Phòng khám vật lý trị liệu là loại phòng khám chuyên khoa được mở và hoạt động với chức năng phục hồi điều trị chấn thương, bệnh tật, suy giảm khả năng vận động của con người. Vậy pháp luật hiện nay quy định như thế nào về thủ tục và điều kiện mở phòng khám vật lý trị liệu?
Mục lục bài viết
1. Thủ tục mở phòng vật lý trị liệu mới nhất:
Vật lý trị liệu là một trong những hình thức phục hồi chức năng với sự kết hợp nhiều biện pháp can thiệp khác nhau, trong đó bao gồm: phương pháp y học, phương pháp kĩ thuật phục hồi chức năng, công nghệ trợ giúp hồi sức, biện pháp giáo dục xã hội, cải thiện môi trường khám chữa bệnh để người bệnh và những người khuyết tật được phát triển, duy trì tối đa sức khỏe, phòng ngừa và giảm thiểu khuyết tật. Tuy nhiên, để mở phòng khám vật lý trị liệu thì cần phải thực hiện thủ tục như sau:
Bước 1: Xin giấy phép đăng ký kinh doanh. Trước tiên cần phải chuẩn bị giấy tờ để thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ cần phải chuẩn bị bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu như sau:
+ Đơn xin giấy phép đăng ký kinh doanh;
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
+ Chứng chỉ hành nghề của các phụ trách kĩ thuật và danh sách người đăng ký hành nghề;
+ Bản sao chi tiết về cơ sở vật chất và trang thiết bị máy móc, thành phần hồ sơ nhân sự thực hiện thủ tục khám chữa bệnh tại phòng vật lý trị liệu;
+ Các loại giấy tờ chứng nhận phòng khám vật lý trị liệu có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
Và sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền đó là Sở Kế hoạch và Đầu tư để được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Bước 2: Xin giấy phép hoạt động tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ thành phần hồ sơ xin giấy phép đăng ký kinh doanh, tiếp theo để được hoạt động trên thực tế thì cần phải thực hiện thủ tục cấp phép hoạt động thông qua các bước như: Nộp hồ sơ xin giấy phép kinh doanh đã chuẩn bị từ trước lên Bộ Y tế. Sau đó Bộ Y tế sẽ trả phiếu đã tiếp nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ, trả kết quả trong khoảng thời gian 90 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.
Bước 3: Sở Y tế thẩm định điều kiện kinh doanh phòng vật lý trị liệu. Sở Y tế sau khi tiếp nhận hồ sơ và trả phiếu cho người nộp thì sẽ thẩm định hồ sơ trong khoảng thời gian 90 ngày. Trong trường hợp phòng vật lý trị liệu đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì sẽ được chấp nhận và cấp giấy phép kinh doanh. Trong trường hợp thành phần hồ sơ không đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định thì cơ quan có thẩm quyền cần phải trả lời bằng văn bản tới người nộp hồ sơ và nêu rõ lý do chính đáng. Người nộp hồ sơ có thể bổ sung và chỉnh sửa hồ sơ theo văn bản của Sở Y tế trong khoảng thời gian 10 ngày làm việc để tiếp tục thẩm định.
2. Điều kiện mở phòng vật lý trị liệu mới nhất:
Điều kiện mở phòng vật lý trị liệu bao gồm các vấn đề như sau:
(1) Điều kiện về cơ sở vật chất. Bao gồm:
+ Về địa điểm, cần phải có địa điểm cố định, cách biệt với khu sinh hoạt gia đình;
+ Về thiết kế, thiết kế cần phải chắc chắn, đủ ánh sáng, chống bụi và dễ dàng;
+ Về cấu trúc, cần phải có phòng khám chữa bệnh có diện tích ít nhất là 10 mét vuông, đồng thời cần phải có khu đón tiếp bệnh nhân, khu phục hồi chức năng với diện tích ít nhất là 10 mét vuông, cần phải có khu vực thăm dò chức năng có diện tích nhỏ nhất là 10 mét vuông, phải có khu vực vật lý trị liệu có diện tích nhỏ nhất là 40 mét vuông để phục vụ cho bệnh nhân;
+ Về vệ sinh, cần phải đảm bảo khả năng xử lý rác thải y tế theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm đầy đủ điện nước và những điều kiện khác để chăm sóc bệnh nhân.
(2) Điều kiện về trang thiết bị y tế. Bao gồm:
+ Cần phải có đầy đủ trang thiết bị y tế, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở vật lý trị liệu;
+ Đối với phòng khám tư vấn sức khỏe và phòng khám tư vấn sức khỏe có sử dụng công nghệ thông tin viễn thông thì bắt buộc phải có trang thiết bị y tế, đồng thời cần phải có đầy đủ phương tiện công nghệ thông tin, phương tiện viễn thông, trang thiết bị phù hợp với hoạt động và phù hợp với phạm vi đăng ký của phòng vật lý trị liệu;
+ Cần phải có hộp thuốc chống choáng và có đầy đủ thuốc phục vụ cho quá trình cấp cứu chuyên khoa.
(3) Điều kiện về nhân sự. Bao gồm:
+ Người chịu trách nhiệm chuyên môn kĩ thuật của phòng khám vật lý trị liệu cần phải bao gồm: Có tối thiểu 01 bác sĩ, 01 điều dưỡng hoặc 01 kĩ thuật viên;
+ Là bác sĩ có đầy đủ chứng chỉ hành nghề hoặc bác sĩ đa khoa có chứng chỉ hành nghề vật lý trị liệu, đồng thời cần phải có chứng chỉ đào tạo trong lĩnh vực vật lý trị liệu;
+ Cần phải có thời gian khám chữa bệnh nghề nghiệp ít nhất là 54 tháng;
+ Là người hành nghề hữu cơ tại các phòng khám.
(4) Về cơ cấu phòng khám, cần phải có tối thiểu hai phòng khám, trong đó bao gồm phòng khám bệnh và phòng khám vật lý trị liệu.
Trên đây là toàn bộ những thông tin có liên quan đến điều kiện và quy trình, thủ tục mở phòng khám vật lý trị liệu phục hồi chức năng. Bạn đọc có thắc mắc về quy trình và điều kiện mở phòng khám vật lý trị liệu hoàn toàn có thể liên hệ trực tiếp với Luật Dương Gia chúng tôi để được giải đáp.
3. Chức năng nhiệm vụ của các phòng khám vật lý trị liệu:
Nhìn chung, vật lý trị liệu là ngành khoa học còn mới mẻ, tuy nhiên đây lại là một ngành phát triển với tốc độ nhanh chóng và vượt bậc, vật lý trị liệu đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp cho người bệnh điều trị tốt nhất các tổn thương cơ thể thông qua nhiều biện pháp khác nhau mà không cần phải dùng thuốc. Xuất hiện ngày càng nhiều bệnh viện có khoa vật lý trị liệu và các phòng khám tư nhân hoạt động dưới lĩnh vực vật lý trị liệu để hướng tới mục tiêu phục hồi chức năng cho bệnh nhân, nâng cao nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cộng đồng.
Căn cứ theo quy định tại Thông tư 46/2013/TT-BYT của Bộ Y tế về việc quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ sở phục hồi chức năng (sửa đổi tại Thông tư 24/2021/TT-BYT của Bộ Y tế về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 46/2013/TT-BYT ngày 31/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ sở phục hồi chức năng), nhiệm vụ của các phòng khám vật lý trị liệu bao gồm:
-
Phòng khám vật lý trị liệu có chức năng khám chữa bệnh chuyên khoa, vốn tới mục tiêu phục hồi chức năng cho người bệnh khi có nhu cầu. Phòng khám vật lý trị liệu cũng được xem là phòng khám chuyên khoa độc lập, có con dấu riêng và có tài khoản riêng;
-
Phòng khám vật lý trị liệu có nhiệm vụ khám chữa bệnh chuyên khoa phục hồi chức năng theo nhiều hình thức khác nhau, tư vấn cho người bệnh và tư vấn cho gia đình của người bệnh về kỹ năng phục hồi chức năng và tâm lý giáo dục, thực hiện hoạt động tuyên truyền phòng ngừa bệnh tật, thực hiện chế độ thống kê báo cáo chuyên môn theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến vấn đề khám chữa bệnh khi đáp ứng đầy đủ điều kiện mở phòng khám vật lý trị liệu và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
-
Cơ cấu tổ chức của phòng khám vật lý trị liệu có nhiều bộ phận khác nhau, trong đó bao gồm chức năng khám bệnh và chức năng vật lý trị liệu.
THAM KHẢO THÊM: