải Hà và Đầm Hà.
Khi tách ra, huyện Hải Hà có thị trấn Quảng Hà và 15 xã: Cái Chiên, Đường Hoa, Phú Hải, Quảng Chính, Quảng Điền, Quảng Đức, Quảng Long, Quảng Minh, Quảng Phong, Quảng Sơn, Quảng Thắng, Quảng Thành, Quảng Thịnh, Quảng Trung, Tiến Tới.
Ngày 17 tháng 12 năm 2019, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 837/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Quảng Ninh (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020). Theo đó:
+ Sáp nhập 3 xã: Phú Hải, Quảng Trung, Quảng Điền vào thị trấn Quảng Hà
+ Sáp nhập xã Quảng Thắng vào xã Quảng Minh
+ Sáp nhập xã Tiến Tới vào xã Đường Hoa.
Huyện Hải Hà có 1 thị trấn và 10 xã như hiện nay.
Ngày 18 tháng 11 năm 2021, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 1256/QĐ-BXD công nhận thị trấn Quảng Hà là đô thị loại IV trực thuộc huyện Hải Hà.
- Vị trí địa lý
Huyện Hải Hà nằm ở phía đông bắc tỉnh Quảng Ninh, có vị trí địa lý:
+ Phía Đông giáp thành phố Móng Cái.
+ Phía Tây giáp huyện Đầm Hà và huyện Bình Liêu.
+ Phía Nam giáp vùng biển thuộc hai huyện đảo Cô Tô và Vân Đồn.
+ Phía Bắc giáp địa cấp thị Phòng Thành Cảng, Quảng Tây, Trung Quốc.
- Diện tích và dân số
Huyện có tổng diện tích tự nhiên 69.013 ha (bao gồm cả phần đất liền, biển và hải đảo).
Các dân tộc chính là Kinh, Dao, Tày, còn lại là các dân tộc: Sán Dìu, Sán Chỉ, Nùng, Mường, Thái, Cao Lan, Củi Chu và người Hoa. Người Kinh sống ở tất cả các xã trên địa bàn huyện, chiếm trên 75% dân số; Người Dao sinh sống chủ yếu ở 2 xã: Quảng Sơn và Quảng Đức ngoài ra còn ở Đường Hoa, Quảng Thịnh, Quảng Thắng, Quảng Thành, Quảng Long, Quảng Phong; Người Tày sống tập trung ở Quảng Phong 1.237 người ngoài ra còn ở Quảng Chính, thị trấn Quảng Hà, Quảng Long, Quảng Minh, Quảng Sơn.
- Địa hình
Hải Hà có địa hình đa dạng gồm miền núi cao, trung du ven biển, vùng ngập mặn, hải đảo. Về tổng thể địa hình huyện Hải Hà phân chia thành các kiểu địa hình chính sau:
Vùng đồi núi cao phía Tây Bắc: Độ cao từ 200 – 1.500m so với mặt nước biền gồm các dãy núi cao, dạng bán bình nguyên. Địa hình chia cắt nhiều tạo thành các thung lũng hẹp, chân đồi là những ruộng bậc thang. Cấu tạo địa chất của vùng chủ yếu là đá sa phiến thạch, khi phong hóa chia ra đất đỏ vàng hoặc vàng đỏ, thanh phần cơ giới trung bình. Dưới tầng đất mịn thường gặp lớp đá mẹ phong hóa mềm (vụn bở). Tùy theo địa hình mà tầng đất hình thành dày hay mỏng tập trung chính ở các xã Quảng Sơn, Quảng Đức, Quảng Thành.
Vùng trung du ven biển: Vừa có địa hình đồi núi thấp, vừa có đồng bằng xen kẽ, tập trung ở các xã ven biển như: Quảng Thắng, Quảng Minh, Quảng Trung, Quảng Điền và Quảng Phong. Địa hình vùng này thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, trồng lúa và nuôi trồng thủy sản.
Vùng hải đảo phía Nam: xã đảo Cái Chiên có khoảng diện tích 2.549,95 ha, địa hình đa dạng, giao thông gặp nhiều khó khăn, việc giao lưu với bên ngoài là đường thủy.
- Kinh tế
Dân cư sống chủ yếu là Nông, Lâm, ngư nghiệp. Gần đây chuyển dần sang tham gia lao động Khu công nghiệp, trở thành công nhân và làm dịch vụ, du lịch.
Huyện có đặc sản chè Đường Hoa, quế Quảng Sơn. Hiện nay còn có thêm các sản phẩm OCCOP nổi tiếng: Mía tím, vịt trời, khau nhục, bánh chưng cơm lông,… Nuôi trồng và đánh bắt hải sản mang lại cho huyện một nguồn lợi lớn.
Khoáng sản có đá cao lanh Tấn Mài được đánh giá là chất lượng tốt.
Huyện có Khu kinh tế cảng biển lớn nhất miền bắc do 7 tập đoàn và các tổng công ty lớn nhất Việt Nam tập trung đầu tư, tập trung chủ yếu tại thị trấn Quảng Hà và xã Quảng Phong.
Huyện có cửa khẩu Bắc Phong Sinh (trên địa bàn xã Quảng Đức) đây là nơi giao lưu hàng hoá giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Huyện có khu du lịch Cái Chiên nổi tiếng. Ngoài ra còn có các tuyến du lịch xã Quảng Thành, Quảng Minh, đồi chè xã Quảng Long; phố đi bộ thị trấn Quảng Hà; du lịch văn hóa cộng đồng ở bản Lý Quáng, xã Quảng Sơn,…
- Giao thông
Huyện Hải Hà có nhiều tuyến đường quan trọng chạy qua như: Quốc lộ 18A, Quốc lộ 18B (tỉnh lộ 340 cũ), Quốc lộ 18C (tỉnh lộ 341 cũ). Quốc lộ 18A đoạn chạy qua địa bàn huyện có tổng chiều dài 27 km, từ tuyến đường này lên phía Đông Bắc 40 km là cửa khẩu Quốc tế Móng Cái, về phía Tây Nam 150 km là thành phố Hạ Long và từ đây có thể đi tới nhiều trung tâm kinh tế quan trọng của đất nước. Quốc lộ 18B nối từ Quốc lộ 18A với cửa khẩu Bắc Phong Sinh; Quốc lộ 18C chạy dọc khu vực biên giới từ huyện Bình Liêu qua Hải Hà nối với cửa khẩu Bắc Phong Sinh. Huyện cũng có tuyến cao tốc Hải Phòng – Móng Cái chạy qua với chiều dài gần 18 km. Cùng với hệ thống đường bộ, huyện có có 35 km bờ biển và nhiều cửa sông, cửa biển là điều kiện thuận lợi cho phát triển giao thông đường thủy. Từ Hải Hà có thể đi Móng Cái, Tiên Yên, Hạ Long, Cô Tô và ra hải phận quốc tế.
Vị trí địa lý, giao thông tạo điều kiện thuận lợi cho huyện trong việc giao lưu kinh tế với Khu Phòng Thành – tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Đồng thời, huyện còn có vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh không chỉ đối với tỉnh Quảng Ninh mà còn có ý nghĩa đối với toàn vùng Đông Bắc nước ta.
THAM KHẢO THÊM: