Cần Giờ là huyện ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh có vị trí giáp biển, cách trung tâm thành phố khoảng 50km về phía Đông Nam. Nhìn trên bản đồ huyện Cần Giờ, có thể thấy khu vực này nằm tách biệt với các địa phương lân cận. Để hiểu rõ hơn về huyện này, mời các bạn tham khảo bài viết: Bản đồ và danh sách đường phố huyện Cần Giờ (TPHCM).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ huyện Cần Giờ (TPHCM):
Địa danh Cần Giờ gắn liền với lịch sử hơn 300 năm của Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh. Đây được biết đến là một trong những mảnh đất được đặt chân đến sớm nhất trong công cuộc khai khẩn phương Nam. Nơi đây cũng từng chứng kiến biết bao sự kiện lịch sử của đất nước: Trận thủy chiến “Thất Kỳ Giang” giữa quân Tây Sơn và Chúa Nguyễn, là địa bàn hoạt động của Bình Tây Đại Nguyên Soái, là căn cứ kháng chiến của Việt Nam và quân Bình Xuyên trong thời kỳ kháng Pháp,…
Vào thế kỷ 18, Cần Giờ được biết đến là tên của một cửa biển. Năm 1872, thực dân Pháp thành lập tổng Cần Giờ từ phần đất cắt ra của hai tổng thuộc huyện Bình Dương. Đến đầu thế kỷ 19, Cần Giờ là một trong bốn tổng của quận Nhà Bè, tỉnh Gia Định cũ. Tháng 5 năm 1947, tổng Cần Giờ bị tách khỏi tỉnh Gia Định, thành lập quận Cần Giờ thuộc tỉnh Vũng Tàu (được biết đến là thành phố Vũng Tàu ngày nay).
Năm 1957, thị xã Vũng Tàu bị giải thể, một phần tổng Cần Giờ chuyển sang trực thuộc tỉnh Phước Tuy (tên gọi của tỉnh Bà Rịa lúc đó). Năm 1960, Cần Giờ chuyển sang thuộc tỉnh Biên Hòa và quay trở lại nhập vào tỉnh Gia Định năm 1965. Năm 1968, huyện Duyên Hải được thành lập trên cơ sở sáp nhập huyện Cần Giờ với hai xã Phú Hữu, Phước Khánh (huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) và xã Long Sơn (huyện Châu Thành, Long An).
Tháng 12 năm 1978, huyện Duyên Hải được sáp nhập vào TP. Hồ Chí Minh và đổi tên lại thành huyện Cần Giờ vào năm 1991 (theo Quyết định số 405-HĐBT). Theo đó, huyện Cần Giờ được chia thành 7 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 1 thị trấn và 6 xã cho đến hiện nay.
2. Danh sách đường phố huyện Cần Giờ (TPHCM):
Số thứ tự | Danh sách đường phố huyện Cần Giờ |
1 | Đường An Thới Đông |
2 | Đường Bà Xán |
3 | Đường Bến Đò Mới |
4 | Đường Bùi Lâm |
5 | Đường Đặng Văn Kiều |
6 | Đường Đào Cử |
7 | Đường Đê Ấp Trần Hưng Đạo |
8 | Đường Đê Ec |
9 | Đường Dương Vạn Hạnh |
10 | Đường Duyên Hải |
11 | Đường Hà Quang Vóc |
12 | Đường Lê Hùng Yên |
13 | Đường Lê Thương |
14 | Đường Lê Trọng Mân |
15 | Đường Lương Văn Nho |
16 | Đường Lý Nhơn |
17 | Đường Lê Công Bao |
18 | Đường Nguyễn Phan Vinh |
19 | Đường Nguyễn Thị Nê |
20 | Đường Nguyễn Văn Mạnh |
21 | Đường Phan Đức |
22 | Đường Phan Trọng Tuệ |
23 | Đường Quảng Xuyến |
24 | Đường Rừng Sác |
25 | Đường Tắc Xuất |
26 | Đường Tam Thôn Hiệp |
27 | Đường Thạnh Thới |
28 | Đường Trần Quang Đạo |
29 | Đường Trần Quang Quờn |
30 | Đường Giồng Ao |
Các tuyến đường giao thông quan trọng của huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh bao gồm:
- Đường Rừng Sác: Đây là tuyến giao thông chính chạy dọc huyện Cần Giờ, xuyên theo trục Tây Bắc – Đông Nam, có chiều dài 36,5km và rộng 30m.
- Cao tốc Bến Lức – Long Thành: Là tuyến đường giao thông đối ngoại, kết nối huyện Cần Giờ với trung tâm thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận.
- Các tuyến giao thông công cộng: Bao gồm các tuyến đường thủy như: Bến phà Cần Thạnh – Vũng Tàu; Bến phà Lý Nhơn, Bến phà Thạnh An, Bến phà Bình Khánh 1 – Phú Xuân – Nhà Bè; Bến phà Bình Khánh 2 – Hiệp Phước – Nhà Bè; Bến phà Bình Khánh 3 – Nhơn Trạch – Đồng Nai; Bến phà An Thới Đông – Cần Giuộc – Long An.
3. Giới thiệu khái quát về huyện Cần Giờ (TPHCM):
Vị trí địa lý
Cần Giờ là huyện ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh có vị trí giáp biển, cách trung tâm thành phố khoảng 50km về phía Đông Nam. Tọa độ địa lý chính xác của huyện Cần Giờ trên bản đồ là từ 106 độ 46’12” – 107 độ 00’50” kinh độ Đông đến 10 độ 22’14” – 10 độ 40’00” vĩ độ Bắc. Nhìn trên bản đồ huyện Cần Giờ, có thể thấy khu vực này nằm tách biệt với các địa phương lân cận, có địa giới hành chính cụ thể như sau:
- Phía Đông giáp với thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (ranh giới là sông Thị Vải).
- Phía Tây giáp với các huyện Cần Giuộc, Cần Đước (tỉnh Long An) và huyện Gò Công Đông (tỉnh Tiền Giang).
- Phía Nam giáp với Biển Đông.
- Phía Bắc giáp với huyện Nhà Bè (qua sông Soài Rạp) và huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai (qua sông Đồng Tranh và sông Lòng Tàu).
Huyện Cần Giờ có hơn 20km bờ biển trải dài theo hướng Tây Nam – Đông Bắc. Bên cạnh đó còn có khu rừng ngập mặn đan xen cùng hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, tạo nên hệ sinh thái đa dạng với nhiều loại động thực vật đặc hữu của miền duyên hải Việt Nam. Địa bàn huyện có nhiều cửa sông lớn của các con sông: Cái Mép, Soài Rạp, Thị Vải, Đồng Tranh, Lòng Tàu,…
Vị trí địa lý của huyện Cần Giờ bị ngăn cách với các địa phương lân cận bởi nhiều sông lớn, chưa có cầu bắc qua. Do vậy phương tiện di chuyển chính của người dân nơi đây chủ yếu là phà. Tuyến đường bộ quan trọng nhất của khu vực là đường Rừng Sác, chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.
Diện tích và dân số
Tính đến hiện tại, huyện Cần Giờ có diện tích 704,45 km2. Trong đó, đất lâm nghiệp là khoảng 32.109 hecta và đất sông rạch là 22.850 hecta. Vùng ngập mặn chiếm đến 56,7% tổng diện tích toàn huyện.
Tổng dân số của huyện Cần Giờ tính đến tháng 4 năm 2019 là 71.526 người, mật độ dân số đạt 102 người/km2. Trong đó, dân tộc Kinh chiếm 80% tổng dân số, phần trăm còn lại là các dân tộc Chăm và Khmer.
Giao thông
Cần Giờ là cửa ngõ đường thuỷ của thành phố Hồ Chí Minh. Tàu thuyền ngoài biển vào cửa Cần Giờ ngược dòng sông Nhà Bè vào cảng Sài Gòn, cách biển 80 km theo đường sông.
Hệ thống giao thông nông thôn phát triển nhanh, xây dựng mới đường bộ ở các xã (ngoại trừ xã đảo Thạnh An), đường Rừng Sác với kết cấu nền đường cấp phối sỏi đỏ hoàn thành năm 1986 hiện đang trong tiến trình nâng cấp, mở rộng, trải nhựa, cầu Dần Xây hoàn thành năm 2001, rút ngắn đáng kể thời gian lưu thông tạo nhiều thuận lợi cho việc đảm bảo an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế xã hội nói chung, trong đó có việc khai thác tiềm năng về du lịch sinh thái.
Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế của huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh được xác định là bảo tồn khu dự trữ sinh quyển thế giới kết hợp cùng khai thác du lịch. Đây được xem là đầu mối giao thông và hạ tầng kỹ thuật quan trọng của khu vực Đông Nam thành phố, thúc đẩy phát triển nông lâm ngư nghiệp, thương mại dịch vụ và công nghiệp xây dựng. Trong tương lai, huyện Cần Giờ mong muốn đẩy mạnh, thúc đẩy khai thác du lịch phát triển, phát huy hết được thế mạnh của địa phương, mang về nguồn ngân sách cho địa phương.
4. Bản đồ quy hoạch huyện Cần Giờ (TPHCM):
UBND thành phố Hồ Chí Minh đã xác định, đến năm 2030, huyện Cần Giờ cơ bản sẽ trở thành đô thị nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái chất lượng cao ngang tầm khu vực. Để đạt được mục tiêu trên, quy hoạch cần đảm bảo quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ. Tầm nhìn 2030 – 2040, Cần Giờ sẽ trở thành hình mẫu về sự kết hợp giữa bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái tự nhiên với chất lượng sống ngày một cải thiện của cộng đồng dân cư.
Thành ủy TP.HCM cũng vừa ban hành các giải pháp xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, du lịch sinh thái thân thiện. Cụ thể, xây dựng xã nông thôn mới tại xã Bình Khánh đồng thời triển khai có hiệu quả đề án phát triển kinh tế – xã hội đảo Thạnh An. Bên cạnh đó chú trọng thực hiện các chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu, chống xói lở, xâm thực bờ biển, xâm nhập mặn,… bằng các mô hình khoa học công nghệ tiên tiến.
THAM KHẢO THÊM: