Nhà Bè được biết đến là một huyện ngoại thành thuộc thành phố Hồ Chí Minh. Khu vực này tập trung phát triển mạnh mẽ trong các lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của TP.HCM. Mời các bạn tìm hiểu kĩ hơn qua bài viết Bản đồ và danh sách đường phố huyện Nhà Bè (TPHCM) dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Bản đồ huyện Nhà Bè (TPHCM):
2. Danh sách đường phố huyện Nhà Bè (TPHCM):
STT | Danh sách đường phố huyện Nhà Bè |
1 | Đường Bác Sáu Lung |
2 | Đường Bàu Le |
3 | Đường Cầu Đình |
4 | Đường Chánh Hưng |
5 | Đường Dương Cát Lợi |
6 | Đường Dương Thị Năm |
7 | Đường Đào Sư Tích |
8 | Đường Đào Tông Nguyên |
9 | Đường Đặng Nhữ Lâm |
10 | Đường Gò Me |
11 | Đường Huỳnh Tấn Phát |
12 | Đường Huỳnh Thị Đồng |
13 | Đường Lê Thị Kỉnh |
14 | Đường Lê Thị Tám |
15 | Đường Lê Văn Lương |
16 | Đường Liên ấp 2-3 |
17 | Đường Mương Lớn |
18 | Đường Ngô Quang Thắm |
19 | Đường Nguyễn Bình |
20 | Đường Nguyễn Hữu Thọ |
21 | Đường Nguyễn Thị Hương |
22 | Đường Nguyễn Văn Ràng |
23 | Đường Nguyễn Văn Tạo |
24 | Đường Phan Văn Bảy |
25 | Đường Phạm Hữu Lầu |
26 | Đường Phạm Thị Kỳ |
27 | Đường Phạm Thị Quy |
28 | Đường Rạch Dộp |
29 | Đường Sáu Khách |
30 | Đường Tám Phàm |
31 | Đường Trần Thị Liền |
32 | Đường Trần Thị Tao |
33 | Đường Xóm Đình |
34 | Đường Bà Cả |
35 | Đường Bờ Tây |
36 | Đường Đường 20D |
37 | Đường Vạn Phát Hưng |
38 | Đường Đường số 6 |
39 | Đường Hương Lộ 34B |
40 | Đường Nội Bộ Khu Cán Bộ Công Nhân Viên Huyện |
41 | Đường Nội Bộ Khu Tái Định Cư KCN Hiệp Phước |
42 | Đường Nội Bộ Khu Tái Định Cư Khu Vực Cầu Bà Sáu |
43 | Đường Nội Bộ Khu Tái Định Cư Phước Kiến Giai Đoạn I |
44 | Đường Nhơn Đức |
45 | Đường Nguyễn Văn Thọ |
3. Thông tin tổng quan về huyện Nhà Bè:
3.1. Lịch sử hình thành:
Vào khoảng nửa đầu thế kỷ 18, địa danh Nhà Bè xuất hiện khi công cuộc khẩn hoang được đẩy mạnh trên quy mô lớn. Lúc đó, nhiều cư dân đàng ngoài xuôi thuyền vào tới sông Soài Rạp đã kết bè trên sông để làm nơi nấu nướng, sinh hoạt. Về sau, khoảng sông này ngày càng tấp nập, trở thành nơi buôn bán, trao đổi hàng hoá và địa danh Nhà Bè cũng ra đời từ đó.
Năm 1836, các thôn xã thuộc khu vực Nhà Bè là đơn vị hành chính thuộc phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định cũ. Từ ngày 1 tháng 1 năm 1911, tỉnh Gia Định được chia thành 4 quận bao gồm: Hóc Môn, Thủ Đức, Gò Vấp và Nhà Bè. Sau nhiều lần thay đổi, điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Nhà Bè được thành lập theo Nghị quyết ngày 9 tháng 5 năm 1975 của Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Lao động Việt Nam thành phố Sài Gòn – Gia Định.
Đến năm tháng 7 năm 1976, thành phố Sài Gòn – Gia Định chính thức đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh. Huyện Nhà Bè từ đó cũng trở thành đơn vị hành chính trực thuộc thành phố. Tính đến nay, huyện Nhà Bè bao gồm 7 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, trong đó gồm 1 thị trấn và 6 xã, huyện lỵ dời về xã Phú Xuân.
3.2. Vị trí địa lý:
Huyện Nhà Bè nằm về phía Đông Nam của thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố khoảng 12km. Vị trí địa lý của huyện Nhà Bè trên bản đồ được thể hiện như sau:
- Phía Đông giáp với huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai (ranh giới là sông Nhà Bè) và huyện Cần Giờ (ranh giới là sông Soài Rạp).
- Phía Tây giáp với huyện Bình Chánh.
- Phía Nam giáp với huyện Cần Giờ, TP.HCM và huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An.
- Phía Bắc giáp với Quận 7.
Huyện Nhà Bè nằm trên đoạn đường thủy huyết mạch từ biển Đông vào đến nội thành TP.HCM đồng thời tiếp giáp với rừng Sác. Khu vực phía Tây của huyện là con kênh Cây Khô, nằm trên tuyến đường thủy từ đồng bằng sông Cửu Long kết nối đến TP. Hồ Chí Minh. Nhờ có hệ thống sông ngòi chằng chịt, huyện Nhà Bè có thể thuận lợi mở rộng mạng lưới giao thông đường thủy. Bên cạnh đó còn có thể xây dựng các cảng nước sâu để tiếp nhận các tàu có tải trọng lớn.
Tuy nhiên, vị trí gần cửa sông, giáp biển cũng khiến nguồn nước ngọt phục vụ sinh hoạt, sản xuất bị khan hiếm, đặc biệt là vào mùa khô. Ngoài ra, hiện tượng sạt lở đất cũng thường xuyên xảy ra trong thời gian qua, gây ảnh hưởng không chỉ đến tài sản mà còn là tính mạng của người dân.
3.3. Diện tích và dân số:
Nhìn trên bản đồ huyện Nhà Bè thành phố Hồ Chí Minh, có thể thấy khu vực này sở hữu quỹ đất khá rộng lớn. Tính đến hiện tại, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Nhà Bè là 100,43 km2. Trong đó, 41% diện tích là đất nông nghiệp và 59% còn lại là diện tích đất phi nông nghiệp.
Tổng dân số của huyện tính đến năm 2019 là 206.837 người, mật độ dân số đạt 2.060 người/km2. Tỷ lệ dân số thành thị là 22% (45.524 người), tỷ lệ dân số nông thôn là 78% (161.313 người).
Trong tổng dân số của huyện Nhà Bè, người Kinh chiếm đến 99%, các dân tộc khác chỉ chiếm khoảng 1% dân số. Theo thống kê năm 2020, thu nhập bình quân đầu người của địa phương này đạt mức 65,542 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo chỉ chiếm 0,25%.
4. Quy hoạch giao thông huyện Nhà Bè:
4.1. Quy hoạch giao thông đối ngoại:
Theo bản đồ quy hoạch huyện Nhà Bè, huyện đang tích cực phát triển các phương tiện giao thông để nâng cao khả năng kết nối và phục vụ dân cư, dựa vào sự đa dạng của địa lý và vị trí đặc biệt của nó:
-
Giao thông đường thủy: Huyện sở hữu các bến cảng có nước sâu, tạo điều kiện thuận lợi cho tàu thuyền lớn cập bến. Vị trí gần biển cũng giúp phát triển các dịch vụ thương mại dọc theo con đường thủy.
-
Giao thông đường sắt: Nhà Bè đang được xây dựng thành nơi kết nối tuyến đường sắt quan trọng phía Nam thành phố, hướng tới việc kết nối đến khu đô thị mới Cảng Hiệp Phước. Sự kết hợp giữa đường sắt, đường thủy và đường bộ tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa.
-
Giao thông đường bộ: Các tuyến đường quan trọng trong khu vực được nâng cấp, như tuyến đường Nguyễn Hữu Thọ và Huỳnh Tấn Phát. Hạ tầng giao thông đang được củng cố để đảm bảo luân phiên liên tục và kết nối với các quận khác trong thành phố.
-
Giao thông hàng không: Sự phát triển của sân bay quốc tế Long Thành ở phía Đông tiếp giáp với huyện Nhà Bè mang lại lợi thế trong việc phát triển giao thông hàng không. Kết hợp với mạng lưới đường bộ nâng cấp giúp việc di chuyển đến sân bay trở nên thuận lợi hơn.
- Vành đai đường bộ: Huyện Nhà Bè cũng có kết nối với Vành Đai 4 ở khu vực cuối tuyến, với sự chú trọng vào bảo vệ lộ giới và hành lang đường, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc kết nối với mạng lưới giao thông tổng thể.
4.2. Quy hoạch các tuyến đường cấp khu vực:
Huyện Nhà Bè đang chứng kiến sự hoàn thiện và phát triển mạnh mẽ của hệ thống giao thông công cộng. Huyện sở hữu đa dạng các phương tiện giao thông, bao gồm đường sắt, đường thủy, đường bộ và đường hàng không.
Trong tương lai gần, Cầu Phước Lộc dự kiến sẽ đi vào hoạt động theo quy hoạch Nhà Bè. Cầu này sẽ kết nối hai xã Phước Lộc và Phước Kiến trên tuyến đường Đào Sư Tích. Huyện Nhà Bè cũng đã đầu tư vào việc xây dựng Cầu Bình Khánh để kết nối với huyện Cần Giờ.
Công trình tuyến bờ kè Rạch Long, nối liền đến xã Phước Kiến, đang gấp rút hoàn thành để đưa vào sử dụng. Nó sẽ thay thế toàn bộ tuyến cầu sắt bằng một cầu bê tông chắc chắn trên tuyến đường Lê Văn Lương. Hơn nữa, tại nút giao thông quan trọng Nguyễn Văn Linh và Nguyễn Hữu Thọ, đã xây dựng một hầm chui để phục vụ việc di chuyển thuận tiện.
5. Kế hoạch sử dụng đất tại huyện Nhà Bè:
Ngày 19/08/2022 2806/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh ra Quyết định số 2806 về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất huyện Nhà Bè. Cụ thể:
Diện tích các loại đất phân bổ trong kế hoạch
-
Đất nông nghiệp: 4.184,32 ha
-
Đất phi nông nghiệp: 5.858,38 ha
-
Đất đô thị: 599,42 ha
-
Khu phát triển công nghiệp (khu công nghiệp, cụm công nghiệp): 883,56 ha
Kế hoạch thu hồi các loại đất
-
Đất nông nghiệp: 217,92 ha
-
Đất phi nông nghiệp: 32,33 ha
Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất
-
Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp: 446,51 ha
- Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở: 13,14 ha
THAM KHẢO THÊM: