Củ Chi thuộc vùng ngoại ô Tây Bắc của TP. Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố khoảng 33km. Tiếp giáp với Long An, Bình Dương, Tây Ninh, đây được xem là khu đô thị tương lai của thành phố. Để biết thêm thông tin, mời các bạn tham khảo bài viết: Bản đồ và danh sách đường phố huyện Củ Chi (TPHCM).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ huyện Củ Chi (TPHCM):
Củ Chi là một huyện ngoại thành nằm về phía Tây Bắc của TP.Hồ Chí Minh. Huyện Củ Chi nằm trên một vùng đất chuyển tiếp từ vùng đất cao của núi rừng miền đông Nam Bộ xuống vùng đất thấp của đồng bằng Sông Cửu Long.
Củ Chi nằm giữa sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông, có đường giao thông giao lưu với các tỉnh miền đông và Tây Nam Bộ. Đây là một vùng đất kiên cường trong suốt hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ của nhân dân Sài Gòn – Gia Định.
Củ Chi là huyện phía Tây Bắc của thành phố Hồ Chí Minh với diện tích là 435 km2, dân số là 355.822 người năm 2010. Củ Chi cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 60 km theo đường Xuyên Á, phía Bắc giáp huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh, phía Nam giáp huyện Hóc Môn, phía Tây giáp huyện Đức Hòa, Long An, phía Đông giáp với Bình Dương và có ranh giới tự nhiên với tỉnh Bình Dương bằng sông Sài Gòn.
Củ Chi có độ cao khoảng 8 – 10 m so với mặt nước biển và độ cao giảm dần theo 2 hướng: Tây Bắc – Đông Nam và Đông Bắc – Tây Nam. Huyện Củ Chi có sông Sài Gòn chảy qua và hệ thống sống, kênh, rạch phong phú và ảnh hưởng sự xâm thực của thủy triều.
2. Danh sách đường phố huyện Củ Chi (TPHCM):
STT | Danh sách đường phố huyện Củ Chi |
1 | An Nhơn Tây |
2 | An Phú |
3 | Ấp Bến Đò 1 |
4 | Bà Nhép |
5 | Bà Thiên |
6 | Bàu Lách |
7 | Bàu Trăm |
8 | Bàu Tre |
9 | Bến Cỏ |
10 | Bến Đình |
11 | Bến Súc |
12 | Bến Than |
13 | Bình Mỹ |
14 | Bốn Phú |
15 | Bùi Thị Điệt |
16 | Cá Lăng |
17 | Can Trường |
18 | Cây Bài |
19 | Cây Da |
20 | Cây Gỗ |
21 | Cây Gỏ |
22 | Cây Trắc |
23 | Cây Trôm |
24 | Cây Trôm – Mỹ Khánh |
25 | Đào Văn Thử |
26 | Đinh Chương Dương |
27 | Đình Kiến |
28 | Đỗ Đăng Tuyển |
29 | Đỗ Đình Nhân |
30 | Đỗ Ngọc Du |
31 | Đỗ Quang Cơ |
32 | Đường 101 |
33 | Đường làng số 4 |
34 | Đường số 11 |
35 | Đường số 181 |
36 | Đường số 21 |
37 | Đường số 35 |
38 | Đường số 366 |
39 | Đường số 39 |
40 | Đường số 40 |
41 | Đường số 41 |
42 | Đường số 42 |
43 | Đường số 456 |
44 | Đường số 490 |
45 | Đường số 5 |
46 | Đường số 99 |
47 | Giáp Hải |
48 | Giồng Cát |
49 | Hà Văn Lao |
50 | Hiệp Bình |
51 | Hồ Văn Tăng |
52 | Hồ Văn Tắng |
53 | Hoàng Bá Huân |
54 | Hương lộ 10 |
55 | Hương lộ 2 |
56 | Hương lộ 22 |
57 | Hương Lộ 4 |
58 | Huỳnh Minh Mương |
59 | Huỳnh Thị Bằng |
60 | Huỳnh Văn Cọ |
61 | Kim Cương |
62 | Lê Minh Nhựt |
63 | Lê Thị Siêng |
64 | Lê Thọ Xuân |
65 | Lê Vĩnh Huy |
66 | Liên Ấp Hội Thạnh |
67 | Liên Ấp Hội Thạnh – Chợ – An Bình |
68 | Liên xã Bàu Hưng Lợi |
69 | Liên Xã Phước Vĩnh An – Phạm Văn Cội |
70 | Liên xã Trung Lập – Sa Nhỏ |
71 | Liêu Bình Hương |
72 | Lưu Khai Hồng |
73 | Ngô Tri Hòa |
74 | Nguyễn Đại Năng |
75 | Nguyễn Đình Huân |
76 | Nguyễn Giao |
77 | Nguyễn Kim Cương |
78 | Nguyễn Phong Sắc |
79 | Nguyễn Phúc Trú |
80 | Nguyễn Thị Lắm |
81 | Nguyễn Thị Láng |
82 | Nguyễn Thị Lắng |
83 | Nguyễn Thị Nê |
84 | Nguyễn Thị Rành |
85 | Nguyễn Thị Rư |
86 | Nguyễn Thị Triệu |
87 | Nguyễn Văn Khạ |
88 | Nguyễn Văn Ni |
89 | Nguyễn Văn Ơn |
90 | Nguyễn Văn Tỳ |
91 | Nguyễn Văn Xơ |
92 | Nguyễn Viết Xuân |
93 | Nhữ Tiến Hiền |
94 | Nhuận Đức |
95 | Ninh Tốn |
96 | Ông Ích Đường |
97 | Phạm Hữu Tâm |
98 | Phạm Phú Tiết |
99 | Phạm Văn Chèo |
100 | Phan Thị Hổi |
101 | Quốc Lộ 22 |
102 | Ranh Khu Công Nghiệp |
103 | Sông Lu |
104 | Suối Lội |
105 | Tam Tân |
106 | Tân Phú Trung |
107 | Tân Thông Hội |
108 | Tỉnh Lộ 15 |
109 | Tỉnh lộ 2 |
110 | Tỉnh lộ 6 |
111 | Tỉnh Lộ 7 |
112 | Tỉnh lộ 8 |
113 | Tỉnh lộ 9 |
114 | Trần Thị Ngần |
115 | Trần Tử Bình |
116 | Trần Văn Chẩm |
117 | Trung An |
118 | Trương Thị Kiện |
119 | Võ Thị Hồng |
120 | Võ Văn Bích |
121 | Võ Văn Điều |
122 | Vũ Duy Chí |
123 | Vũ Tụ |
124 | Vườn Thước |
3. Giới thiệu về huyện Củ Chi (TPHCM):
- Lịch sử hình thành
Năm 1698, phủ Gia Định được thành lập để quản lý 2 huyện Phước Long và Tân Bình. Trong đó, địa danh Củ Chi thuộc huyện Bình Dương, tổng Tân Bình. Đến năm 1957, chính quyền Sài Gòn ban hành Nghị định số 138-BNV-HC-NĐ về việc tách các tổng Long Tuy Thượng, Long Tuy Trung và Long Tuy Hạ của tỉnh Gia Định để thành lập quận Củ Chi thuộc tỉnh Bình Dương.
Năm 1963, quận Củ Chi được tách thành 2 quận: quận Củ Chi thuộc tỉnh Hậu Nghĩa và quận Phú Hòa thuộc tỉnh Bình Dương. Đến năm 1968, do tính chất ác liệt của chiến trường, Củ Chi lại tiếp tục được tách ra thành 2 huyện là huyện Nam Chi và Bắc Chi. Sau ngày giải phóng đất nước 30/04/1075, hai quận Củ Chi và Phú Hòa được sáp nhập thành huyện Củ Chi, trở thành đơn vị hành chính trực thuộc địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Tính đến hiện tại, huyện Củ Chi có 21 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc. Trong đó bao gồm 1 thị trấn và 20 xã.
- Vị trí địa lý
Củ Chi được biết đến là một huyện ngoại thành, nằm ở phía Tây Bắc của thành phố Hồ Chí Minh. Với vị trí nằm giữa sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông, Củ Chi nắm giữ vai trò quan trọng trong việc kết nối TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Nơi đây cũng được biết đến là vùng đất kiên cường đã trải qua 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ.
Củ Chi cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 60km theo đường Xuyên Á. Nhìn trên bản đồ huyện Củ Chi, ta có thể xác định được vị trí địa lý của khu vực này như sau:
+ Phía Bắc giáp với thị xã Bến Cát và huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương (ranh giới tự nhiên là sông Sài Gòn);
+ Phía Nam giáp với huyện Hóc Môn và huyện Đức Hòa, tỉnh Long An;
+ Phía Tây giáp với huyện Đức Hòa, tỉnh Long An và thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh;
+ Phía Đông giáp với thành phố Thủ Dầu Một và Thuận An, tỉnh Bình Dương (ranh giới tự nhiên là sông Sài Gòn).
Xét về địa hình, huyện Củ Chi nằm trên một vùng đất chuyển tiếp từ vùng đất cao của miền Đông Nam Bộ xuống vùng đất thấp của đồng bằng Sông Cửu Long. Cụ thể, độ cao giảm dần theo 2 hướng: Đông Bắc – Tây Nam và Tây Bắc – Đông Nam, dao động trong khoảng từ 8 – 10m so với mặt nước biển. Ngoài ra, khu vực này còn được biết đến với hệ thống sông ngòi, kênh rạch phong phú, tạo điều kiện giao thông đường thủy thuận lợi.
- Diện tích và dân số
Tính đến nay, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Củ Chi là 434,77 km2. Theo đó, huyện Củ Chi có diện tích lớn gấp 20 lần quận Tân Bình, gấp 56 lần diện tích Quận 1 và xếp thứ 2 về diện tích tại TP.HCM chỉ sau huyện Cần Giờ. Với quỹ đất rộng lớn, nơi đây hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội đầu tư và phát triển hạ tầng, thuận lợi cho việc xây dựng các khu đô thị mới, khu công nghiệp và các dự án phát triển kinh tế – xã hội.
Theo số liệu từ Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, tính đến năm 2022, tổng số dân của huyện Củ Chi là 487.047 người. Mật độ dân số đạt 1.122 người/km2. Tốc độ gia tăng dân số bình quân hàng năm của huyện là 3,02% và vẫn đang duy trì đà tăng trưởng. Điều này là bởi tốc độ đô thị hóa đang được đẩy mạnh tại khu vực huyện ngoại thành này.
- Giao thông
Huyện Củ Chi có mạng lưới giao thông khá dày đặc, gồm 2.107 tuyến đường và 213 tuyến hẻm, có chiều dài 1.434km. Các trục đường chính bao gồm: Quốc lộ 22, tỉnh lộ 8, tỉnh lộ 15, tỉnh lộ 7, tỉnh lộ 9… Tuy nhiên, một số trục đường chính như quốc lộ 22, tỉnh lộ 8, tỉnh lộ 15… đã quá tải, thiếu an toàn. Việc thông thương từ trung tâm TP.HCM đến Củ Chi chưa thuận lợi.
- Y tế
Cơ sở y tế cũng được chú trọng phát triển. Bệnh viện đa khoa Củ Chi, bệnh viện Xuyên Á, Bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi, Trung tâm y tế huyện Củ Chi và nhiều phòng khám đa khoa, chuyên khoa, các nhà thuốc, quầy thuốc đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân địa phương.
THAM KHẢO THÊM: