Dựa trên nhu cầu thực tiễn mà cá nhân, tổ chức có nhu cầu thuê, cho thuê tàu bay sẽ được ký kết với nhau về hợp đồng thuê và hoàn tất hồ sơ đề nghị chấp thuận việc thuê, cho thuê tàu bay tại cơ quan có thẩm quyền. Vậy, Hồ sơ, thủ tục xin chấp thuận việc thuê, cho thuê tàu bay được quy định thế nào?
Mục lục bài viết
1. Hồ sơ, thủ tục xin chấp thuận việc thuê, cho thuê tàu bay:
Hiện nay, hoạt động thuê, cho thuê tàu bay được diễn ra thường xuyên, áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việ Nam với mục đích tham gia thực hiện vận chuyển hàng không và các hoạt động hàng không dân dụng khác. Để có thể được chấp thuận việc thuê, cho thuê thì cần tuân thủ trình tự, thủ tục đã được quy định tại Điều 4 Thông tư 81/2014/TT-BGTVT. Theo đó, cá nhân tổ chức cần thực hiện bước dưới đây:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp tại cơ quan có thẩm quyền
Tổ chức, cá nhân đề nghị chấp thuận việc thuê, cho thuê tàu bay chuẩn bị và nộp 01 bộ hồ sơ với những giấy tờ đã được quy định. Hình thức nộp có thể là nộp trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện hoặc các hình thức phù hợp khác, bao gồm giấy tờ sau:
+ Cần có 01 văn bản đề nghị sử dụng theo mẫu sẵn đã được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư
+ Tiến hành nộp bản báo cáo, giải trình các nội dung: thông tin về hình thức thuê; thể hiện được tư cách pháp lý của các bên tham gia hợp đồng thuê tàu bay; thời hạn thuê; số lượng, loại và tuổi tàu bay thuê; quốc tịch tàu bay; giấy chứng nhận liên quan đến tàu bay; Đồng thừi, là những nội dung thể hiện sự thỏa thuận về việc mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với hành khách, hành lý, hàng hóa và đối với người thứ ba ở mặt đất; tổ chức chịu trách nhiệm khai thác, bảo dưỡng tàu bay theo Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay.
+ Gửi kèm trong bộ hồ sơ là bản sao hợp đồng thuê, cho thuê tàu bay;
+ Không thể thiếu bản sao tài liệu khẳng định tư cách pháp lý và hoạt động kinh doanh của bên thuê (trong trường hợp cho thuê), bên cho thuê tàu bay (trong trường hợp thuê), người khai thác tàu bay, người bảo dưỡng tàu bay để hoàn thiện bộ hồ sơ đề nghị;
+ Ngoài ra, cá nhân tổ chức cũng có trách nhiệm cung cấp bản sao tài liệu về các thông số kỹ thuật của tàu bay;
+ Việc xin chấp thuận thuê, cho thuê tàu bay cần có bản sao tài liệu thể hiện quyền (chiếm hữu, sở hữu, sử dụng) của bên cho thuê đối với tàu bay; đối với trường hợp thuê tàu bay có tổ bay, cho thuê tàu bay không có tổ bay cần bổ sung Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay, người bảo dưỡng tàu bay, chứng chỉ bảo hiểm;
+ Và cung cấp bản mô tả hình ảnh, thương hiệu gắn bên ngoài tàu bay.
Tất cả những giấy tờ này sẽ được chuẩn bị đầy đủ, hợp lệ đến Cục Hàng không Việt Nam và phải chịu trách nhiệm về các thông tin trong hồ sơ
Riêng với trường hợp doanh nghiệp Việt Nam có tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước từ 30% trở lên đề nghị chấp thuận việc thuê tàu bay, thì trong bộ hồ sơ phải có thêm những tài liệu, bao gồm:
+ Cung cấp bản báo cáo, giải trình việc thực hiện các quy định về hình thức, trình tự, phương thức lựa chọn nhà thầu cho thuê tàu bay; chào hàng cạnh tranh; phương pháp đánh giá hồ sơ đề xuất cho thuê tàu bay;
+ Gửi kèm 01 văn bản phê duyệt hợp đồng thuê tàu bay với đối tác nước ngoài của Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên) hoặc Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên).
- Bước 2: Xem xét, thẩm định hồ sơ
Cục Hàng không Việt Nam khi nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định sẽ tiến hành các hoạt động để xem xét, thẩm định hồ sơ trong thời hạn 05 ngày làm việc. Trong khoảng thời gian này thì sẽ ban hành văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận việc thuê, cho thuê tàu bay của tổ chức, cá nhân. Nếu nhận thấy hồ sơ không hợp lệ hoặc có bất kỳ cơ sở nào không phù hợp thì có thể không chấp thuận nhưng phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
Cách khắc phục với trường hợp hồ sơ đề nghị chấp thuận việc thuê, cho thuê tàu bay chưa đầy đủ theo quy định thì Cục Hàng không Việt Nam có văn bản đề nghị tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ và thời hạn giải quyết tính từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định. Thời hạn giải quyết là trong vòng 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, phát hiện ra sự thiếu sót của hồ sơ.
Lưu ý: Tổ chức, cá nhân đề nghị chấp thuận việc thuê, cho thuê tàu bay nộp lệ phí theo quy định pháp luật.
- Bước 3. Chấp thuận việc thuê, cho thuê tàu bay
2. Hình thức thuê, cho thuê tàu bay gồm những gì?
Để tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức thực hiện việc thuê, cho thuê tàu bay thì có thể lựa chọn một trong những hình thức thuê tàu bay được pháp luật công nhận. Theo quy định tại Điều 35 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-VPQH 2023 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam thì có hình thức thuê, cho thuê tàu bay dưới đây:
- Tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện có thể đảm bảo thì cá nhân, tổ chức tiến hành thuê, cho thuê tàu bay có tổ bay;
- Trong một số trường hợp thì thuê, cho thuê tàu bay không có tổ bay.
Lưu ý: Để ghi nhận sự kiện thuê, cho thuê tàu bay thì cần có văn bản ràng buộc quyền và nghĩa vụ các bên nên hợp đồng thuê, cho thuê tàu bay sẽ được thực hiện và thể hiện bằng văn bản.
Theo quy định trên thì hiện nay có hai hình thức cho thuê tàu bay là thuê, cho thuê tàu bay có tổ bay và thuê, cho thuê tàu bay không có tổ bay. Hợp đồng thuê, cho thuê tàu bay phải được lập thành văn bản.
3. Yêu cầu đối với việc cho thuê tàu bay hiện nay được quy định thế nào?
- Yêu cầu cho thue tàu bay hiểu đơn giản là quyền và nghĩa vụ của các bên khi đã ký kết hợp đồng thuê, cho thuê tàu bay. Căn cứ Điều 38 Văn bản hợp nhất
03/VBHN-VPQH 2023 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam quy định về yêu cầu đối với việc cho thuê tàu nay như sau:
Cá nhân khi được giao tàu bay và có sử dụng trên thực tế thì bên thuê không được cho bên cho thuê hoặc bất kỳ người có liên quan nào khác hưởng các lợi ích kinh tế hoặc sử dụng các quyền vận chuyển hàng không của bên thuê;
- Hơn nữa, tại Điều 5 Thông tư 81/2014/TT-GTVT cũng đã có đề cập chi tiết đến yêu cầu khi thực hiện cho thuê tàu bay như sau:
+ Khi các bên đã có ký kết hợp đồng thuê, cho thuê thì tổ chức, cá nhân thuê tàu bay phải khai thác, kiểm soát hoạt động của tàu bay trong thời gian mình quản lý và chịu trách nhiệm đối với các quyền vận chuyển hàng không được cấp;
+ Nghiêm cấm việc tổ chức, cá nhân thuê tàu bay cho bất kỳ người nào khác trực tiếp hoặc gián tiếp hưởng lợi từ việc sử dụng quyền vận chuyển hàng không ngoài giá thuê thỏa thuận theo thời gian khai thác hoặc thuê bao cùng với các chi phí liên quan trực tiếp khác;
- Để quản lý được vấn đề xoay quanh tàu bay đã được thuê, cho thuê thì tổ chức, cá nhân thuê, cho thuê tàu bay có nghĩa vụ tham gia và giải trình việc thuê, cho thuê tàu bay;
- Trách nhiệm thông báo đến Cục Hàng không Việt Nam: Việc thông báo này phải được diễn ra trước khi đưa tàu bay vào khai thác. Đối tượng thực hiện thông báo là tổ chức, cá nhân thuê, cho thuê và đồng thời sẽ cung cấp cho Cục Hàng không Việt Nam giấy tờ liên quan đến việc tạm nhập tái xuất tàu bay (đối với việc thuê tàu bay) và tạm xuất tái nhập tàu bay (đối với việc cho thuê tàu bay) của cơ quan Hải quan;
- Quy định thông báo với trường hợp thuê tàu bay có thời hạn không quá 07 ngày liên tục: Theo quy định tại Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, tổ chức, cá nhân phải thông báo bằng văn bản cho Cục Hàng không Việt Nam về việc bên cho thuê có Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay phù hợp;
- Nghĩa vụ thông báo cho Cục Hàng không Việt Nam vẫn tiếp tục được duy trì khi tổ chức, cá nhân thuê, cho thuê tàu bay biết các trường hợp vi phạm của các bên trong việc thực hiện hợp đồng thuê, cho thuê tàu bay; hoặc tuân thủ thông báo về việc chấm dứt trước thời hạn hoặc gia hạn hiệu lực của việc thuê, cho thuê tàu bay, thời gian thực tế đưa tàu bay ra khỏi Việt Nam (đối với việc thuê tàu bay), đưa tàu bay về Việt Nam (đối với việc cho thuê tàu bay) để thực hiện kiểm tra, giám sát.
THAM KHẢO THÊM: