Bảo Lâm là huyện, vùng cao biên giới nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Cao Bằng, cách trung tâm thị thành phố Cao Bằng 172 km theo Quốc lộ 34 Cao Bằng - Bảo Lạc - Hà Giang. Huyện có vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh của tỉnh. Bài viết dưới đây cung cấp: Bản đồ và các xã phường thuộc huyện Bảo Lâm (Cao Bằng)
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Bảo Lâm (Cao Bằng):
2. Huyện Bảo Lâm (Cao Bằng) có bao nhiêu xã phường?
Huyện Bảo Lâm có 13 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn và 12 xã.
STT | DS các xã phường thuộc huyện Bảo Lâm (Cao Bằng) |
1 | Thị Trấn Pác Miầu |
2 | Xã Đức Hạnh |
3 | Xã Lý Bôn |
4 | Xã Mông Ân |
5 | Xã Nam Cao |
6 | Xã Nam Quang |
7 | Xã Quảng Lâm |
8 | Xã Thạch Lâm |
9 | Xã Thái Học |
10 | Xã Thái Sơn |
11 | Xã Vĩnh Phong |
12 | Xã Vĩnh Quang |
13 | Xã Yên Thổ. |
3. Vị trí địa lý huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng:
Huyện Bảo Lâm nằm ở phía Tây của tỉnh Cao Bằng, nằm cách thành phố Cao Bằng khoảng 164 km về phía Đông Bắc, cách thành phố Hà Giang khoảng 81 km về phía Đông Bắc, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 366 km, có vị trí địa lý:
- Phía Đông giáp huyện Bảo Lạc và thành phố Bách Sắc, tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc với đường biên giới dài khoảng 8 km;
- Phía Tây giáp huyện Yên Minh và huyện Bắc Mê thuộc tỉnh Hà Giang;
- Phía Nam giáp huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang và huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn;
- Phía Bắc giáp huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.
Huyện Bảo Lâm có diện tích 913,06 km², dân số năm 2019 là 65.025 người, mật độ dân số đạt 71 người/km².
Đức Hạnh là xã duy nhất của huyện có đường biên giới giáp với nước bạn Trung Quốc, là xã bị Trung Quốc tấn công trong cuộc chiến tranh năm 1979, nhưng do địa hình biên giới hiểm trở nên không bị thiệt hại lớn trong đợt tấn công này.
Khí hậu của huyện mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa đông khô và lạnh, mùa hè nóng và ẩm. Diện tích đất tự nhiên có 91.206,44 ha, chiếm 13,60% diện tích tự nhiên của tỉnh, bình quân đạt 1,60 ha/người, cao hơn bình quân chung cả nước (1,31 ha/người) trong đó: Đất nông nghiệp: 88.365,15 ha, chiếm 96,88%; đất phi nông nghiệp 2.741,90 ha, chiếm 3,01%.
Là huyện có nhiều tài nguyên khoáng sản có giá trị cao như: Ăntimon, quặng Barits – Chì kẽm. Ngoài ra còn có quặng đồng (đang được điều tra, đánh giá). Các nhà máy đi vào khai thác và chế biến sẽ tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động góp phần giảm nghèo cho nhân dân trên địa bàn huyện.
Diện tích đất lâm nghiệp của Bảo Lâm là 72.491,77 ha, chiếm 79,48% diện tích tự nhiên. Tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 52%. Diện tích rừng của huyện phân bố hầu hết trên địa bàn các xã trong đó: Đất rừng sản xuất 4,50 ha, đất rừng phòng hộ 72.487,27 ha.
4. Lịch sử hình thành huyện Bảo Lâm:
Ngày 25 tháng 9 năm 2000, Chính phủ ban hành Nghị định số 52/2000/NĐ-CP về việc thành lập huyện Bảo Lâm trên cơ sở 90.249 ha diện tích tự nhiên và 44.333 nhân khẩu bao gồm 10 đơn vị hành chính trực thuộc là các xã: Đức Hạnh, Lý Bôn, Vĩnh Quang, Vĩnh Phong, Nam Quang, Tân Việt, Quảng Lâm, Mông Ân, Thái Học và Yên Thổ của huyện Bảo Lạc.
Ngày 27 tháng 10 năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 125/2006/NĐ-CP về việc:
- Thành lập thị trấn Pác Miầu, thị trấn huyện lỵ huyện Bảo Lâm trên cơ sở điều chỉnh 4.036 ha diện tích tự nhiên và 2.619 nhân khẩu của xã Mông Ân
- Thành lập xã Thạch Lâm trên cơ sở điều chỉnh 8.774 ha diện tích tự nhiên và 3.897 nhân khẩu của xã Quảng Lâm
- Thành lập xã Nam Cao trên cơ sở điều chỉnh 7.507 ha diện tích tự nhiên và 2.587 nhân khẩu của xã Nam Quang
- Thành lập xã Thái Sơn trên cơ sở điều chỉnh 5.548 ha diện tích tự nhiên và 2.215 nhân khẩu của xã Thái Học.
Sau khi điều chỉnh, huyện Bảo Lâm có 1 thị trấn và 13 xã.
Ngày 10 tháng 1 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 864/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Cao Bằng (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 2 năm 2020). Theo đó, sáp nhập xã Tân Việt vào xã Nam Quang.
Huyện Bảo Lâm có 1 thị trấn và 12 xã như hiện nay.
5. Cơ cấu dân số huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng:
Bảo Lâm thuộc vùng đất rộng, người thưa, dân số toàn huyện có 57.028 (2014) người, mật độ dân số: 62,52 người/km2. Theo số liệu thống kê, dân số toàn huyện năm 2014 là 57.027 người, với 11.094 hộ. Toàn huyện có 9 dân tộc anh em cùng chung sống đoàn kết gắn bó lâu đời trong đó dân tọc thiểu số chiếm trên 98%, bao gồm: Dân tộc Tày 12.221 người, Nùng 5.748 người, Mông 27.727 người, Dao 4.819 người, Sán Chỉ 4.631 người, còn lại là các dân tộc khác. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,3%, phần lớn các dân tộc thiểu số trình độ dân trí còn nhiều hạn chế, đời sống còn khó khăn, nguồn lao động hầu như chưa qua đào tạo.
Cùng với sự hình thành, phát triển của cộng đồng dân cư, đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân các dân tộc trong huyện cũng rất đa dạng, phong phú. Nét đẹp truyền thống của mỗi dân tộc luôn được trân trọng, giữ gìn và phát huy. Mặt khác, trong quá trình giao lưu chung sống, những tinh hoa quý báu của các dân tộc anh em được tiếp thu và trở thành tài sản chung của cả cộng đồng.
Tổng lao động trong độ tuổi là 31.284 người chiếm 54,76% dân số toàn huyện, lao động ngành nông nghiệp 27.268 người, chiểm 47,7% dân số toàn huyện, công nghiêp xây dựng 307 người, chiếm 0,54% dân số toàn huyện; dịch vụ 180 người, chiếm 0,32% dân số toàn huyện. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực hiện nay chưa cao, tỷ lệ qua đào tạo còn thấp.
6. Tình hình kinh tế huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng:
Tổng Thu ngân sách trên địa bàn huyện, bình quân mõi năm trong giai đoạn: 36 tỷ đồng. Sản lượng lương thực bình quân năm trong giai đoạn: 24.000 tấn. Lương thực bình quân đầu người: 432 kg/người/năm
Là huyện có tiềm năng, thế mạnh về phát triển chăn nuôi đàn gia súc (đặc biệt là chăn nuôi bò), hàng năm, chăn nuôi được chú trọng đầu tư phát triển. Trong đó tập trung phát triển đàn bò, phát triển chăn nuôi kết hợp với trồng cỏ. Trong những năm qua đàn gia súc tăng cả về số lượng và chất lượng. Tổng đàn gia súc năm 2014 là 55.978 con, gia cầm 300.000 con
Trong những năm qua kinh tế rừng đã có bước phát triển. Công tác trồng rừng tập trung, chăm sóc rừng trồng, khoanh nuôi tái sinh và rừng đầu nguồn đạt kết quả: Trong 4 năm qua đã trồng được trên 206,8ha, trong đó: Rừng phòng hộ 90ha, Rừng sản xuất 116,8ha. Tổng diện tích khoanh nuôi bảo vệ được 15.000ha.
Thế mạnh nền kinh tế của huyện là phát triển nghề rừng và sản xuất lâm nghiệp. Nhưng thực tế hàng năm giá trị sản xuất lâm nghiệp không cao. Công tác trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng tái sinh còn hạn chế. Việc đầu tư chăm sóc, bảo vệ và trồng mới còn ít, hiện trạng rừng nghèo kiệt là chủ yếu, trữ lượng thấp. Đời sống của nhân dân còn khó khăn, chưa có đầu tư để phát triển rừng do đó nguồn thu nhập từ kinh tế rừng chưa đáng kể so với tiềm năng. Vì vậy, tiềm năng này chưa được phát huy khai thác, cần có biện pháp tích cực hơn nữa trong công tác bảo vệ, khoanh nuôi phục hồi và trồng rừng nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao từ rừng, tạo việc làm tăng thu nhập cho nhân dân.
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ: Nhìn chung sản xuất Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp của huyện chưa phát triển, sản xuất manh mún, mang tính tự phát, chủ yếu là khai thác đá, cát, gạch và sản xuất đồ mộc dân dụng phục vụ cho nhu cầu tại địa phương. Giá trị sản xuất năm 2013 đạt 3,719 tỷ đồng (theo giá hiện hành). Tỷ trọng không ngừng tăng lên, năm 2011 chiếm 9% trong cơ cấu kinh tế của huyện, đến hết năm 2013 chiếm 13% (tăng 4% so với năm 2011).
Hoạt động thương mại – dịch vụ trên địa bàn huyện chủ yếu là công ty thương nghiệp và các hộ tư thương, hàng hoá trên thị trường phong phú, đa dạng, đáp ứng phần lớn nhu cầu sản xuất và phục vụ đời sống của nhân dân trên địa bàn huyện. Thực hiện đầy đủ các mặt hàng chính sách trợ giá, trợ cước,…
Nhìn chung hoạt động thương mại – dịch vụ trên địa bàn huyện trong những năm gần đây đã có nhiều thay đổi đáng kể đáp ứng với nền kinh tế thị trường, các mặt hàng chính sách được cung ứng đầy đủ và kịp thời, đáp ứng kịp thời phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân trong huyện.
THAM KHẢO THÊM: